Người Nhật Bản trở thành tân Chủ tịch của Bamboo Airways, dự kiến 2026 sẽ IPO
BÀI LIÊN QUAN
J&T Express nộp hồ sơ IPO tại Hong Kong, dự kiến thu về 500 triệu USD - 1 tỷ USD trong năm 2023Arm bắt tay đối thủ Intel, chuẩn bị đợt IPO lớn nhất trong ngành bán dẫnQuyết khởi nghiệp năm 79 tuổi với Happhest Health, tỷ phú Ashok Soota đặt mục tiêu IPO trong 5 năm tớiTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, vào tháng 21/6, tại trụ sở Công ty Cổ phần hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) ở Hà Nội, ĐHĐCĐ của Công ty đã được diễn ra với việc bầu 7 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 - 2028 bao gồm ông Nguyễn Ngọc Trọng, ông Doãn Hữu Đoàn, ông Lê Bá Nguyên, ông Lê Thái Sâm, ông Trần Hoà Bình, ông Oshima Hideki, ông Phan Đình Tuệ. Song song với đó là bổ sung và thay thế cho các thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 – 2024 đã từ nhiệm.
ĐHĐCĐ cũng đã tiến hành bầu ra 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028 đó là bà Nguyễn Thị Hữu, bà Nguyễn Bích Ngọc, ông Nguyễn Đăng Khoa để bổ sung và thay thế cho các thành viên cũ đã từ nhiệm.
Cũng cùng ngày, Hội đồng quản trị Bamboo Airways cũng đã tiến hành họp và thống nhất bầu ông Oshima Hideki là Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Airways, ông Nguyễn Ngọc Trọng đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch thường trực còn ông Doãn Hữu Đoàn và ông Phan Đình Tuệ đảm nhiệm chức vụ là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Airways.
Như thế thì đây cũng là lần đầu tiên một hãng hàng không Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng quản trị là người nước ngoài.
Phát biểu trong sự kiện, ông Oshima Hideki cho biết, tính an toàn chính là yếu tố quan trọng trong hàng không, tiếp theo đó là việc cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Ông Oshima Hideki cho biết: “Để có thể làm được điều này thì sự vui vẻ và hạnh phúc của các nhân viên, đặc biệt là đội ngũ nhân sự tuyến đầu chính là yếu tố then chốt. Bởi thế tôi sẽ luôn nỗ lực hỗ trợ cũng như sát cánh với các nhân viên để có thể thúc đẩy tinh thần đồng đội xuyên suốt từ ban lãnh đạo”.
Cũng theo ông, yếu tố quan trọng để cải thiện lợi nhuận trong lĩnh vực hàng không xuất phát từ việc mỗi nhân viên sẽ phải có trách nhiệm với chi phí của chính bộ phận mình. Nói cách khác là mỗi cá nhân sẽ phải có ý thức cũng như tư duy của người làm quản trị doanh nghiệp. Đây cũng là văn hóa doanh nghiệp mà ông mong muốn sẽ xây dựng cũng như lan tỏa ở Bamboo Airways.
Tân Chủ tịch Bamboo Airways đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không và từng đảm nhận nhiều vị trí quản lý cấp cap ở các cảng hàng không, hãng bay lớn của châu Á, điển hình như: Phó Tổng giám đốc của Hãng hàng không Japan Airlines – Nhật Bản, Phó Tổng giám đốc của Sân bay Narita Tokyo – Nhật Bản, Giám đốc dự án của Sân bay Haneda Tokyo – Nhật Bản,...
Kinh nghiệm trong việc tái cấu trúc hãng hàng không là gì?
Đưa ra trả lời cho câu hỏi của cổ đông về việc tại sao Bamboo Airways lại mời chuyên gia người Nhật Bản tham gia vào việc cố vấn và Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bamboo Airways Nguyễn Minh Hải nói rằng, ông Masaru Onishi và Ông Hideki Oshima đều là cựu lãnh đạo của Japan Airlines. Họ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành và phát triển mảng quan hệ quốc tế cũng như tham gia các liên minh hàng không lớn.
Đáng chú ý, đây là những lãnh đạo đã tham gia trong công cuộc tái cấu trúc thành công của Japan Airlines từ một hãng hàng không ở bên bờ vực phá sản cho đến có lãi.
Ông Hải nói rằng: “Chúng tôi tin tưởng rằng với sự tham gia của ông Masura và ông Hideki thì sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả cũng như tính kỷ luật trong công tác quản trị, mở rộng mạng lưới thị trường quốc tế, các liên minh hàng không ở Bamboo Airways".
Doanh nghiệp dự kiến năm 2026 sẽ tiến hành IPO
Đối với câu hỏi của cổ đông về việc Bamboo Airways có hướng đến mục tiêu IPO hay không thì ông Hải nói rằng, IPO không phải là mục tiêu mà đó là phương tiện. Mặc dù vậy thì đích đến của ban lãnh đạo Bamboo Airways ở thời điểm hiện tại không phải IPO mà là xây dựng hãng hàng không tầm cỡ khu vực, phát triển tốt và kinh doanh có lãi.
Còn đối với việc IPO là phương tiện, đầu tiên, IPO chính là chuẩn mực, có sự giám sát của công chúng và khi đã IPO trở thành công ty đại chúng thì chắc chắn tiêu chuẩn sẽ khắt khe hơn. Như thế bắt buộc Bamboo Airways phải tốt hơn nữa.
Thứ hai đó là khi đã trở thành công ty đại chúng thì doanh nghiệp thu xếp nguồn lực cũng sẽ dễ hơn. Đó là một kênh dẫn vốn quan trọng và nếu như làm tốt thì cũng có điều kiện để phát triển.
Ông Hải khẳng định rằng, Bamboo Airways không có mục tiêu IPO sau đó bán cổ phần thì không phải là đích đến của hãng.
Còn về lộ trình thì trước mắt Bamboo Airways sẽ lựa chọn IPO ở thị trường Việt Nam và dự kiến đến cuối năm 2026 thì sẽ IPO. Đây chính là một nền tảng để có thể tạo ra bước phát triển tốt hơn nữa của Bamboo Airways.