Ông nông dân Bình Phước đầu tư 30ha đất trồng sầu riêng, mỗi năm dắt túi cả tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Đam mê nông nghiệp, chị nông dân Sài Gòn đầu tư đất xây dựng trang trại trồng ớt đắt nhất thế giới, tháng nào cũng kiếm bội tiềnĐam mê chăn nuôi, anh nông dân Hưng Yên đầu tư đất nuôi bò mỗi năm dắt túi 300 triệu đồngĐam mê chăn nuôi, "nông dân nhí" Long An xây dựng trang trại nuôi thỏ công nghiệp, tiền lời dùng để trang trải học phíVườn sầu riêng của ông nông dân Bình Phước khiến nhiều người trầm trồ
Theo Dân Việt, khi nhắc đến sầu riêng thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đó chính là sản vật của vùng miền Tây sông nước. Thế nhưng hiện nay sầu riêng đã rất bén duyên với miền Đông đất đỏ. Hòa giữa màu xanh của những rừng cao su, điều, tiêu bạt ngàn chính là những miệt vườn sầu riêng xanh ngát đang đem lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân nơi đây.
Nổi bật trong đó là khu vườn sầu riêng "khủng" rộng 30ha của gia đình ông Trương Văn Đảo tại thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín, thị xã Phước Long. Ông Đảo không khỏi vui mừng khi giới thiệu quy trình canh tác để có thể tạo ra những cây sầu riêng thơm ngon và mang đậm hương vị quê hương. Ông Đảo bộc bạch: "Thiên nhiên khá ưu đãi với Bình Phước bởi nơi đây có vùng đất đỏ bazan vô cùng màu mỡ, đặc biệt loại đất này hàm chứa một lượng lưu huỳnh cao làm cho thịt sầu riêng rất khác biệt không nơi nào có được. Theo đó, sầu riêng Bình Phước cơm ráo hơn, ngọt dịu không gắt, màu sắc vàng nhẹ bắt mắt, vị ngọt bùi ăn mãi không chán….”.
Ông nông dân Sài Gòn đầu tư đất nuôi cá cảnh "nhà nghèo", mỗi ngày dắt túi nửa triệu đồng
Nhận thấy việc làm lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Ba Thu tên đầy đủ Lại Văn Thu thuộc xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh đã chuyển sang nuôi cá cảnh. Cũng từ loại cá cảnh "nhà nghèo" mà mỗi ngày ông Ba Thu đã kiếm được nửa triệu đồng từ việc bán cá.Anh nông dân Long An đánh liều đầu tư đất trồng 400 gốc nho từ 4 dây nho giống, mỗi năm dắt túi bội tiền
Đam mê những vườn trồng nho chi chít trái tại Bình Thuận, chàng trai Huỳnh Văn Hóa sống tại Xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã mua 4 dây nho về trồng thử nghiệm trên rốn phèn Đồng Tháp Mười và bất ngờ gặt hái được thành công.Ông Đảo cho biết thêm, trồng sầu riêng mê nhưng cũng cực, ngày nào cũng có việc làm. Chăm sóc cây sầu riêng cũng giống như chăm con nhỏ bởi phải theo dõi sức khỏe của nó mỗi ngày. Và chỉ cần thấy cây chớm có dấu hiệu không khỏe là ông sẽ xử lý ngay, nếu không thì sẽ thua. Trồng cây sầu riêng, từ lúc đặt gốc cho đến lúc cây ra hoa, thu trái đều đòi hỏi kỹ thuật cao mà nhà nông cũng phải tự mình mày mò, học hỏi để áp dụng trên vườn nhà một cách hợp lý và kinh tế nhất.
Hiện tại, toàn bộ diện tích vườn sầu riêng của ông Đảo đều được lắp đặt hệ thống tưới nước tự động, đánh mã số cây và dùng ký hiệu để theo dõi trái cho đến khi thu hoạch, quản lý sâu bệnh cũng như quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ sinh học đến hạn chế được sâu bệnh hơn, thân cây cũng vì thế mà khỏe hơn, năng suất được duy trì ổn định. Cũng theo tính toán của ông Đảo thì mỗi ha sầu riêng từ năm thứ 8 trở đi sẽ cho năng suất dao động từ 15 - 20 tấn nếu như được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Và với mức giá bình quân từ 35.000 - 50.000 đồng/kg như hiện nay thì sẽ cho thu nhập cả tỷ đồng/ha. Ông Đảo tự tin khẳng định: "Lâu nay, nhiều người cho rằng sử dụng các loại thuốc hóa học, chất kích thích cây mang lại lợi nhuận cao hơn. Nhưng thực tế, làm nông nghiệp hữu cơ mới thật sự tốt về lâu dài vì đất được nuôi dưỡng, không bị hóa chất làm bạc màu, cây có tuổi thọ lâu hơn. Và cây sầu riêng càng lâu năm càng cho trái ngon ngọt và có giá trị kinh tế cao”.
Lão nông này cho biết thêm, vào năm 2020 khi dịch COVID-19 bùng phát, việc tiêu thụ nông sản trên cả nước đã gặp không ít khó khăn. Để có thể khắc phục được tình trạng này thì ông đã không ngần ngại đầu tư xây dựng hệ thống máy cấp đông cho đến sơ chế, chế biến sản phẩm. Và nhờ cách này, thương hiệu sầu riêng của gia đình được thị trường trong Nam, ngoài Bắc đón nhận nhiệt tình. Hơn thế, đầu ra cho sản phẩm sầu riêng tại trang trại ông Đảo cũng không phải lo mỗi khi thị trường có sự biến động.
Câu chuyện "liên kết" trồng sầu riêng
Không chỉ vườn sầu riêng của ông Đảo, khi nhận thấy lợi ích và cơ hội phát triển kinh tế bền vững từ việc canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ thì hầu hết các nhà vườn trồng sầu riêng tại Bình Phước đã mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác đồng thời cũng bắt tay với nhau liên kết sản xuất cũng như hình thành các vùng chuyên canh. Tiêu biểu chính là tổ hợp trồng sầu riêng sạch Minh Tâm thuộc huyện Hớn Quản - đây chính là một trong những đơn vị có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nông và doanh nghiệp. Trong đó, vật tư đầu vào và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho đến khoa học kỹ thuật đều do Tập đoàn Lộc Trời bao tiêu và người nông dân chỉ cần tập trung canh tác, thu nhập cũng vì thế mà cao hơn so với truyền thống.
Theo lời ông Nguyễn Đức Hạnh - Tổ trưởng tổ hợp tác: "Trước đây hầu hết mọi người dân địa phương đều canh tác cây hồ tiêu. Đến năm 2011 khi giá cả hồ tiêu đi xuống thì dịch bệnh trên cây cũng phát triển mạnh, bà con cũng vì thế mà bắt đầu chuyển hướng sang canh tác cây sầu riêng. Tuy nhiên, do thiếu kỹ thuật nên sâu bệnh rất nhiều, cây chậm phát triển, năng suất cũng không cao và sản phẩm lại bị thương lái ép giá".
Nhận thấy xu hướng canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ không chỉ làm giảm chi phí đầu tư cho sản phẩm tốt mà công ty còn bao tiêu đầu ra, nên từ năm 2016 tổ đã tiến hành liên kết bắt tay cùng với Tập đoàn Lộc Trời xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng cho Công ty Chánh Thu xuất khẩu. Và qua quá trình hợp tác, hầu hết các thành viên đều nắm vững khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là sản phẩm làm ra đến đâu thì công ty sẽ đến tận vườn thu mua hết đến đó với mức giá cao hơn thị trường khoảng 30%.
Cũng theo lời ông Hạnh, từ năm 2021 - 2022 vừa qua, do tác động của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt hàng nông sản trong nước. Tuy nhiên, nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và tổ hợp tác thì tất cả sản lượng vụ mùa vừa qua đã được doanh nghiệp thu mua. Trung bình thì sầu riêng năm ngoái sẽ có giá dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg nhưng tổ hợp tác vẫn bán được với giá bình quân là 45.000/kg. Trong đó, 70% sầu riêng loại 1 được bán với giá 48.000 đồng/kg.