meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tăng cường cơ chế và chính sách cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ ba, 31/01/2023-07:01
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một vị trí và vai trò lớn trong việc phát triển xây dựng nền kinh tế đất nước, nhưng lại đang gặp khó khăn khi thị trường liên tiếp rơi vào những biến động khó lường, do vậy rất cần phải tăng cường thêm những cơ chế và chính sách thiết thực hơn nữa cho bộ phận này.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu sức ép lớn

Hầu hết các doanh nghiệp trong vài năm trở lại đây đang phải chịu những “nỗi đau” lớn đến từ những tác động từ diễn biến dịch bệnh, nền kinh tế thị trường, bối cảnh thế giới như chiến tranh, thiên tai. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng chịu nhiều tổn thương hơn nữa khi những chính sách, cơ chế giúp đỡ chưa tiếp cận đến được.

Trong đó, trải qua 2 năm ứng phó với đại dịch Covid – 19 đã đẩy nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hoặc giải thể do những khó khăn đến chủ yếu từ tài chính, đặc biệt là thiếu dòng tiền để vận hành và duy trì các hoạt động của doanh nghiệp được xuyên suốt mà không gián đoạn.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cho biết, hiện nay có đến 60% doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc có lãi rất ít, thậm chí bị lỗ. Trong đó, số lượng doanh nghiệp tạm thời đóng cửa kinh doanh cũng tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, cao gấp 1,5 – 2 lần so với giai đoạn trước dịch năm ngoái.


TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia.

Ông Lực cho biết thêm, trong năm tới, bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục suy thoái khiến cho các lĩnh vực như du lịch, xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng,… đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Đặc biệt là trong khi đất nước chúng ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập đang rất lớn.

Năm 2022 được xem là thách thức lớn của các doanh nghiệp trong nước, nhiều doanh nghiệp đang đứng trước những bất lợi, khó khăn dồn dập. Một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đang phải đối mặt là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn . Điều này không chỉ xảy ra riêng với các doanh nghiệp tại Việt Nam mà còn với các doanh nghiệp các nước trong khu vực.

Theo ông Lực, một trong những nguyên do khiến các doanh nghiệp khó khăn về vốn là: Quy trình các thủ tục rất phức tạp; Thiếu tài sản bảo đảm vì các doanh nghiệp thường không có gì cả mà chỉ có phương án kinh doanh; Lãi suất và phí tương đối cao; Tiếp cận đất đai và nguồn lực lao động khó khăn, thậm chí khó khăn hơn cả các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp FDI.

Thông thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có tiếp cận vốn duy nhất là vay vốn qua các ngân hàng thương mại vì khả năng phát hành trái phiếu, niêm yết trên sàn chứng khoán hay huy động vốn qua các sàn tương đối hạn chế.

“Năm vừa qua, theo tổng hợp số liệu có 400 – 500 nghìn tỷ đồng vốn được cung ứng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, vốn tín dụng chiếm khoản 48% tổng lượng vốn cung ứng cho khối doanh nghiệp này, 36% vốn tự có, 11% vốn từ trái phiếu doanh nghiệp, chỉ có 4% là thị trường cổ phiếu. Như vậy, cấu trúc vốn hiện nay đang bị mất cân đối, nhất là huy động vốn từ thị trường vốn bao gồm trái phiếu, cổ phiếu tổng chỉ 15%, rất nhỏ so với nhu cầu vốn doanh nghiệp, trong khi vốn ngân hàng chiếm phân nửa nhưng lại thiếu tài sản đảm bảo. Điều này đã tiếp tục tạo ra rào cản lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay”, ông Lực nói.


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước những bất lợi, khó khăn dồn dập. Đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. (Ảnh minh họa)
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đứng trước những bất lợi, khó khăn dồn dập. Đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng không ưu tiên cho hoạt động đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, cải thiện năng lực cạnh tranh dẫn đến những khó khăn trong việc thích ứng môi trường mới, bối cảnh thị trường nhiều biến động.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn lớn về số lượng và chất lượng. Hầu hết, các doanh nghiệp đều đang bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch, khôi phục chuỗi hoạt động kinh doanh, sản xuất do đó việc tuyển dụng lao động khó khăn dẫn đến thiếu hụt số lượng và kỹ năng của người lao động.

Cần tăng cường các chính sách, công cụ hỗ trợ thiết thực

Đứng trước bối cảnh nền kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn và thách thức, Chính phủ và Nhà nước đã liên tục và kịp thời đề xuất các cơ chế, chính sách để khắc phục những bất cập của doanh nghiệp và từng bước tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, các cơ chế, chính sách hiện nay vẫn còn nhiều mâu thuẫn, hạn chế và chỉ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn, tập đoàn "khỏe mạnh", tài chính tốt mà quên đi mất một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vẫn có mức đóng góp lớn cho nền kinh tế.

Theo ông Lực, cần phải gia tăng nhiều cơ chế, chính sách thiết thực hơn nữa để hỗ trợ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ này. Bởi thực tế là các ngân hàng hiện nay rất khó có thể hạ chuẩn cho vay, dẫn đến doanh nghiệp và ngân hàng đều đang rơi vào tình hình rủi ro trong tương lai. Do đó, rất cần sự bảo trợ.


Cần gia tăng nhiều cơ chế, chính sách thiết thực hơn nữa để hỗ trợ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. (Ảnh minh họa)
Cần gia tăng nhiều cơ chế, chính sách thiết thực hơn nữa để hỗ trợ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. (Ảnh minh họa)

Mặc dù đã có bộ Luật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng việc hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này vẫn chưa được thực hiện tốt:

Thứ nhất, về thuế. Trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có nêu rằng, các doanh nghiệp cỡ vừa được phép áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 17%, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15% nhưng chúng ta vẫn đang tất cả cào bằng là 20%. Do đó cần phải đề xuất thực thi điều khoản này trong luật này vào thực tiễn khi luật đã cho phép. Điều này sẽ giúp ích hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách thiết thực.

Thứ hai, việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo làm chưa tốt. Hệ sinh thái cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là gắn với đổi mới sáng tạo vẫn còn rất ít và hạn chế. Một số trung tâm khởi nghiệp quốc gia đã được thành lập nhưng vẫn còn mới, chưa vận hành chỉnh chu. Chính vì vậy, đây cũng là điều cần khắc phục và phải tăng cường, nâng cao hơn nữa để giúp đỡ khối doanh nghiệp này.

Thứ ba, việc hỗ trợ tiếp cận vốn chưa thực hiện tốt. Trong luật có yêu cầu phải phát triển quỹ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hiện nay quỹ lại thiếu cả về vốn và công cụ, thiếu việc phối hợp các ngân hàng thương mại.  Theo luật và hướng dẫn của Nghị định Chính phủ yêu cầu các địa phương phải thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy nhiên chỉ có 28 địa phương quan tâm thành lập, tuy nhiên việc vận hành chưa được suôn sẻ. Ví dụ tại TP. Hồ Chí Minh, mặc dù vốn nhiều nhưng không hỗ trợ được bao nhiêu cả do thiếu nguồn nhận lực, cơ chế, cách thức phối hợp giữa quỹ bảo lãnh và các tổ chức tín dụng chưa được tốt.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

Bình Định xây dựng khu giải trí đêm 300 tỉ đồng bên bờ biển Quy Nhơn

TP.HCM: Sáu tháng đầu năm, bất động sản là ngành tăng trưởng thấp nhất

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

10 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

10 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

10 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

10 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

10 giờ trước