Kỹ sư xây dựng Phú Thọ đầu tư 19ha xây dựng trang trại tổng hợp, mỗi năm thu lãi 40 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Nông dân Bắc Giang đầu tư đất đồi nuôi gà, mỗi lứa thu lãi 280 triệu đồngAnh nông dân 8x Phú Yên đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi chim bồ câu Pháp, mỗi tháng thu lãi hơn 10 triệu đồngĐam mê chăn nuôi, anh nông dân Hậu Giang đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi rắn ri voi, mỗi lần thu hoạch đều thắng lớnKỹ sư "bắt" đất cằn nở hoa
Theo Dân Việt, anh Lê Mạnh Cường(sinh năm 1983) là một trong những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Anh Cường vốn sinh ra và lớn lên ở Ba Vì (Hà Nội) nhưng lại lựa chọn quê hương Đất tổ để làm nơi lập nghiệp. Cũng từ nơi đây, chàng kỹ sư xây dựng đã biến vùng đất cằn cỗi đầy sim và bạch đàn trở thành trang trại tổng hợp. Anh kỹ sư này cho hay, vào năm 2016, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, anh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua đất và thuê máy móc, nhân công cải tạo gần 19ha diện tích đất đồi thành mô hình trang trại. Không chỉ trồng cây ăn quả, làm nhà lưới trồng hoa và trồng rau an toàn, anh Cường còn xây dựng nên hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn khép kín với quy mô hiện nay lên đến 600 con lợn nái. Bên cạnh đó, anh Cường còn nhận thầu hơn 13ha đầm trũng nuôi thả cá, trồng sen để lấy ngắn nuôi dài và nâng cao thu nhập. Cũng theo lời anh Cường, trong quá trình khởi nghiệp anh đã gặp vô vàn những khó khăn.
Ông nông dân Thái Nguyên về quê đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi gà, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng
Được biết, sau thời gian bươn chải đủ nghề khác nhau nhưng vất vả mà thu nhập lại không cao, ông Vũ Văn Quang trú tại xóm Bờ Suối, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã quyết định về quê để xây dựng trang trại chăn nuôi gà.Ông nông dân Thái Nguyên đầu tư đất xây trang trại nuôi trâu - bò vỗ béo, mỗi con thu lời 10 triệu đồng/năm
Được biết, khởi điểm chỉ có 2 con trâu, đến nay ông Đồng Văn Thành sống tại xóm Na Cảnh 2, xã Bá Xuyên, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đã phát triển đàn trâu bò lên số lượng 13 con. Cũng nhờ chăn nuôi trâu bò vỗ béo mà gia đình của ông không chỉ thoát nghèo mà còn có trong tay tài sản gần nửa tỷ đồng.Anh Cường bộc bạch: "Đỉnh điểm năm 2017, khi giá vật tư đầu vào ngày một tăng, mà sản phẩm nông nghiệp làm ra lại rất khó tiêu thụ. Khó quên nhất chính là thời điểm giá lợn hơi giảm sâu, trong khi đàn nuôi với số lượng lợn lớn, lượng tiêu thụ thức ăn trong một ngày càng tốn kém. Nhưng nếu xuất chuồng lúc này, giá rất thấp, sẽ lỗ nặng".
Cũng vì thế mà anh đã quyết tâm cầm cự đàn lớn và không bán tháo vốn. Trong lúc khó khăn nhất thì anh đã tìm hiểu và đặt mua một chiếc máy chế biến cám cho lợn theo công thức của từng loại. Nhờ đó mà anh có thể duy trì được đàn lớn và vượt qua mọi khó khăn.
Và từ năm 2018 đến hiện tại, trang trại tổng hợp của anh Cường đã đi vào hoạt động ổn định. Mỗi năm, trang trại đã cung cấp ra thị trường khoảng 16.000 con lợn giống, 15 tấn cá và hàng chục tấn rau quả sạch,.. doanh thu đạt mức 40 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, anh Cường còn nuôi 2.000 con ba ba gai để tận dụng phế phẩm tuần hoàn. Sau khi đã khấu trừ đi các chi phí thì anh Cường thu lãi khoảng 3 tỷ đồng/năm từ việc nuôi ba ba.
Và với khối lượng công việc lớn của trang trại, anh Cường đã tạo ra công ăn việc làm cho 40 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ với mức lương bình quân từ mức 8-10 triệu đồng/người/tháng.
Người kỹ sư xây dựng nhiệt tình với các phong trào thi đua của Hội nông dân
Anh Cường nhận thức rằng, việc kiểm soát bệnh tật cho cây trồng và vật nuôi trong việc sản xuất nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Đáng chú ý, việc ứng dụng, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất không chỉ giúp giải phóng sức lao động, tiết kiệm nhân công mà còn giúp theo dõi cũng như quản lý quy trình sản xuất hiệu quả. Hơn thế, để cho sản phẩm của trang trại có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ ổn định mà anh còn tích cực quảng bá sản phẩm bằng các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội và tham gia hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm trong huyện, tỉnh, vùng.
Không những giỏi làm kinh tế mà anh Cường còn nhiệt tình trong việc tham gia các phong trào thi đua do Hội nông dân các cấp phát động ví dụ như nông dân giỏi giúp cho nông dân thoát nghèo, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết và giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu một cách bền vững,...
Hơn thế, anh Cường cũng tích cực tham gia vào việc ủng hộ Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ vì người nghèo và giúp đỡ cho Hội viên và con em hội viên nông dân trên địa bàn xã có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Cũng từ thành công trong việc phát triển kinh tế của gia đình, Anh Cường thường xuyên chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con trong vùng.
Theo đó, mỗi năm anh Cường đã lựa chọn 7 - 10 hộ khó khăn quanh vùng để giúp đỡ bằng cách bán con giống cho bà con nông dân nhưng thu tiền trả chậm hoặc để cho bà con bán thành phẩm, tái đàn rồi thu tiền giống. Cũng nhờ sự chia sẻ, giúp đỡ của anh Cường mà nhiều bà con đã vươn lên phát triển kinh tế từ đó nâng cao cuộc sống ngày một tốt hơn. Chia sẻ về những dự định ở trong tương lai, anh Cường cho hay, bản thân anh muốn đầu tư vào du lịch nông nghiệp và muốn đưa những hình ảnh đặc trưng của mảnh đất Phú Thọ đến gần hơn với du khách trong cũng như ngoài nước.
Các tiêu chí để lập ra mô hình trang trại tổng hợp
Đối với cây trồng: Các cây trồng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt không sử dụng thuốc trừ sâu và không có chất hóa học. Nguồn phân tận dụng từ phân của vật nuôi. Khi chọn những giống cây có nguồn gốc, đảm mua và mua ở những nơi uy tín. Khi chọn cây phù hợp với vật nuôi để có thể chăn nuôi và trồng trọt tốt hơn. Đất đai phải phù hợp, không bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn, xử đất cho tơi xốp trước khi trồng.
Chuồng trại chăn nuôi. Tiến hành lắp đặt hệ thống làm mát, máy hút mùi trong chuồng trại và sử dụng đệm lót sinh học sạch sẽ làm ấm cho vật nuôi vào mùa đông hay thoáng mát vào mùa hè. Vật nuôi cũng cần được lựa chọn con giống kỹ lưỡng, chọn những con béo tốt ít bệnh. Và trước khi nuôi cần phải tiêm phòng vacxin đầy đủ.