meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự phục hồi của bất động sản và nỗi niềm kỳ vọng của các ngành phụ trợ

Thứ hai, 30/01/2023-12:01
Chính phủ đã thành lập Tổ công tác để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản, một số chính sách thắt chặt cũng được xem xét nới lỏng hơn. Đây là những điều thuận lợi để kỳ vọng sự phục hồi của ngành địa ốc trong năm 2023. Nhiều ngành khác như xây dựng, kinh doanh sản xuất thép, xi măng, vật liệu… cũng đang thấp thỏm chờ đợi sự hồi phục của bất động sản vì chỉ khi ngành này ổn định thì các nhóm ngành phụ trợ mới có thể “sống khỏe”.

Tác động kinh tế của ngành bất động sản

Theo thesaigontimes.vn, với lịch sử kéo dài hơn 30 năm, lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam đã trải qua thăng trầm, biến đổi và trở thành yếu tố quan trọng, có sự liên quan chặt chẽ, mật thiết đến sự phát triển của nền kinh tế, có tác động mạnh mẽ đến hàng chục các nhóm ngành nghề khác nhau.

Thời điểm đầu năm 2021, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã công bố kết quả chính thức của nghiên cứu khoa học về “Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam – vai trò và khuyến nghị chính sách”, cho biết lĩnh vực bất động sản đã đóng góp đến 7,62% GDP quốc gia. Đây là ngành có vai trò đầu kéo, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của rất nhiều ngành khác nhau như thiết kế xây dựng, du lịch nghỉ dưỡng, lưu trú – ăn uống, công nghiệp sản xuất chế biến chế tạo, thương mại, tài chính – ngân hàng…

Báo cáo này được nghiên cứu, thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, ngành tài chính – ngân hàng, quy hoạch và pháp lý. Các chuyên gia nhận định rằng, khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của lĩnh vực bất động sản được tăng thêm 1 tỷ đồng thì giá trị sản xuất của những ngành liên quan, phụ trợ còn lại sẽ tăng lên 0,772 tỉ đồng.

Theo nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch VNREA, trong thời gian 10 năm qua, bình quân cứ mỗi năm Việt Nam lại xây mới trung bình 60 triệu m2 nhà ở, cung cấp nơi ở cho người dân, đặc biệt cho khu vực đô thị. Theo tính toán, mỗi năm thị trường bất động sản ở Việt Nam đã góp 0,4 điểm phần trăm cho sự tăng trưởng kinh tế, tương đương với tỷ lệ 10% tổng thu nhập quốc dân và 3% cho sự tăng trưởng GDP cả nước. Lĩnh vực bất động sản có sự đóng góp vô cùng lớn vào ngân sách nhà nước, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động và góp phần hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho nhiều người dân.


Bất động sản là yếu tố quan trọng, có sự liên quan chặt chẽ, mật thiết đến sự phát triển của cả nền kinh tế.
Bất động sản là yếu tố quan trọng, có sự liên quan chặt chẽ, mật thiết đến sự phát triển của cả nền kinh tế.

Trước những diễn biến xấu, thiếu ổn định của thị trường bất động sản trong một năm vừa qua, Chính phủ và các đơn vị bộ ngành, tổ chức doanh nghiệp, ngân hàng đang nỗ lực chung tay để vực dậy thị trường. Trong đó, vào ngày 14-12-2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ký công điện về việc tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho thị trường bất động sản và hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển nhà ở.

Thủ tướng đã yêu cầu các đơn vị bộ, ngành, địa phương phải có giải pháp hiệu quả và đẩy nhanh xử lý những vướng mắc đang tồn tại; doanh nghiệp phải thực hiện việc tái cơ cấu lại dòng tiền, nghiên cứu kỹ về các sản phẩm sẽ đưa ra thị trường… Tổ công tác của Thủ tướng thành lập hồi giữa tháng 11 đã tiến hành làm việc, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các địa phương và các đơn vị doanh nghiệp, tìm cách hướng dẫn về việc triển khai thực thi, thể chế, phân loại những khó khăn vướng mắc của ngành bất động sản để tìm hướng giải quyết.

Cùng với đó, hàng loạt những giải pháp khác như nới room tín dụng từ 1,5 – 2%, thúc đẩy tháo gỡ những điểm tắc nghẽn về pháp lý dự án, đẩy mạnh việc thực hiện sửa đổi Nghị định 65 để hỗ trợ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp… cũng được nhanh chóng triển khai. Những giải pháp này được đưa ra không đơn giản chỉ là để giải cứu cho ngành bất động sản đang gặp nhiều khó khăn mà còn là giúp khơi thông thanh khoản cho một ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự tăng trưởng, phát triển của cả nền kinh tế trong giai đoạn này.


Nới room tín dụng là một trong những phương án tháo gỡ khó khăn cho bất động sản.
Nới room tín dụng là một trong những phương án tháo gỡ khó khăn cho bất động sản.

Trong một buổi tọa đàm cuối năm 2022, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nhận định tỷ lệ tác động lan tỏa của lĩnh vực bất động sản rơi vào khoảng 1,3 – 1,4, nghĩa là 1% tăng trưởng bất động sản sẽ tạo ra trung bình 1,3 – 1,4% tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Chính vì vậy khi bất động sản gặp khó khăn, một nguồn vốn xã hội rất lớn cũng theo đó sẽ bị chôn vùi, gây ra sự tác động ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. “Bất động sản đình trệ thì đừng bao giờ nói đến việc tăng trưởng”, ông cảnh báo.

Nhiều ngành “nín thở” chờ đợi tín hiệu tích cực từ bất động sản

Tại chương trình diễn đàn “Dự báo thị trường bất động sản 2023” vừa qua, nhiều chuyên gia bất động sản đã đưa ra nhận định, từ thời điểm quý 2 năm nay, thị trường bất động sản trong nước sẽ dần chứng kiến hồi phục, khởi sắc và phát triển ổn định, lành mạnh, minh bạch hơn khi những vấn đề vướng mắc về yếu tố pháp lý sẽ được tìm cách tháo gỡ, tăng trưởng kinh tế sẽ khả quan hơn, tín dụng được nới lỏng, khơi thông.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định rằng, một trong số những tín hiệu tích cực nhất ở thời điểm hiện nay là sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của Tổ công tác Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ những vấn đề khó khăn còn tồn đọng cho bất động sản, tạo nên tâm lý thoải mái, vững tin và yên tâm cho giới kinh doanh.

Ông Đính nhận định: “Chúng tôi đánh giá động thái của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan bộ ngành là điều đóng vai trò hết sức quan trọng, chắc chắn có thể sẽ giúp cho thị trường có sự khởi sắc trở lại. Thị trường tuy sẽ không bùng nổ mạnh mẽ như trước nhưng nhiều khả năng sẽ có tính ổn định cho sự phát triển chung”.


Ngành thép chịu tác động lớn từ thị trường bất động sản.
Ngành thép chịu tác động lớn từ thị trường bất động sản.

Trong giai đoạn thị trường bất động sản phục hồi vào năm 2016, Bộ Tài chính khi đó đã thu về 171.000 tỉ đồng tiền thuế, phí có liên quan đến tài sản. Trong đó, có khoảng gần 148.000 tỉ đồng là liên quan đến các sản phẩm nhà, đất, cao nhất tính trong vòng 5 năm trở về trước. Doanh số khả quan, tích cực trên thị trường bất động sản trong giai đoạn đó đã giúp cho các khối ngành thép, xi măng, xây dựng, gạch xây dựng, cát, nội thất,… đều được hưởng lợi.

Theo thống kê chính thức của Hiệp hội Thép Việt Nam, hoạt động sản xuất những loại sản phẩm thép xây dựng, tôn mạ, ống thép, thép cán nguội… có được sự tăng trưởng mạnh mẽ đều nhờ vào bất động sản. Chỉ trong khoảng thời gian 9 tháng đầu năm 2016, sản lượng tiêu thụ thép đã đạt được 8,4 triệu tấn, tăng gấp 27,8% so với thời điểm cùng kỳ, giúp cho nhiều doanh nghiệp ngành thép mang về lãi lớn. Ngành xi măng cũng thành công tương tự khi đạt mức tăng trưởng hai con số, theo sau là sự sôi động của ngành địa ốc.

Với việc thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh trầm lắng như hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng, hoãn các hoạt động triển khai đầu tư, thi công, làm giảm đáng kể nguồn thu cho ngân sách nhà nước và có tác động xấu lan tỏa đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề.


Bất động sản có mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực xây dựng.
Bất động sản có mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực xây dựng.

Trong đó, với lĩnh vực thép, các đơn vị doanh nghiệp lớn trong ngành này đã phải trải qua một năm hoạt động sản xuất, kinh doanh vô cùng khó khăn, ảm đạm bởi hoạt động thi công xây dựng bị ngưng trệ, làm cho hàng tồn kho tăng lên nhiều, giá thành giảm. Ngành xi măng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, như với Tổng công ty xi măng Việt Nam (Vicem), doanh nghiệp này dù chiếm tỷ lệ 33% thị phần của toàn ngành xi măng nhưng cũng phải khó khăn, chật vật khi thúc đẩy bán hàng. Tổng Giám đốc Vicem cho biết, cung – cầu mất cân đối là do tình trạng dư nguồn cung rất lớn nên việc kinh doanh trở nên vô cùng khó khăn.

Trong lĩnh vực xây dựng, việc hàng loạt các công trình ngưng trệ không chỉ gây ra sự khó khăn rất lớn cho việc duy trì đội ngũ nhân sự để hoạt động liên tục mà còn khiến cho nhiều đơn vị doanh nghiệp đối diện với tình trạng nợ đọng rất lớn. Theo báo cáo khảo sát của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), phần lớn các đơn vị doanh nghiệp xây dựng hiện nay đều có khoản phải thu từ khách hàng tăng cao kể từ đầu năm. Tình trạng này đã dẫn đến tình hình dòng tiền kinh doanh bị thâm hụt đáng kể, một số đơn vị buộc lòng phải tăng cường vay nợ từ ngân hàng để có tiền trang trải, duy trì hoạt động.

Vì vậy, cũng như các ngành nghề, lĩnh vực khác, mảng xây dựng đang rất trông mong vào sự hồi phục, khởi sắc của ngành bất động sản. Chỉ khi ngành này phát triển thì mới có khả năng thúc đẩy được sự tăng trưởng của nhiều ngành nghề phụ trợ liên quan, tạo nên động lực phát triển chung cho toàn nền kinh tế.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

1 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

1 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

1 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

1 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

18 giờ trước