Người Việt Nam có tỷ lệ sở hữu tài sản số đứng vị trí thứ hai thế giới
BÀI LIÊN QUAN
Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệtSẽ đánh thuế tài sản số, tiền sốNhà đầu tư nên cắt lỗ thu hồi tiền sớm hay chờ tín hiệu sáng của thị trường bất động sản năm 2023?Thông tin được chia sẻ tại Hội trường quốc hội, phiên thảo luận về Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Các báo cáo được chia sẻ đang cho thấy, hiện Việt Nam đang có khoảng 20 triệu người sở hữu tài sản số, đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ trên dân số. Mỗi năm có khoảng 120 tỷ USD tiền mã hóa được đổ vào Việt Nam. Do đó, chúng ta rất cần thiết phải có quy định về tài sản số để phục vụ cho việc quản lý và phát triển.
Theo Đại biểu Đoàn Minh Hiếu, đoàn Đại biểu Nghệ An, nếu chúng ta không có khung khổ pháp lý cho việc sở hữu tài sản số thì sẽ bỏ qua một mảng rất quan trọng trong phát triển kinh tế số. Việc hoàn thiện các quy định về tài sản số tại Mục 3, Chương II của dự thảo luật là rất cần thiết. Trong đó, cần phải phân loại cụ thể về các loại tài sản số để có phương án quản lý khác nhau như tiền mã hóa, tài sản số đại diện, tài sản ảo trong hệ sinh thái kỹ thuật số…
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu trước quốc hội về Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số.
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cũng cần phải bổ sung quy định về trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây là một nội dung rất quan trọng, đã được thấy rõ trong thực tiễn. Trước đó, Liên minh châu Âu cũng đã tiên phong đặt ra những quy định về trách nhiệm của nhà phát hành tài sản số như: đăng ký hoạt động, cam kết chịu trách nhiệm pháp lý đối với các sản phẩm được phát hành; các nền tảng giao dịch, lưu trữ tài sản số phải được cấp phép hoạt động và triển khai các biện pháp bảo mật thông tin, minh bạch hoạt động…
Liên quan đến vấn đề tài sản số, đại biểu Thạch Phước Bình, đoàn Trà Vinh cũng đề xuất bổ sung thêm các ví dụ về tài sản số để làm rõ về phạm vi áp dụng đồng thời tránh hiểu lầm. Các loại tài sản số được đề cập gồm tài sản trí tuệ số, NFT (non-Fungible Token), tiền mã hóa (cryptocurrency), tài sản số liên quan đến dữ liệu lớn (Big data)…
Đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất sửa đổi quy định theo hướng: “Tài sản số bao gồm, nhưng không giới hạn, các loại tài sản như quyền sở hữu trí tuệ được số hóa, tài sản phi tập trung (NFT), tiền mã hóa, dữ liệu số có giá trị kinh tế…”
Các đại biểu cũng đề nghị làm rõ sự khác biệt giữa tài sản mã hóa và các tài sản số khác, nhấn mạnh rằng tài sản mã hóa có thể bao gồm cả các token tiện ích (utility tokens) và token chứng khoán (security tokens).
Mặc dù đã có đề cập đến tiêu chí xác định tài sản số, tuy nhiên tiêu chí minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình thì vẫn chưa được rõ ràng về cơ chế đảm bảo, vì vậy cần thiết phải bổ sung nội dung yêu cầu các giao dịch phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ quyền của người tiêu dùng theo hướng giao dịch tài sản số phải ddarm bảo quyền tiếp cận thông tin minh bạch, dễ hiểu đối với người tiêu dùng, cũng như cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp….
Đại biểu Thạch Phước Bình, đoàn Trà Vinh góp ý dự thảo luật.
Các giai đoạn của vòng đời tài sản số gồm tạo lập, giao dịch, lưu trữ, hủy bỏ cũng cần được xác định trách nhiệm pháp lý theo từng giai đoạn. Điều này sẽ giúp cơ quan quản lý có cơ sở theo dõi và kiểm soát hiệu quả hơn.
Các đại biểu cũng đề xuất các vấn đề liên quan đến trách nhiệm nhà nước về tài sản số, nên bổ sung và chi tiết theo từng lĩnh vực. Bộ TT&TT sẽ chịu trách nhiệm xây dựng khung pháp lý liên quan đến công nghệ tài sản số, bộ Tài chính quản lý các khía cạnh thuế và tài chính còn Ngân hàng Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính số có liên quan.
Đại biểu Bế Trung Anh nhận đinh, hiện nay chúng ta đã có xã hội số, Chính phủ số và kinh tế số: “Muốn có kinh tế lành mạnh thì các giao dịch kinh tế số phải dựa vào quy định của pháp luật. Dự thảo luật này đã định nghĩa về tài sản số nhưng chưa thấy có định nghĩa về tiền số. Chẳng lẽ chúng ta lại mua bán, giao dịch tài sản số bằng tiền thật?”. Do đó, ông đề nghị cần phải có khái niệm “tiền số” để phục vụ công tác quản lý.