Đam mê chăn nuôi, anh nông dân Hưng Yên đầu tư đất nuôi bò mỗi năm dắt túi 300 triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Biến 30ha đồi hoang thành trang trại kết hợp vườn - ao - chuồng bị cả làng cho là "khùng", ông nông dân Hà Tĩnh thu về 1 tỷ đồng/nămĐầu tư 7ha đất đồi trồng cây giang và nuôi gà thiến, nữ nông dân Hà Giang mỗi năm dắt túi 900 triệu đồngĐầu tư 7ha đất xây dựng trang trại nuôi tôm, ông nông dân Quảng Nam thu lãi mỗi năm đến 20 tỷ đồngQuyết định nuôi bò sau nhiều lần thua lỗ từ gia cầm và hươu lấy lộc
Theo Dân Việt, trang trại chăn nuôi bò của anh Đặng Văn Hưng nằm tại thôn Minh Lý, xã Hoàng Hoa Thám, huyện n Thư, tỉnh Hưng Yên. Anh Hưng cho biết, bản thân đã nuôi đàn bò từ năm 2013. Trước đây anh cũng từng có nhiều năm làm nghề xay xát lúa gạo, thu nhập cũng khá nhưng bởi vì yêu thích nghề chăn nuôi nên anh đã chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi gà. Điều đáng buồn là chủ được vài lứa nuôi có lãi thì gà bị nhiễm bệnh hàng loạt, lại gặp lúc gia cầm rớt giá và lợi nhuận thu được từ việc chăn nuôi gia cầm gần 2 năm đã ra đi hết sạch.
Cũng sau cú thua lỗ đó, anh Hưng đã mở nghề nuôi hươu lấy lộc nhung. Lúc này sản phẩm này cũng rất khó bán ra thị trường bởi vì thị trường tiêu thụ không mấy phổ biến. Cuối cùng là anh Hưng đã quyết định chuyển sang chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Cuối cùng, lòng yêu nghề của anh Hưng đã được đền đáp xứng đáng, mỗi năm trung bình anh thu được ngót 300 triệu đồng.
Ông nông dân Tây Ninh đầu tư 10ha đất trồng tràm nấu tinh dầu thơm, mỗi năm thu về 200 triệu đồng
Tại vùng đất bán ngập nước của Đảo Nhím của hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có nhiều nông dân trồng mì và các loại cây ăn trái. Tuy nhiên, chỉ có một mình ông Hạnh "đen" đi trồng tràm nấu tinh dầu. Mặc dù nhiều nơi đã trồng tràm lấy tinh dầu nhưng tại Tây Ninh thì chỉ có ông Hạnh là người đầu tiên.Đầu tư đất xây dựng chuồng nuôi dế Thái vàng, ông nông dân Vĩnh Long thu về 20 triệu đồng/tháng
Tại ấp An Hiệp, xã Lộc Hòa có ông Lê Thanh Tường (49 tuổi) là nông dân nuôi dế Thái vàng nhiều nhất. Mô hình nuôi dế Thái vàng đã giúp cho gia đình ông thu về được khoản tiền khủng mỗi tháng.Anh Đặng Văn Hưng cho hay: "Nuôi bò lợi nhuận thấp hơn, vất vả hơn so với các vật nuôi phổ biến như gà, lợn rồi đổi sang chăn nuôi bò ít rủi ro dịch bệnh, giá bán cũng ổn định nên tính ra, hiệu quả kinh tế từ việc nuôi bò cũng khá bền vững".
Anh nông dân này giải thích thêm: "Nuôi bò vất vả vì phải nấu cám cho ăn, xong rồi ra đồng cắt cỏ chở về nhà, rồi còn phải đưa vào máy thái khúc, bò mới ăn được. Nuôi lợn, gà có cám công nghiệp chế biến sẵn, chỉ cần đổ vào máng cho ăn là xong. Các công việc còn lại, vệ sinh chuồng trại, theo dõi sức khỏe vật nuôi cũng tương tự như chăn nuôi bò". Khi nói về việc phải nấu chín cám ngô, cám gạo trước khi cho bò ăn, anh Hưng đưa ra phân tích: "Dạ cỏ bò có thể hấp thu được 100% các chất dinh dưỡng có trong cám ngô/gạo nếu như được nấu chín'.
Ngược lại thì nếu cho ăn sống, vật nuôi này chỉ hấp thụ được 50% lượng dinh dưỡng có trong các cám nói trên. Đây chính là nét khác biệt căn bản giữa dạ cỏ bò và dạ dày lợn. Và việc khai thác tốt đặc tính sinh lý của bò sẽ giúp gia tăng năng suất chăn nuôi, tiết kiệm được đáng kể số tiền đầu tư thức ăn cho bò. Và để có được nguồn lợi nhuận bền vững nói trên, anh Hưng đã đầu tư chăn nuôi thường xuyên có 30 con bò các loại (gồm 15 con bò Brahman sinh sản, 15 bò 3B chuyên thịt). Bên cạnh đó còn trồng 0,54ha cỏ voi và làm 5m3 hầm Biogas xử lý nước thải chăn nuôi và lấy khí gas làm chất đốt để nấu cám cho bò. Song song với đó, anh Hưng còn tiến hành mua thêm bã đậu từ các hộ chế biến thực phẩm nhỏ lẻ tại địa phương cho bò ăn mau lớn. Cũng nhờ thế mà mỗi năm anh Hưng đã xuất bán ra thị trường từ 11 - 12 con bê con và 20 tấn bò thịt hơi.
Mô hình nuôi bò phát triển, mỗi năm anh nông dân thu về 300 triệu đồng
Lý do anh Hưng đưa ra khi nuôi bò sinh sản kết hợp bò thương phẩm là để khi giá cả có sự giao động thì bê giống và bò thịt sẽ gánh đỡ cho nhau, cũng là cách để cho khách hàng đến thăm trang trại cần mua loại nào cũng có. Theo đó, nguồn lợi đạt được sẽ ổn định hơn. Ví dụ như năm 2021 vừa qua, giá các loại bò thịt đều hạ xuống thấp nhưng bê giống lại được đẩy lên khá cao.
Với kinh nghiệm hơn 9 năm chăn nuôi bò, anh Hưng cho biết, phòng bệnh cho bò cơ bản vẫn rất cần vaccine phòng 3 bệnh chính đó là tụ huyết trùng, viêm da nổi cục và lở mồm long móng. Và ngưỡng kinh tế xuất chuồng bò 3B thương phẩm là trọng lượng đạt được là 600 - 650kg/con, kéo dài thời gian chăn nuôi thì bò vẫn lớn nhưng tăng trưởng chậm, hiệu quả nuôi bò sẽ thấp hơn ngưỡng trọng lượng nêu trên.
Đối với bò Brahmam sinh sản thì chăn nuôi theo hướng nhốt chuồng cần có đá muối chuyên dụng để cho bò liếm. Ngoài ra thì cần cho bò phơi nắng mỗi ngày từ 1 - 2h sẽ giúp cho bò tăng cường sức khỏe, cải thiện được khả năng sinh sản, bê con nuôi cũng mau lớn hơn. Còn cò voi là cây ưa nước nhưng không chịu được ngập úng. Chính vì thế ruộng trồng cỏ phải lên luống mới đạt được năng suất, hiệu quả cao. Ruộng trồng cỏ theo luống, có lối đi lại chăm sóc, thu hát không hằn dấu lốt chân trên luống, khi thời tiết có mưa hoặc tưới dưỡng lúc khô hạn thì cỏ sẽ không bị ngập úng cục bộ làm chết hoặc ảnh hưởng đến năng suất. Với cách này, ruộng cỏ voi của anh Hưng luôn cho sản lượng thu hoạch cao hơn đến 30% so với các ruộng không lên luống. Luống trồng cỏ voi nên làm cao từ 40cm, chiều rộng từ 1,1 - 1,2m và rãnh cũng rộng 50cm. Phân bón dành cho 1ha cỏ voi và cho 1 lứa ngay sau khi thu hoạch là khoảng 400kg NPK + 1500 phân bò khô mục.
Anh Hưng bộc bạch: "Hầu hết những người trong độ tuổi lao động của địa phương đều có được việc làm từ các khu công nghiệp trong tỉnh hoặc dịch vụ lao động khác. Nên đa số các nhà nông không còn mặn mà với đồng ruộng như trước. Nhờ vậy giá thuê trang trại chăn nuôi và ruộng gieo trồng cỏ rất dễ chịu. Qua đó đã giúp tôi tăng thêm cơ hội phát triển nuôi bò".