meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hoạt động IPO và M&A bước vào cuộc chiến cân não “được - mất”

Thứ tư, 30/08/2023-11:08
Trong bối cảnh kinh tế bất định buộc các doanh nghiệp cần phải linh hoạt để có thể thích ứng với tình hình của thị trường. Tuy nhiên thì mọi động thái phải nhìn từ bức tranh lớn để có thể nắm bắt được thời cơ.

IPO và M&A bước vào cuộc chiến cân não

Ghi nhận, ngay từ đầu năm 2023, Nhà sáng lập kiêm CEO Golden Gate - ông Đào Thế Vinh đã tiết lộ, công ty có thể quay lại ngành đồ uống và hứa với các nhà đầu tư sẽ cố gắng IPO vào năm 2023 khi điều kiện cho phép. Và lời hứa được ra như thế, vì ông không thể dự đoán được chính xác thị trường năm 2023 sẽ như thế nào. 

Cũng theo đó, có hai phương án để có thể ứng phó kịp thời. Nếu như thị trường khó khăn thì Golden Gate có thể quay lại mảng nước giải khát - nơi mà họ từng thử nghiệm và chưa thành công. Cũng trong năm 2020, 2021 thì với khoảng 400 nhà hàng, nhiệm vụ quan trọng của Golden Gate là làm sao để có thể sống sót. 

Sau dịch thì có nhiều câu hỏi lớn và giả thuyết đã được đặt ra. Mặc dù vậy thì cũng may là ngành dược phẩm quay lại khá là nhanh bởi vì sau thời gian dài bị nhốt ở nhà, mọi người đã rất hào hứng ra đường ăn uống, vui chơi và gặp gỡ người thân, bạn bè.


Nhà sáng lập kiêm CEO Golden Gate - ông Đào Thế Vinh đã tiết lộ, công ty có thể quay lại ngành đồ uống và hứa với các nhà đầu tư sẽ cố gắng IPO vào năm 2023
Nhà sáng lập kiêm CEO Golden Gate - ông Đào Thế Vinh đã tiết lộ, công ty có thể quay lại ngành đồ uống và hứa với các nhà đầu tư sẽ cố gắng IPO vào năm 2023

Golden Gate là công ty tiên phong trong việc áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng ở  Việt Nam với 5 phong cách ẩm thực chính đó là lẩu, BBQ, món Á, món Tây, nhà hàng tự phục vụ (Cafeteria).

Cũng theo ông Vinh, sau trận ốm thì Golden Gate đã tập trung vào việc cấu trúc lại dòng vốn cũng như lợi nhuận để có nguồn lực dồi dào nuôi sống cũng như phát triển bộ máy. Thay vì tập trung tăng trưởng như trước đó thì trong năm 2022, Golden Gate tập trung vào việc tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể. Cũng nhờ thế mà lợi nhuận trong năm 2022 của Golden Gate đã tăng gấp đôi so với năm 2019. 

Mặc dù mọi thứ đều bất định tuy nhiên ông Vinh vẫn khá là lạc quan với năm 2023. Riêng IPO, Golden Gate đã lỡ hẹn với nhà đầu tư nhiều lần. Mặc dù vậy, vì năm 2021 là lần đầu tiên, công ty lỗ và theo luật định thì phải 2 năm có lời liên tiếp thì doanh nghiệp mới có cơ hội lên sàn chứng khoán. Chính vì thế mà năm 2024 sẽ là thời điểm sớm nhất để cho Golden Gate có thể IPO và đây cũng là lời hứa của các nhà sáng lập với nhà đầu tư. 

Ông Vinh nói rằng: “Nếu như một công ty không có nhà đầu tư nước ngoài, vẫn 100% vốn của các nhà sáng lập thì việc IPI hay không là câu chuyện cân nhắc kỹ. Nếu như có tinh thần thép thì nên lên sàn, nhất là các anh sắp rời ghế và muốn công ty minh bạch”. 

Chia sẻ về vấn đề IPO, Chủ tịch HĐQT Sunhouse - ông Nguyễn Xuân Phú cho biết, việc niêm yết lên sàn chứng khoán sẽ đáp ứng được 3 yếu tố đó là cần huy động vốn, trường hợp người điều hành muốn rút lui và giá trị tương lai thưởng cho bộ máy điều hành. 

Mặc dù vậy thì việc IPO cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ ra quyết định, sẽ rất khó để có thể đưa ra quyết định nhanh trong những trường hợp rủi ro. 

Riêng với Sunhouse thì đã sẵn sàng các điều kiện và có thể lên sàn bất kỳ lúc nào, tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần phải tính toán thời điểm cũng như cân đối giữa cái được - mất để đưa ra quyết định. 

Cũng cần phải nhắc lại, vào năm 2016, Sunhouse đã có đợt tái cấu trúc để chuẩn bị lên IPO. Ông Phú cũng thành lập Sunhouse Invest - đây chính là công ty mẹ chuyên đầu tư vào các công ty con. Trong đó thì Quỹ Sunhouse Invest luôn tìm kiếm những startup hay các lĩnh vực đầu tư có thể sinh lời. Mặc dù vậy thì Sunhouse Invest không phải là tiền riêng của ông mà đó là thành quả của tập thể, cho nên càng phải thận trọng hơn. Ông cũng muốn những người nhận được khoản đầu tư đó cần phải có trách nhiệm, đặc biệt là những người đứng đầu phải có trách nhiệm cá nhân ở trong đó. 

Vào thời điểm tái cấu trúc đó, 5 cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse đã tiến hành thoái sạch vốn cổ phần ở Tập đoàn, khiến cho thị trường đồ gia dụng dậy sóng. Cá nhân của ông Phú cũng sở hữu 50% cổ phần Sunhouse Invest; em trai là ông Nguyễn Xuân Cường cũng sở hữu 10%; 40% còn lại đã thuộc về ông Nguyễn Đại Thắng. Dĩ nhiên là với mô hình quản trị công ty mẹ - công ty con thì ông Phú cùng các cổ đông sáng lập sẽ bán hết vốn công ty con về công ty mẹ. 


IPO và M&A bước vào cuộc chiến cân não
IPO và M&A bước vào cuộc chiến cân não

Mặc dù vậy thì đó cũng chính là thời gian mà Sunhouse vào tầm ngắm mua bán - sáp nhập của Tập đoàn Electrolux (Thụy Điển). Hai bên cũng đã có những cuộc tiếp xúc, đàm phán về thương vụ. 

Ông Phú cũng thừa nhận rằng, đó là một thương vụ lớn, cần suy nghĩ từ nhiều phía. 

Ông Phú cũng cho rằng, trong đầu tư cần phải bảo vệ việc kinh doanh cốt lõi của mình. Chính vì thế mà ông sẽ chọn những cơ hội đầu tư giúp mở rộng thị trường, hoàn thiện sản phẩm, hệ sinh thái, chuỗi cung ứng để nâng cao tính cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp. Còn đối với những lĩnh vực nào quá khác biệt, chỉ mang tính cơ hội, rủi ro cao thì chắc chắn cá nhân ông cùng với Sunhouse trong lúc này chưa dám nghĩ đến.

Ông Phú cũng được biết đến là một ông chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư có phong cách đầu tư cẩn trọng trước mỗi quyết định rót vốn. 

Khi chắc chắn tạo ra giá trị thì mới thực hiện M&A

Việc thận trọng, tìm những mảnh ghép giá trị nhất cho mình có thể thấy qua thương vụ M&A của Sunhouse tháng 9/2022.

Sunhouse M&A với một nhà máy sản xuất dây và cáp điện OVI CABLES (Việt Nam) - đây là một thành viên của Công ty Olympic Cables thuộc Tập đoàn OSK Group Malaysia. Thương vụ này cũng giúp cho Sunhouse mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và đồng thời cho thấy một chiến lược chinh phục thị trường đa dạng, mạnh mẽ. 

Cũng cần phải nhắc lại thì khởi nguồn của Sunhouse trước khi trở thành thương hiệu ngành hàng gia dụng là kinh doanh dây cáp điện. Những năm đầu khởi nghiệp, dây cáp điện chính là sản phẩm chủ lực, chiếm đến 70% doanh thu của công ty. 

Cũng theo ông Phú, khi sản phẩm gia dụng phủ sóng khắp thị trường nội địa thì Sunhouse tận dụng thị trường cũng như uy tín đã có để M&A một nhà máy chất lượng trong lĩnh vực cáp điện mà công ty từng am hiểu. Việc M7A này sẽ giúp cho công ty có thể nắm bắt được thời cơ và tự tin trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm dây cáp điện. 

OVI CABLES (Việt Nam) ghi nhận có công suất khoảng 8000 tấn đồng/năm. Sau thời gian hơn 15 năm hoạt động ở Việt Nam thì công ty đã có mặt ở các loạt dự án của Vingroup (Vinhomes, Landmark81, Vinpearl Land…), hay như các nhà máy lớn khắp 3 miền (Hanosimex, Toto, Kyocera, Thép Dana…).


Khi chắc chắn tạo ra giá trị thì mới thực hiện M&A
Khi chắc chắn tạo ra giá trị thì mới thực hiện M&A

Cũng theo ông Phú thì với việc mở rộng ngành hàng sang lĩnh vực thiết bị điện, thiết bị dân dụng, diện chiếu sáng thì Sunhouse hy vọng, việc M&A nhà máy này giúp cho Tập đoàn có bước tăng trưởng mới, góp phần vào chiến lược tăng trưởng ổn định 25 - 30% trong giai đoạn 5 - 10 năm sắp tới. 

Thời điểm trước đó, năm 2019, Sunhouse đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất đèn LED xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ.

Không những M&A mà với tiềm lực kinh tế, tầm nhìn xa thì Sunhouse đã liên tục mở nhiều nhà máy mới để chớp cơ hội sau đại dịch. Cũng trong tháng 4/2022, Sunhouse đã khai trương nhà máy sản xuất máy lọc nước RO ở Long An. Và ở giai đoạn 1, nhà máy chú trọng hoàn thiện hệ thống sản xuất cơ khí, lắp ráp máy lọc nước RO với công suất là 1000 - 1500 sản phẩm/ngày (tương đương với 40.000 máy lọc nước mỗi tháng). Và giai đoạn 2 cũng sẽ khai thác hết tổng diện tích hơn 20.000m2 sản xuất và đưa vào những sản phẩm gia dụng thế mạnh của Sunhouse như là nồi, chảo, nồi cơm điện,...

Song song với đó, tập đoàn cũng hoàn thiện đội ngũ nghiên cứu phát triển sản phẩm, quản trị chất lượng để có thể cho ra đời những sản phẩm có tính địa phương hóa, hợp nhất các quy trình phát triển, sản xuất cũng như bán hàng ở cùng một nơi. 

Và việc mở rộng hệ thống nhà máy, đặc biệt là tập trung ở khu vực phía Nam, Sunhouse cũng hướng đến mục tiêu cung cấp sản phẩm nhanh hơn (khắc phục những hạn chế về logistics khi mà kho hàng chính đặt ở miền Bắc), chăm sóc hậu mãi tốt hơn đối với khách hàng. Điều quan trọng chính là các nhà máy ở khu vực cũng sẽ giúp tiếp cận nhu cầu khách hàng sát sao hơn để có thể nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm phù hợp với khách hàng của từng thị trường. Tập đoàn cũng hướng đến việc chinh phục hoàn toàn thị trường phía Nam đầy tiềm năng và tiếp theo nữa đó chính là xuất khẩu sang các nước lân cận như là nhu cầu khách hàng sát sao hơn, để nghiên cứu và sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với khách hàng của từng thị trường. Tập đoàn cũng hướng đến chinh phục hoàn toàn thị trường phía Nam đầy tiềm năng và tiếp theo nữa đó chính là xuất khẩu sang các nước lân cận như là Thái Lan, Indonesia, Campuchia,...

Theo dữ liệu từ PwC Việt Nam cho thấy, hoạt động M&A toàn cầu có khả năng sẽ tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023, khi mà các nhà đầu tư và giám đốc điều hành tìm cách cân bằng rủi ro ngắn hạn với các chiến lược chuyển đổi kinh doanh dài hạn. Và theo đó, 60% CEO toàn cầu không có kế hoạch trì hoãn các hoạt động M&A trong năm 2023 dù cho số lượng giao dịch giảm mạnh. 

Cũng theo đó, hoạt động M&A nhằm mục đích tối ưu hóa danh mục đầu tư cũng tiếp tục là cơ hội chiến lược cho các nhà đầu tư ở trên thị trường, bất chấp những thách thức đến từ kinh tế vĩ mô cũng như địa chính trị. 

Ở thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư đang quan tâm đến các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, logistics, giáo dục và đồng thời mở rộng cơ sở sản xuất, mở rộng thị phần cũng như khai thác lực lượng lao động có trình độ, phát triển các tệp khách hàng. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước