700 triệu đồng mua được cả chục căn hộ ở thành phố nhỏ Trung Quốc
Theo Tiên Phong, Anh Hu (39 tuổi) chủ yếu mua các căn hộ có 2 - 3 phòng ngủ, đã hoạt động khoảng 3 thập kỷ. Tháng vừa qua, anh chi 18.000 tệ (gần 60 triệu đồng) mua căn hộ thứ 15 tại Hạc Bích - nơi có giá nhà giảm mạnh trong 2 năm qua.
“Những căn hộ được bán với giá cực rẻ, như mua bắp cải vậy” - Người này cho biết và chia sẻ sau những lần thua lỗ trong chứng khoán đã khiến anh tránh xa cổ phiếu.
Các đại lý BĐS ở đây cho biết, những căn hộ giá rẻ tại các thành phố nhỏ Trung Quốc như Hoài Nam, Uy Hải (miền Đông), Cá Cựu (Tây Nam) cũng đang được nhiều khác hàng từ tỉnh khác tới mua.
Qua đó để thấy, người mua nhà ở Trung Quốc đang quan tâm hơn tới các thành phố nhỏ, nơi có giá BĐS rất rẻ sau nhiều năm sụt giảm vì suy thoái toàn ngành cũng như nền kinh tế chậm lại.
Tuy giao dịch mua nhà tại đây không đủ lớn để tác động tới thị trường BĐS khổng lồ của quốc gia này, cũng không có dữ liệu về số lượng giao dịch. Tuy nhiên vẫn cho thị trường thấy được một góc nhỏ của ngành đang khủng hoảng nặng vẫn còn dấu hiệu của sự sống.
Các giao dịch trên đều diễn ra trong giai đoạn thị trường Trung Quốc đang rất đen tối. Thống kê cho thấy, giá nhà ở nước này trong 5 tháng qua tăng rất chậm, đầu tư vào BĐS giảm. Đối với những người có tiền thì những căn hộ đã qua sử dụng tại các thành phố nhỏ có mức giá đã chạm đáy là điều hấp dẫn khó cưỡng.
Đơn cử như Hu, anh chỉ cần 1.000 tệ (chưa gồm thuế phí) để mua một căn hộ tại Hạc Bích. Theo dữ liệu từ Anjuke (nền tảng BĐS lớn của Trung Quốc), giá căn hộ tại một số khu vực của Hạc Bích đã giảm khoảng 27% so với mức đỉnh năm 2021. Tại các thành phố như Hoài Nam, Uy Hải, Cá Cự thì giá nhà cũng giảm 24% so với đỉnh.
Trong khi đó, giá nhà Bắc Kinh quá đắt đỏ, mỗi căn hộ đã qua sử dụng cũng có giá lên tới hàng chục ngàn tệ, chỉ giảm khoảng 1,5% trong vòng 6 năm qua. Ở Trùng Khánh, giá nhà giảm hơn 10% trong 5 năm qua.
Theo các đại lý bất động sản, người mua nhà tại những thành phố nhỏ hầu như là người từ các tỉnh thành khác. Họ có mục đích đầu cơ chứ không muốn sinh sống tại đó, hoặc chỉ những thanh niên muốn kiếm một nơi giá rẻ để nghỉ hưu hoặc “nằm bẹp” - thuật ngữ Trung Quốc chỉ những người chỉ làm việc đủ sống.
Các nhà phân tích không đưa ra kết luận lạc quan về hoạt động mua nhà ở những nơi như vậy, vì có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang phải vật lộn để hồi phục sau những đợt phong tỏa vì Covid.
Tâm lý của người tiêu dùng nước này vẫn chưa phục hồi như mức được duy trì suốt 20 năm qua. Nhu cầu trong nước rất yếu, người tiêu dùng và công ty đều muốn trả nợ hơn là đầu tư. Tỷ lệ thất nghiệp của các thanh niên đạt mức cao kỷ lục là hơn 20%.
“Việc nhiều người mua căn hộ giá rẻ tại những thành phố nhỏ cho thấy nhà đầu tư đang thận trọng. Họ không tự tin về thu nhập trong tương lai” - Nhà kinh tế học Nie Wen của Hwabao Trust cho biết.