Anh nông dân 8x Phú Yên đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi chim bồ câu Pháp, mỗi tháng thu lãi hơn 10 triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Đam mê chăn nuôi, anh nông dân Hậu Giang đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi rắn ri voi, mỗi lần thu hoạch đều thắng lớnÔng nông dân Bình Phước đầu tư 30ha đất trồng sầu riêng, mỗi năm dắt túi cả tỷ đồngAnh nông dân Long An đánh liều đầu tư đất trồng 400 gốc nho từ 4 dây nho giống, mỗi năm dắt túi bội tiềnChàng trai trẻ quyết định chọn mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
Theo Dân Việt, trang trại nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hoàng nằm tại thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Quy mô nuôi chim bồ câu Pháp của gia đình anh được nuôi nhốt trong lồng xếp thành những hàng dài.
Anh Hoàng cho biết, sau khi học xong cấp ba anh không lựa chọn theo đuổi con đường học vấn nữa mà nung nấu ý chí phát triển kinh tế gia đình. Theo đó, anh đã mày mò và tìm hiểu nhiều mô hình chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Anh Hoàng ấn tượng với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Anh thấy loài chim này dễ nuôi, hiền lành, thịt là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà không đòi hỏi công chăm sóc gì nhiều nhưng cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nung nấu ý tưởng đó, vào đầu năm 2019, anh Hoàng đã đầu tư chuồng trại và nuôi thử nghiệm 100 cặp chim bồ câu Pháp giống VN1 và VN2 bố mẹ. Nhưng do mới bắt đầu nuôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm đã làm chết khá nhiều. Cũng từ đó, anh Hoàng đã dần nghiên cứu đúc kết ưu - nhược điểm nên quyết định nuôi theo hướng công nghiệp đó là nuôi nhốt không thả vì nếu thả thì sẽ làm hao hụt và khó quản lý, chăm sóc. Việc nuôi nhốt sẽ có thể biết được lượng thức ăn tiêu tốn, quản lý dịch bệnh xảy ra trên đàn chim bồ câu.
Nông dân Đắk Lắk đầu tư đất nuôi thỏ New Zealand, mỗi tháng dắt túi từ 10 - 15 triệu đồng
Hiện nay, giá cả các loại cây trồng bấp bênh nên nhiều bà con dân tộc thiểu số tại xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã chuyển hướng sang chăn nuôi thỏ ngoại nhập.Anh nông dân Khánh Hòa đầu tư trang trại nuôi chim cút bằng trùn quế và đầu tôm, mỗi tháng dắt túi hàng chục triệu đồng
Cũng vì nuôi chim cút mà anh Trần Nghĩa Thắng trú lại thôn Phú Văn, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã quyết định nghiên cứu tìm tòi nguồn thức ăn tự nhiên cho chim. Theo đó, anh đã nuôi trùn quế, xay đầu tôm để làm thức ăn cho chim cút.Sau hơn 4 tháng nuôi thì những cặp chim bồ câu Pháp còn lại đã cho thu nhập đầu tiên. Anh Hoàng lúc này đã dần mở rộng mô hình, mua thêm giống để có thể gia tăng số lượng bầy đàn. Tính đến nay, chim bồ câu Pháp tại hộ gia đình của anh Hoàng giao động từ 300 - 350 cặp, trong đó có khoảng 200 cặp chim bố mẹ.
Mỗi năm, chim bồ câu Pháp đẻ từ 8 - 9 lứa
Theo lời của anh Hoàng, mô hình này phát triển khá nhanh, chỉ sau thời gian 4 - 5 tháng thả nuôi là đã bắt đầu sinh sản lứa đầu, mỗi cặp sẽ có thể đẻ được từ 8 - 9 lứa, trung bình mỗi cặp chim bố mẹ sẽ sinh sản từ 3 - 5 năm. Thời gian mà chim bồ câu ấp trứng là từ 18 - 20 ngày, sau thời gian 40 ngày thì sẽ xuất bán chim bồ câu thương phẩm. Mỗi tháng, anh Hoàng sẽ xuất bán từ 80 - 100 cặp chim các loại, mức giá từ 300.000 - 350.000 đồng/cặp chim bố mẹ, 60.000 - 65.000 đồng/cặp chim thương phẩm (chim non). Sau khi đã trừ đi hết các chi phí thì anh Hoàng sẽ thu về khoảng 10 - 11 triệu đồng/tháng.
Anh Hoàng bộc bạch: "Giống chim bồ câu Pháp này thuộc loại dễ nuôi, rất thích hợp với môi trường nuôi nhốt công nghiệp, kháng bệnh tốt".
Được biết, thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là cám, ngô và lúa trộn đều với tỷ lệ 1:1. Anh Hoàng sẽ cho chim ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Đối với chim bố mẹ đang chăm con non thì sẽ cho ăn thêm vào buổi trưa. Bên cạnh đó, người nuôi chim sẽ phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, thức ăn và máng uống phải thật sạch sẽ, tiêm thuốc phòng bệnh, bổ sung thuốc bổ và chất khoáng định kỳ.
Chim bồ câu Pháp có trọng lượng nặng hơn những loài bồ câu khác, khả năng chăm sóc chim non của bố mẹ là rất tốt và tỷ lệ xuất chuồng thành công đạt 90%. Có đầu ra ổn định, hiện tại gia đình của anh Hoàng bán chủ yếu là ở thị trường Bình Định và Phú Yên. Anh Hoàng cho biết về khó khăn của bản thân: "Dịch bệnh COVID-19 bùng phát trong những năm trở lại đây nhiều lúc tôi gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ chim bồ câu. Nhưng với tinh thần dám nghĩ, dám làm anh sẽ không bỏ cuộc với niềm đam mê của mình". Theo đó, qua 2 năm thực hiện mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, những thành quả mà anh Hoàng đạt được đã nhanh chóng được mọi người chú ý và thường xuyên học hỏi kinh nghiệm. Anh nông dân này cũng chẳng dấu nghề mà luôn nhiệt tình giúp đỡ bà con phát triển mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Với bản tính dám nghĩ, dám làm cùng ý chí quyết tâm xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đã khẳng định được hướng đi đúng đắn, phù hợp để đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế quê nhà.
Chim bồ câu Pháp hoàn toàn giống với giống bồ câu nhà, chỉ khác là chúng xuất xứ từ nước Pháp. Trải qua nhiều thử nghiệm phối giống và lai tạo bằng kỹ thuật hiện đại đã cho ra đời loài bồ câu thịt có kích thước cơ thể vô cùng lớn. Bên cạnh đó, chim còn có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nên thường sẽ mang lại hiệu quả chăn nuôi cho người nông dân. Trên thực tế, có rất nhiều người nuôi bồ câu thành công nhờ vào việc chịu khó đầu tư, tìm hiểu kinh nghiệm chăm sóc.
Bồ câu thuần chủng và bồ câu Pháp có một số điểm khác biệt như sau:
Chim trống: Kích thước có thể lớn hơn các loài chim bồ câu thịt khác. Ở phần đầu của con trống sẽ thô hơn và có phản ứng gù mái vô cùng nhuần nhuyễn. Hai xương chậu của con đực sẽ có khoảng cách hẹp nên trông dáng dấp sẽ khá gọn gàng và oai vệ.
Chim mái: Kích thước cũng có thể nhỏ hơn con trống nhưng chúng lại có dáng vẻ nhanh nhẹn, khả năng nhận biết cùng trí thông minh khá cao.
Đặc tính sinh sản: Chim được nuôi giống bắt đầu sinh sản khi đạt 4 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, trọng lượng của chúng sẽ nằm từ khoảng 650 - 850g/con. Trọng lượng sẽ thay đổi tùy thuộc vào số lượng của con trống, mái cũng như kỹ thuật chăn nuôi.