Sau làn sóng sa thải nhân sự, loạt doanh nghiệp lớn bắt đầu trào lưu cắt giảm lương của CEO
BÀI LIÊN QUAN
Amazon lên kế hoạch cắt giảm hơn 18.000 nhân sự khi vừa sang năm mớiPhố Wall cắt giảm tiền thưởng lên tới 80%, nhân viên có thể không nhận được gì sau một năm cống hiếnGiữa làn sóng cắt giảm lao động, nhiều doanh nghiệp tăng thưởng Tết, hỗ trợ việc làm để níu chân nhân viênTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, Hội đồng quản trị của nhiều công ty cũng đang thực hiện việc cắt giảm lương của một số CEO hàng đầu. CNN cho biết, hành động này có thể trở thành trào lưu mới và là một xu hướng chỉ mới bắt đầu.
Cũng theo đó, việc cắt giảm lương của CEO cũng đang có ảnh hưởng đến một số ông chủ nổi tiếng nhất cũng như được trả lương cao nhất tại Mỹ bao gồm CEO Apple Tim Cook, CEO James Gorman của Morgan Stanley cùng với CEO David Solomon của Goldman Sachs.
Có thể thấy, những động thái này diễn ra sau thời gian một năm tồi tệ ở trên thị trường chứng khoán (ghi nhận năm 2022 là một năm tồi tệ nhất của S&P 500 kể từ năm 2008) và cũng đã xảy ra khi ngày càng có nhiều tập đoàn thực hiện việc sa thải nhân sự để có thể chuẩn bị đối phó với một cuộc suy thoái kinh tế tiềm tàng.
Đi ngược xu hướng cắt giảm, các công ty Nhật Bản lại “chạy đua” tăng lương cho nhân viên
Quốc gia châu Á này đang thể hiện làn sóng mới - tăng lương cho người lao động nhằm giữ chân nhân tài trước bối cảnh lạm phát tăng cao.Doanh thu ảm đạm, các chuỗi bán lẻ buộc phải cắt giảm thưởng Tết
Tình hình kinh tế vĩ mô năm 20222 có nhiều yếu tố bất lợi đã tác động trực tiếp tới doanh thu của các nhà bán lẻ. Theo đó, thưởng Tết của người lao động cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.Ví dụ như ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã tiến hành sa thải 3.200 nhân viên vào đầu tháng này ở trong bối cảnh hoạt động mua bán tại Phố Wall đi xuống. Sau đó thì ngân hàng cũng đã tiết lộ với CNN rằng mức lương trong năm 2022 của ông Solomon đang bị cắt giảm gần 30%. Và lợi nhuận của Goldman Sachs cũng đã giảm 49% trong năm ngoái bởi vì tốc độ giao dịch chậm lại cũng đã hạn chế phí tư vấn.
Nell Minow - Phó chủ tịch của ValueEdge Advisors (đây chính là đơn vị chuyên tư vấn cho các nhà đầu tư tổ chức về các vấn đề quản trị doanh nghiệp) cho biết: “Đây là một sự thể hiện tình đoàn kết. Các CEO cần chia sẻ nỗi đau với doanh nghiệp và nhân viên”.
Còn theo Giám đốc điều hành của công ty mẹ Google - ông Sundar Pichai cho hay, Alphabet cũng có thể sẽ trở thành cái tên tiếp theo bị cắt giảm lương tương tự như các CEO kể trên. Và sau khi mà Alphabet thông báo cắt giảm 12.000 việc làm trong tháng này thì ông Pichai cũng nói với nhân viên rằng các giám đốc điều hành hàng đầu sẽ bị cắt giảm lương rất đáng kể. Phía Google cũng đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Những CEO vẫn hưởng mức lương quá cao
Trên thực tế cho thấy, các CEO hàng đầu đang bị cắt giảm lương không phải là một thông tin gì quá khủng khiếp đối với họ. Họ vẫn đang kiếm cho mình được rất nhiều tiền thông qua hình thức trả lương bằng tiền mặt cũng như cổ phiếu, chỉ là khôn còn nhiều như trước đây. Ví dụ như là Apple cho biết họ đang tiến hành cắt giảm 40% gói lương của CEO Tim Cook. Mặc dù vậy thì kể cả khi bị cắt giảm lương thì CEO của Apple cũng nhận khoản lương khổng lồ lên đến 49 triệu USD.
Ông Minow khẳng định rằng: “Các CEO vẫn được trả lương rất cao”.
Và trong số 500 công ty đại chúng lớn nhất tính theo doanh thu thì mỗi CEO trung bình sẽ kiếm được 14,2 triệu USD trong năm tài chính 2021, so với năm trước tăng 18.9% - theo nghiên cứu mới nhất từ Equilar.
Phía Equilar cũng cho biết các ông chủ của những tập đoàn công nghệ chính là những người đã được tăng lương nhiều nhất với mức lương trung bình của các CEO ghi nhận tăng 42,1% vào năm 2021 lên mức 19,1 triệu USD.
Hiệu ứng của việc cắt giảm tiền lương
Vào đầu tháng này, ngân hàng Morgan Stanley cũng thông báo ông Gorman đã kiếm được 31,5 triệu USD trong tổng số lương thưởng của năm 2022, so với năm trước giảm 10%. Và ngân hàng Phố Wall cũng cho biết ủy ban về lương thưởng của họ cũng đã xem xét trên thực tế rằng trong môi trường kinh tế cũng như thị trường đầy thách thức thì hoạt động của công ty trong năm 2022 không mạnh bằng năm trước khi mà đạt được kết quả kỷ lục.
Cũng theo ông Minow, bản thân cảm thấy hài lòng khi một số hội đồng quản trị đang gây khó khăn cho các CEO. Ông Minow nói rằng, đó cũng chính là cách thức hoạt động của tiền lương. Vấn đề với việc trả lương theo cách truyền thống đó là nó hoàn toàn sẽ có lợi cho các CEO cũng như không có nhược điểm. Những CEO thường nhận được tất cả các khoản lương thưởng rồi sau đó là đổ lỗi cho El Nino hay một thế lực bên ngoài nào đó về nhược điểm. Bây giờ thì họ buộc phải nhận trách nhiệm nhiều hơn”.
Dĩ nhiên là một số trách nhiệm đó đến là bởi vì các quy tắc đã có sự thay đổi. Sau luật Dodd-Frank năm 2010 thì các cơ quan quản lý cũng đã yêu cầu những công ty đại chúng phải đưa ra tiếng nói của các cổ đông về các vấn đề lương thưởng.
Và cái gọi là phiếu bầu “Say on Pay” cũng chỉ mang tính chất tư vấn - tức là các công ty vẫn có thể sẽ tiếp tục hoạt động ngay cả khi 100% cổ đông bỏ phiếu không. Mặc dù vậy thì việc các cổ đông từ chối gói thanh toán lương thưởng dành cho các CEO cũng sẽ trở thành một sự xấu hổ mà những công ty cố gắng tránh.
Trong năm ngoái thì JPMorgan Chase cũng đã chịu một đòn nặng nề khi mà các cổ đông của họ đã bỏ phiếu từ chối khoản tiền thưởng khổng lồ với trị giá 52,6 triệu USD đã được lên kế hoạch để tiến hành chi trả cho CEO Jamie Dimon.
Cũng trong tháng này thì JPMorgan cũng đã thông báo lương của CEO Dimon sẽ không thay đổi là sẽ ở mức 34,5 triệu USD dù cho tiền lương của những người lao động trung bình đang tăng lên. Phía ngân hàng cũng cho biết đã quyết định không trao thưởng trong năm cho ông Dimon. Điều đó cũng có nghĩa là tổng mức lương thưởng của ông Dimon sẽ không tăng ngay cả khi tiền lương của nhiều nhân viên khác đang tăng lên.