meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Chủ nhật, 03/03/2024-12:03
Ghi nhận, một số công ty công nghệ tài chính (fintech) được cho là đã hợp tác với các ngân hàng đầu tư để tham gia đợt IPO trong năm 2024, dù chưa xác định ngày hoặc giá IPO ngay lập tức.

Có thể 2024 là năm IPO của các startup fintech. Điều này rất có thể xảy ra - theo báo cáo State of Fintech 2024 của F-Prime Capital.

F-Prime là một công ty quỹ đầu tư mạo hiểm có tài sản trị giá hơn 4,5 tỷ USD chuyên theo dõi hiệu quả hoạt động của những công ty công nghệ tài chính tư nhân, giao dịch đại chúng và mới nổi.

Nhìn chung thì các công ty fintech đã đạt được mức doanh thu dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, có nhiều công ty fintech có quy mô đang tạo ra được doanh thu hơn 1 tỷ USD vẫn đang tăng trưởng một cách nhanh chóng, dự kiến sẽ niêm yết ở trên thị trường đại chúng. Phía F-Prime cho biết: “Nhiều công ty lớn hiện đang nộp đơn hoặc xem xét việc IPO”.

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO
Ghi nhận, một số công ty công nghệ tài chính (fintech) được cho là đã hợp tác với các ngân hàng đầu tư để tham gia đợt IPO trong năm 2024, dù chưa xác định ngày hoặc giá IPO ngay lập tức. (Ảnh minh họa)

Dịch vụ tài chính là một trong những lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng nhất của nền kinh tế. Các startup fintech cung cấp dịch vụ tài chính cho mọi người và các tập đoàn, tạo nên một phần thiết yếu ở trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Và lĩnh vực tài chính là động lực cho nền kinh tế của một quốc gia bởi nó cung cấp dòng vốn, thanh khoản tự do ở trên thị trường.

Dịch vụ tài chính đề cập đến một loạt các doanh nghiệp quản lý tiền, trong đó bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công đoàn tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty môi giới chứng khoán cùng các nhà quản lý tài sản. Và trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự tập trung vào công nghệ tài chính (fintech) ở trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, trong đó đề cập đến công nghệ được sử dụng để có thể tăng cường, hợp lý hóa, số hóa hoặc là phá vỡ những dịch vụ tài chính truyền thống.

Cũng theo đó, một số công ty fintech được cho là đã hợp tác với các ngân hàng đầu tư để có thể tham gia đợt IPO trong năm 2024. Những công ty nộp hồ sơ IPO một cách bí mật và chưa xác định ngày, giá IPO ngay lập tức. Họ linh hoạt hơn trong việc đánh giá mức độ quan tâm của các nhà đầu tư.

Cũng tương tự như trong nhiều lĩnh vực khác, hầu hết các công ty fintech đã rút lui khỏi việc IPO trong thời gian 2 năm qua bởi định giá giảm trong bối cảnh lãi suất tăng. Những thương vụ thâu tóm và sáp nhập (M&A) và tăng vốn ở trong lĩnh vực fintech cũng diễn ra chậm chạp, khiến cho các nhà đầu tư có ít lựa chọn để thanh lý vị thế của mình.

Dù vậy thì các startup fintech được cho là đang lạc quan (mặc dù vẫn thận trọng) về khả năng IPO. Theo báo cáo của F-Prime đã xác định được một số công ty fintech có tiềm năng IPO trong năm 2024.

Apex

Trong thời gian 2 năm qua, Apex đã cố gắng thực hiện IPO thông qua hình thức sáp nhập SPAC trị giá 4,7 tỷ USD. Mặc dù vậy, hiện tại Apex đang tìm cách thực hiện IPO theo cách cổ điển - nghĩa là nộp hồ sơ trực tiếp lên Sở giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC). Công ty đã nộp hồ sơ cho SEC và nói rằng tổng số cổ phiếu được chào bán và mức giá cho đợt chào bán đề xuất vẫn chưa được xác định”.

Stripe

Vào hồi tháng 1/2023, có thông tin cho rằng Stripe đã đặt ra thời hạn kế hoạch là 12 tháng thực hiện IPO, thông qua niêm yết trực tiếp hoặc theo đuổi giao dịch ở trên thị trường tư nhân, ví dụ như sự kiện gây quỹ và chào mua.

Gã khổng lồ này đã huy động được nhiều vốn hơn vào năm ngoái. Vào hồi tháng 3 năm ngoái, Stripe đã thông báo họ huy động được hơn 6,5 tỷ USD trong vòng tài trợ Series I với mức định giá là 50 tỷ USD. Trước đây, startup này được định giá là 95 tỷ USD và trở thành một trong những công ty fintech có giá trị cao nhất ở trên thế giới.

Vào hồi tháng 11/2022, Stripe đa sa thải 14% nhân viên, tương đương với khoảng 1.120 người. Tuy nhiên, startup fintech vẫn tiếp tục mở rộng. Còn hồi tháng 6 năm ngoái, Stripe đã mua lại một công ty khởi nghiệp và thông báo sẽ mở rộng sản phẩm phát hành của mình sang tín dụng.

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO
Các startup fintech cung cấp dịch vụ tài chính cho mọi người và các tập đoàn, tạo nên một phần thiết yếu ở trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. (Ảnh minh họa)

Klarna

Vào tháng 11/2023, công ty fintech Thụy Điển Klarna đã xác nhận rằng họ đang thực hiện các bước hướng đến một đợt IPO cuối cùng. Theo như người phát ngôn của Klarna, công ty cho biết họ đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu pháp nhân để thành lập công ty cổ phần tại Vương Quốc Anh và đó là một bước khởi đầu quan trọng trong kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Và động thái này diễn ra ngay sau quý thứ ba tích cực, trong đó Klarna đạt được lợi nhuận cùng báo cáo doanh thu cao hơn 30%, khoảng 550 triệu USD. Người phát ngôn cũng cho biết thêm, việc tạo ra một pháp nhân mới sẽ cho phép công ty niêm yết ở trên sàn giao dịch chứng khoán dễ dàng hơn. Và mức định giá thời gian gần đây nhất của Klarna là 6.7 tỷ USD, so với mức định giá 45,6 tỷ USD một năm trước đó giảm 85%.

Lendbuzz

Lendbuzz - đây là một công ty fintech ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp các khoản vay mua ô tô dành cho những người thiếu lịch sử tín dụng vào hồi tháng 12 đã thuê các ngân hàng đầu tư để thực hiện IPO, có thể định giá startup này hơn 2 tỷ USD. Còn vào hồi tháng 6/2021, nền tảng tài chính ô tô này đã huy động được 300 triệu USD vốn vay, 60 triệu USD vốn tài trợ.

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO
Cũng tương tự như trong nhiều lĩnh vực khác, hầu hết các công ty fintech đã rút lui khỏi việc IPO trong thời gian 2 năm qua bởi định giá giảm trong bối cảnh lãi suất tăng. (Ảnh minh họa)

Chime

Cũng đã có tin đồn rằng Chime đang để mắt đến thị trường đại chúng. Từng được định giá ở mức 25 tỷ USD, công ty này đã nâng mức định giá lên con số 35-45 tỷ USD vào hồi tháng 3/2022. Tuy nhiên sau đó thị trường đã có sự thay đổi. Đến tháng 11/2022, công ty đã tuyên bố sa thải 12% lực lượng lao động, tương đương với khoảng 160 người.

Investing.com cho biết, những báo cáo gần đây đánh giá mức định giá của các công ty là gần 6,7 tỷ USD và có khả năng Chime sẽ quyết định IPO trong năm 2024.

Được thành lập vào năm 2013, trụ sở đặt tại thành phố San Francisco. Hiện tại, Chime là công ty lớn nhất của thế hệ ngân hàng không chi nhánh ở Mỹ. Giá trị của công ty này đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 12/2019 và tăng gần 900% so với thời điểm 18 tháng trước.

Không giống với các ngân hàng truyền thống, Chime không có chi nhánh, không thu phí hàng tháng hoặc phí thấu chi, cung cấp tài khoản ngân hàng di động miễn phí. Chủ tài khoản được cấp thẻ ghi nợ Visa, tiếp cận một hệ thống ngân hàng trực tuyến thông qua trang chime.com hoặc là ứng dụng di động và gần 40.000 máy rút tiền tự động (ATM). Công ty kiếm tiền thông qua việc thu phí quẹt thẻ từ thương nhân.

Và hoạt động của các ngân hàng số như Chime thường dựa vào một mạng lưới nhà cung cấp fintech và định chế được hậu thuẫn bởi Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC). Chính vì thế, những công ty này sẽ phải chứng tỏ rằng hệ thống của họ đủ mạnh để có thể xử lý nhu cầu khách hàng. Mọi thách thức khác của Chime là phải chứng minh được họ có thể duy trì tốc độ tăng trưởng và hướng đến lợi nhuận.

Plaid

Hồi tháng 10/2023, Plaid đã thuê Cựu Giám đốc tài chính của Expedia, Eric Hart, làm giám đốc tài chính đầu tiên của mình. Động thái này thường là một bước quan trọng ở trong quá trình một công ty tư nhân tiến đến thị trường đại chúng. Sau đó thì công ty thông báo đã bổ nhiệm giám đốc sản phẩm của Cloudflare, Jen Taylor, làm chủ tịch đầu tiên.

Khi được hỏi rằng, liệu động thái này có nghĩa là công ty đang có kế hoạch IPO hay không, có một phát ngôn viên đã nói rằng: “Tôi có thể xác nhận rằng, IPO là một cột mốc quan trọng mà chúng tôi đang hướng đến, tuy nhiên chúng tôi chưa có bất kỳ chi tiết hoặc là mốc thời gian nào để chia sẻ”.

Plaid khởi đầu là một công ty kết nối tài khoản ngân hàng tiêu dùng với những ứng dụng tài chính, tuy nhiên sau đó đã dần mở rộng các dịch vụ của mình để có thể cung cấp nhiều trải nghiệm tích hợp toàn diện hơn./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Điểm danh những thương vụ IPO dự kiến “bùng nổ” nhất châu Á trong năm 2024

Tin mới cập nhật

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

1 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

2 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

2 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

2 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

2 ngày trước