Hoạt động M&A và IPO toàn cầu suy sụp
BÀI LIÊN QUAN
Cellcard chính thức niêm yết trên CSX thông qua hình thức IPONgười Nhật Bản trở thành tân Chủ tịch của Bamboo Airways, dự kiến 2026 sẽ IPOSavers Value Village được hỗ trợ bởi vốn cổ phần tư nhân, mục tiêu định giá 2,7 tỷ USD trong đợt IPO ở Hoa KỳKhối lượng giao dịch M&A trên toàn cầu trong 6 tháng đầu năm giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1,3 nghìn tỉ đô la, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp. Nếu không tính năm 2020 bị ảnh hưởng bởi Covid-19, con số đó là thấp nhất trong một thập niên. Các thương vụ mua lại cổ phần tư nhân đang gặp khó khăn do thiếu nợ giá rẻ và những bất đồng với người bán về giá cả.
“Nhiều ngân hàng đầu tư đã hạn chế cung cấp tài chính bằng nợ và các nguồn tài trợ bằng nợ thay thế khá đắt đỏ”, Dominic Lester, người đứng đầu bộ phận ngân hàng đầu tư phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại ngân hàng Jefferies, cho biết.
Những nhà đầu tư chiến lược đang ngần ngại khi họ nhận thấy quy trình thâu tóm trở nên phức tạp do sự can thiệp ngày càng tăng của các chính phủ.
Trong sáu tuần qua, các thương vụ M&A trị giá hàng chục tỉ đô la bị trì hoãn hoặc sụp đổ, từ thương vụ sáp nhập giữa hai nhà thác vệ tinh SES và Intelsat ở Luxembourg trị giá 10 tỉ đô la cho đến thương vụ bán đơn vị ngân hàng tiêu dùng ở Mexico trị giá 7 tỉ đô la của ngân hàng Citigroup. Nhiều thỏa thuận lớn đang chờ các cơ quan chống độc quyền của các nước liên quan xét duyệt, bao gồm thương vụ Microsoft mua lại nhà nhà phát hành trò chơi điện tử Activision Blizzard với giá 69 tỉ đô la
Dữ liệu do Bloomberg cho thấy thị trường IPO toàn cầu cũng trong tình cảnh ảm đạm tương tự. Các công ty chỉ huy động được tổng cộng 68 tỉ đô la thông qua IPO trong sáu tháng đầu năm 2023, giảm hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là số vốn huy động thấp thứ hai từ hoạt động IPO trên toàn cầu trong thời gian 6 tháng đầu năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009.
Cũng giống như hoạt động M&A, các nguyên nhân chính kéo hoạt động IPO đi xuống là mối lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự chênh lệch trong định giá giữa các công ty và nhà đầu tư.
“Chúng ta đang đứng trước một cuộc suy thoái tiềm ẩn. Đó là lý do tại sao giới đầu tư thận trọng”, Stephanie Niven, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Công ty đầu tư Ninety One có trụ sở tại London, nói. Hiệu suất kém từ một số đợt IPO đình đám trong năm, bao gồm thương vụ IPO của Công ty lưu trữ web Ionos (Đức) và Công ty kinh doanh cờ bạc Lottomatica Group của Ý, càng khiến giới đầu tư e dè. Đầu tháng 6, WE Soda, nhà sản xuất sodium carbonate tự nhiên lớn nhất thế giới, đổ lỗi “sự thận trọng quá mức của nhà đầu tư” dẫn đến quyết định định hủy IPO tại London. Sodium carbonate được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và nhiều loại sản phẩm khác như chất tẩy rửa và pin sạc, cũng như trong các quy trình luyện kim và trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm.
Với truyền thống ảm đạm về các hoạt động M&A và IPO trong mùa hè, và mối lo ngại về suy thoái kinh tế, sáu tháng tới có thể gây ra nhiều đau đớn hơn cho Phố Wall, nơi các ngân hàng đã cắt giảm tiền thưởng và việc làm để đối phó với triển vọng ảm đạm của mảng kinh doanh tư vấn M&A và bảo lãnh phát hành trong các thương vụ IPO.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng trên thị trường M&A trong năm 2023. Việc các nhà sản xuất dược phẩm theo đuổi phương pháp điều trị mới đối với các bệnh hiếm gặp và làn sóng chuyển đổi sang năng lượng sạch tiếp tục thúc đẩy các giao dịch trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hàng hóa. Hai giao dịch M&A lớn nhất được công bố trong năm nay là kế hoạch mua lại công ty sản xuất thuốc trị ung thư Seagen của Pfizer với giá 43 tỉ đô la nhà khai thác vàng lớn nhất thế giới Newmont Corp. (Mỹ) mua lại đối thủ Úc Newcrest Mining (Úc) với giá hơn 19 tỉ đô la
Trong khi đó, các quỹ đầu tư chủ quyền giàu tiền mặt của Trung Đông vẫn đang lùng sục các tài sản trên toàn cầu.
Đối với các ngân hàng trên thị trường vốn cổ phần, điểm sáng đang xuất hiện ở phía đông, với Trung Quốc chiếm khoảng một nửa số tiền huy động được thông qua IPO trên troàn cầu trong năm nay. Bắc Kinh đã cắt giảm các hạn chế đối với các công ty trong nước muốn niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài đồng thời thay đổi các quy tắc để khuyến khích niêm yết nhiều hơn ở trong nước. Trong tháng này, Tập đoàn cung cấp hạt giống Syngenta (Thụy Sĩ), đơn vị thành viên của Tập đoàn hóa chất quốc gia Trung Quốc (ChemChina) được Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải chấp thuận tiến hành thương vụ IPO trị giá 65 tỉ nhân dân tệ (9 tỉ đô la).