Chỉ gần 70% doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội mở cửa sản xuất sau Tết
BÀI LIÊN QUAN
Sau kỳ nghỉ Tết, giá thép được điều chỉnh lên mức cao nhất 710.000 đồng/tấn Sản xuất công nghiệp tháng 1 giảm mạnh do Tết và thiếu đơn hàng Sau Tết, nhà đầu tư BĐS nên cắt lỗ hay cố "gồng" chờ thị trường khởi sắcTheo Tiền Phong, ngày 30/1, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đã đưa ra báo cáo về tình hình công nhân lao động Thủ đô sau dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Báo cáo cho biết LĐLĐ thành phố đã lập ra 6 đoàn kiểm tra ngay sau kỳ nghỉ Tết, tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện kỷ cương hành chính cũng như nắm tình hình công nhân lao động sau Tết ở một số công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở trên địa bàn thành phố. Theo kết quả báo cáo, đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp thành phố đã thực hiện kỷ cương hành chính nghiêm ngặt, không để xảy ra hiện tượng cán bộ công đoàn dùng xe công và thời gian làm việc để đi lễ hội và du xuân.
Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm
Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo liên quan đến chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số nhưng cần tránh đầu tư dàn trải và lãng phí. Đồng thời phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâmDoanh nghiệp nuôi kỳ vọng với dự án bất động sản cao cấp siêu đắt đỏ
Với tốc độ gia tăng nhanh chóng của đội ngũ triệu phú USD, tệp khách hàng của phân khúc bất động sản hạng sang, hàng hiệu tại Việt Nam được dự báo sẽ mở rộng gấp nhiều lần trong tương lai. Đây chính là lý do có khá nhiều doanh nghiệp địa ốc có tiềm lực lớn đặt nhiều kỳ vọng, tham vọng vào phân khúc nhà ở giá siêu đắt.Tăng cường cơ chế và chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một vị trí và vai trò lớn trong việc phát triển xây dựng nền kinh tế đất nước, nhưng lại đang gặp khó khăn khi thị trường liên tiếp rơi vào những biến động khó lường, do vậy rất cần phải tăng cường thêm những cơ chế và chính sách thiết thực hơn nữa cho bộ phận này.Theo tổng hợp, đến 10h ngày 27/1 (mùng 6 Tết), có tới 83,24% doanh nghiệp đã mở xưởng để sản xuất, và có 94,67% công nhân lao động của những doanh nghiệp này đã làm việc trở lại sau Tết. Tính đến 11h ngày 30/1, tức mùng 9 Tết, có 99,2% doanh nghiệp mở xưởng sản xuất với 97,8% số công nhân lao động làm việc trở lại. Đối với ngành dệt may, có 67,74% doanh nghiệp mở cửa sản xuất với 69,06% người lao động làm việc trở lại vì các doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng sản xuất.
Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động thành phố, công nhân lao động ngay từ ngày làm việc đầu tiên đã tích cực hưởng ứng việc đăng ký các công trình, sản phẩm chất lượng cao để mừng Đảng, mừng xuân mới, tạo được khí thế ngay từ ngày đầu, và tháng đầu năm. Trong và sau Tết ở thời gian trước, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố duy trì sự ổn định, không xảy ra tình trạng đình công và ngừng việc tập thể.
Báo cáo của LĐLĐ thành phố cho thấy thành phố đã hỗ trợ cho 1.481 đoàn viên và người lao động gặp khó khăn trong dịp Tết do thiếu việc, mất việc hay bị công ty nợ lương với số tiền hỗ trợ hơn 1 tỷ đồng. Liên đoàn Lao động thành phố đang thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 06 về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn và người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động vì doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng với mức tiền từ 700.000 - 3 triệu đồng.
Các cấp công đoàn thành phố đã chi trên 144 tỷ đồng thông qua các hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023 để chăm lo và hỗ trợ cho đoàn viên cũng như người lao động. Liên đoàn Lao động thành phố và công đoàn cấp trên cơ sở cũng đã bỏ ra hơn 74 tỷ đồng để hỗ trợ cho 87.201 đoàn viên, người lao động gặp khó khăn trong dịp Tết âm lịch vừa qua với mức hỗ trợ mỗi người từ 500.000 đến 1 triệu đồng.