Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc tồi tệ không tưởng: Hàng loạt địa phương giả vờ giao dịch để tăng số liệu
BÀI LIÊN QUAN
Vỡ mộng làm giàu từ bất động sản, dân Trung Quốc hiện chỉ muốn bán được nhà700 triệu đồng mua được cả chục căn hộ ở thành phố nhỏ Trung QuốcTrung Quốc dự định tung ra gói kích thích “khủng” để khôi phục thị trường địa ốc, hỗ trợ nền kinh tếTheo Nhịp sống thị trường, các nguồn tin đều nhận định rằng thị trường bất động sản quốc gia tỉ dân đều đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia và truyền thông. Bởi lẽ vì muốn tăng doanh thu bất động sản mà không ít địa phương đã thực hiện các giao dịch không có thực.
Cụ thể, các kiểm toán viên đã phát hiện ra khoảng 70 địa phương đã thực hiện bán đất và tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho chính họ. Sau đó, họ đã chuyển tiền đi khắp mọi nơi để làm như đã giúp tăng doanh thu của bất động sản. Theo cách đó, tổng nguồn thu của các địa phương đã được thổi phồng lên tối thiểu là 12 tỷ USD.
Điều này chỉ ra rằng thị trường bất động sản vẫn rất khó khăn và đang gây tác động không nhỏ tới nguồn thu ngân sách của các địa phương nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán ban đầu. Số tiền mà các địa phương thu được (tính cả doanh số bán giả mạo) từ các nguồn liên quan đến bất động sản vẫn giảm 23% trong năm ngoái.
Không chỉ đóng góp rất lớn cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc, doanh số bán đất của lĩnh vực bất động sản cũng là nguồn thu nhập chính của chính quyền địa phương.
Thế nhưng, thị trường bất động sản lao dốc và gây sức ép lớn đến các quan chức địa phương bởi gánh nặng nợ nần chồng chất và nhu cầu của khách hàng cũng như nhà đầu tư sụt giảm mạnh. Khi nhà phát triển tư nhân dần rời khỏi thị trường, họ đã không thể dựa vào giao dịch bán đất cho nhóm này.
Chính quyền địa phương sau đó đã thiết lập các phương tiện gây quỹ đặc biệt nhằm tài trợ cho các dự án, thậm chí là những quỹ này được tạo ra chỉ vài ngày trước khi có đấu giá đất, qua đó giúp thúc đẩy doanh số và đối phó với giới hạn cho vay.
Một số quan chức đã lên tiếng cảnh báo về rủi ro nợ. Dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại, tuy nhiên hiện quốc gia này vẫn đang gặp tình trạng tăng trưởng chậm và tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng lên. Mới đây nhất, tổ chức xếp hạng S&P Global đã hạ dự báo tăng trưởng Trung Quốc năm 2023, còn 5,2%, từ mức 5,5%.
Các quan chức quốc gia đang thảo luận về một gói kích thích nhằm đẩy mạnh chi tiêu cơ sở hạ tầng địa phương nhằm giúp thúc đẩy nền kinh tế. Thế nhưng, một số nhà phân tích đã lưu ý rằng điều đó có thể vẫn là chưa đủ. Một số nhà đầu tư với tâm lý thất vọng đang tiếp tục rút tiền khỏi thị trường Trung Quốc.