Đi ngược xu hướng cắt giảm, các công ty Nhật Bản lại “chạy đua” tăng lương cho nhân viên
Theo Nhịp sống thị trường, ông chủ của Uniqlo mới đây cho biết họ đang tiến hành tăng lương cho các nhân viên làm tại Nhật Bản lên tới 40%. Cụ thể, công ty Fast Retailing - chủ sở hữu của Uniqlo Nhật Bản sẽ tăng lương hàng năm cho nhân viên toàn thời gian của mình lên 40%, để giữ chân và động viên người lao động tại quốc gia này khi họ đang phải đối mặt với lạm phát cao nhất lịch sử.
Theo kế hoạch tăng lương cho các công nhân tại trụ sở chính và tại các cửa hàng chi nhánh lớn nhỏ trong nước. Công ty cho biết, động thái này sẽ ảnh hướng tới việc tuyển dụng mới, quản lý cửa hàng cùng nguồn nhân sự dồi dào.
Các nhà bán lẻ cùng nhà cung cấp quần áo thời trang nhanh hàng đầu châu Á cùng các doanh nghiệp trong nước khác như Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Nippon, Công ty Suntory cũng bắt đầu tăng lương cho nhân viên của mình khi giá tiêu dùng tại Tokyo đã vượt dự báo, lần đầu chạm mức 4% kể từ năm 1982. Trong khi, mức lương trung bình tại Nhật Bản đang thấp nhất trong các quốc gia G-7, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã trì trệ trong nhiều năm nay.
Amazon lên kế hoạch cắt giảm hơn 18.000 nhân sự khi vừa sang năm mới
Vào tháng 11/2022, ông Andy Jassy - Giám đốc điều hành Amazon cho biết, Tập đoàn này sẽ tiến hành sa thải một số vị trí nhân sự, kể cả tại những cửa hàng vật lý cũng như các bộ phận thiết bị cũng như sách của mình. Trước đó, CNBC từng đưa tin về việc Amazon đang tìm cách sa thải khoảng 10.000 nhân viên của mình, thế nhưng hiện tại con số đã tăng lên gần gấp đôi.Kỳ lân công nghệ của Đông Nam Á tiến hành cắt giảm hàng loạt nhân sự, tập trung tìm hướng phát triển bền vững
Thay vì nhắm đến việc mở rộng quy mô nhanh chóng, các công ty như Carousell (công ty mẹ Chợ Tốt) hay GoTo (công ty mẹ Gojek) lại đang hướng tới mục tiêu có lãi. Điều này được thể hiện thông qua động thái đã và đang sa thải hàng loạt nhân sự của họ.Phố Wall cắt giảm tiền thưởng lên tới 80%, nhân viên có thể không nhận được gì sau một năm cống hiến
Trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng đầu tư chật vật với tình trạng doanh thu sụt giảm, dự kiến tiền thưởng cuối năm 2022 tại Phố Wall sẽ giảm đáng kể.“Trong tương lai, mức lương mới của mỗi nhân viên sẽ được quyết định dựa trên tiêu chí cấp bậc phù hợp toàn cầu theo hiệu suất và kết quả công việc cùng khả năng đóng góp cho công ty” - Fast Retailing cho biết.
Uniplo sẽ tăng lương cho người lao động nhằm giữ chân nhân tài trước bối cảnh lạm phát tăng cao. Mức lương khởi điểm hàng tháng cho một sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ 255.000 Yên tăng lên 300.000 Yên (tức khoảng 2.270 USD). Trong khi đó, mức lương cho quản lý cửa hàng mới từ 290.000 Yên lên 390.000 Yên. Còn với các nhân viên khác, Uniqlo có kế hoạch tăng lương lên tới 40%/năm.
Theo Fast Retailing, dựa theo kết quả sửa đổi, gồm cả việc tăng lương theo giờ cho người lao động bán thời gian vào năm ngoái, thì tổng chi phí nhân sự tại Nhật Bản có đà tăng khoảng 15% trong năm nay. Đây là một tác động mạnh mà Uniqlo có thể hấp thụ bằng cách nâng cao năng suất.
Động thái của nhà bán lẻ này xuất hiện ngay sau một loạt những động thái tương tự của nhiều công ty Nhật Bản. Chẳng hạn, bảo hiểm nhân thọ Nippon lên kế hoạch tăng lương khoảng 7% cho các đại diện bán hàng, đẩy chi phí nhân sự lên 100 triệu Yên. Hay như Suntory tăng lương khoảng 6% cho nhân viên. Ngoài ra, Brewers Asahi Group, Sapporo Holdings, Kirin Holdings cũng xem xét tăng lương cơ bản cho người lao động.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, mức lương trung bình hàng năm tại Nhật Bản là 39.700 USD trong năm 2021. Trong khi mức lương trung bình của các nước OECD là 51.600 USD, còn tại Mỹ cao nhất là 74.700 USD.