Doanh thu ảm đạm, các chuỗi bán lẻ buộc phải cắt giảm thưởng Tết
BÀI LIÊN QUAN
Đã có doanh nghiệp thưởng tết hơn 1 tỷ đồngMất 1,3 nghìn tỷ USD nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể vực dậy ngành bất động sản: Giá nhà ở Bắc Kinh và Thượng Hải tăng gấp 10-12 lần, người mua "không thấy tia hy vọng"Tình hình thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng, chứng khoán như thế nào?Theo Zingnews, năm 2022 là một năm mà cả thị trường và các chuỗi bán lẻ hàng công nghệ, điện máy rơi vào suy thoái. Các chuỗi bán lẻ buộc phải cắt giảm thưởng Tết Nguyên đán của người lao động vì không đạt được chỉ tiêu về doanh thu.
Cắt giảm thưởng Tết
Đại diện Thế giới Di động chia sẻ rằng tình hình kinh tế sụt giảm chung khiến thưởng Tết năm nay của chuỗi kém hơn dù không tiết lộ được con số chính xác.
Vị này đánh giá thưởng tết của chuỗi hiện nay ở mức khá nếu so với mặt bằng thưởng chung. Ngoài ra, tình hình kinh tế năm nay ảm đạm, nhiều người thất nghiệp không có thưởng và hàng loạt công ty cũng cắt giảm nhân sự.
Theo ông Nguyễn Thế Kha, Giám đốc khối Viễn thông Di động hệ thống FPT Shop, khoản thưởng cuối năm của chuỗi phụ thuộc vào tình hình kinh doanh. Để phù hợp với kinh tế hiện tại, công ty cũng đã có điều chỉnh về công thức thưởng cho năm nay.
Chuỗi bán lẻ túi xách, phụ kiện HAPAS nhận vốn từ quỹ Singapore
Theo ghi nhận, tính đến thời điểm hiện tại thì Beacon Fund đã tiến hành đầu tư thành công vào các doanh nghiệp tiêu biểu, trong đó có MindX Technology School, Hoa Nắng Organic, Vua Cua và trong thời gian gần đây nhất là HAPAS.Năm 2023: Thách thức kéo đang chờ đón chuỗi cung ứng công nghệ Trung Quốc
Một số chuyên gia lo ngại, việc Trung Quốc nới lỏng những chính sách phòng dịch Covid-19 một cách đột ngột sẽ tác động dây chuyền lên nền kinh tế nước này. Trong khi đó, nhu cầu sụt giảm sẽ khiến triển vọng về chuỗi cung ứng công nghệ năm 2023 thêm phần ảm đạm.Dell gây bất ngờ khi dự định ngừng sử dụng chip của Trung Quốc, muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng từ nước khác như Việt Nam
Dell - nhà sản xuất máy tính của Mỹ đặt ra mục tiêu dừng sử dụng chip được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024, đồng thời đề nghị các nhà cung cấp cũng giảm lượng linh kiện “made in China” đáng kể trong các sản phẩm của mình như một phần của nỗ lực giúp chuỗi cung ứng đa dạng hóa trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.Ông Kha chia sẻ chuỗi đã tặng kèm các mã giảm giá nhằm mua sắm thiết bị gia dụng giúp người lao động có một các tết no ấm hơn.
CellphoneS cũng ghi nhận xu hướng tương tự. Theo đại diện của chuỗi này, thưởng Tết với người lao động ngành bán lẻ là một phần thu nhập đặc biệt quan trọng.
Khoản thưởng này tại CellphoneS sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình như lợi nhuận công ty sau một năm tài chính. Quỹ thưởng sẽ được cắt ra và chia cho các nhân sự theo chỉ số cá nhân như vị trí, thâm niên, hệ số đánh giá…
Ngoài ra, thị trường bán lẻ thiết bị công nghệ đã trải qua quý cuối năm tăng trưởng liên tục âm và sức mua sụt giảm cũng tác động tồi tệ tới tình hình kinh doanh.
Đại diện của chuỗi CellphoneS nhận định rằng chuỗi vẫn đang duy trì mức thưởng tốt hơn năm ngoái cho khoảng 30% nhân sự dù kết quả kinh doanh 2022 không được tốt như năm trước đó và dự kiến sẽ có 10% nhận sự bị giảm thưởng. Năm 2023 được cho là một năm đầy khó khăn hơn.
Mặt hàng chủ lực không đạt chỉ tiêu doanh thu
Các dòng smartphone đã có một năm 2022 đầy khó khăn. Theo báo cáo từ GfK, các mẫu smartphone Android ghi nhận sự sụt giảm nghiêm trọng về cả doanh số và doanh thu từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2022.
Vào tháng 5/2022, smartphone Android chiếm 92,2% lượng máy bán ra tại Việt Nam, và con số này chỉ còn 79,5% vào tháng 10/2022. Ngoài ra, doanh thu của các mẫu smartphone Android ở khoảng thời gian trên cũng giảm từ 74,8% còn 45,5%.
Đó cũng là thời điểm mà iPhone 14 series được mở bán, còn mẫu iPhone thế hệ cũ hơn cũng hạ giá mạnh. Mặc dù dòng máy này đem lại doanh thu nhiều nhất cho các chuỗi bán lẻ, tuy nhiên lại thiếu hàng nghiêm trọng.
Đại diện FPT Shop nhận định rằng mục tiêu của Apple là tiếp cận được nhiều người dùng và đưa họ trải nghiệm hệ sinh thái. Do đó, hãng sẽ giảm giá các iPhone đời trước khi ra mắt iPhone mới, tạo nên phân khúc giá để dễ tiếp cận với khách hàng. Trong vài năm trở lại đây thì chính sách này đang thành công. Sản phẩm giá thấp chỉ bán 20-30% số lượng, tuy nhiên vẫn góp phần lớn vào tăng trưởng của Táo Khuyết.
Lượng hàng của iPhone 14 Series trong năm chỉ đáp ứng được khoảng 30% so với kỳ vọng, bởi vậy khiến các chuỗi còn tồn lượng lớn phụ kiện mà không thể thu hồi được vốn.
Ngoài ra, các chuỗi bán lẻ cho biết doanh nghiệp phải hạ giá hoặc nhập kèm “lạc” hay thậm chí bán lỗ để có thể được nhận iPhone 14 từ Apple và nhà phân phối. Điều này đã khiến biên lợi nhuận từ iPhone 14 Series không được như mong đợi.