meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá lúa mì lao dốc hơn 50%, các doanh nghiệp Việt cần lưu ý những gì?

Thứ năm, 28/09/2023-18:09
Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 8 năm nay, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam đã tăng 8% so với tháng 7, đạt 360.625 tấn. Điều đáng nói, cơ cấu nguồn cung đã có sự chuyển dịch rõ ràng.

Theo Thời báo ngân hàng, sau cuộc xung đột Nga - Ukraine diễn ra từ tháng 2/2022, giá lúa mì đã giảm mạnh hơn 50% kể từ mức đỉnh. Trong một bản tin vừa phát đi, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) lưu ý những rủi ro về nguồn cung toàn cầu đang một lần nữa nhen nhóm. 

Giá lúa mì lao dốc, tâm lý xem nhẹ nguồn cung xuất hiện

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng lúa mì của Nga trong niên vụ 2023/2024 có thể đạt 85 triệu tấn, so với mức kỷ lục trong niên vụ trước đã thấp hơn đáng kể. Song lượng tồn kho lớn vẫn đảm bảo nguồn cung lúa mì của Nga vượt 100 triệu tấn trong năm thứ 2 liên tiếp. 


Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng lúa mì của Nga trong niên vụ 2023/2024 có thể đạt 85 triệu tấn, so với mức kỷ lục trong niên vụ trước đã thấp hơn đáng kể
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, sản lượng lúa mì của Nga trong niên vụ 2023/2024 có thể đạt 85 triệu tấn, so với mức kỷ lục trong niên vụ trước đã thấp hơn đáng kể

Nhiều thị trường truyền thống như Ai Cập, Iran và Algeria vẫn có nhu cầu nhập khẩu lúa mì mạnh mẽ. Dự báo xuất khẩu lúa mì của Nga vẫn cán mốc kỷ lục mới với 49 triệu tấn. Theo nhận định của MXV, giá lúa mì thế giới đã giảm mạnh trong bối cảnh vụ thu hoạch đang diễn ra ở Bắc bán cầu cùng sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Nga.

Giá lúa mì Canada đã giảm từ mức 347 USD/tấn hồi giữa tháng 8 xuống còn 318 USD/tấn sau một tháng, song vẫn giữ vị trí top 1 về giá so với các nhà xuất khẩu khác. Ngay phía sau là lúa mì Mỹ và Argentina đang được chào bán với giá 314 USD/tấn. Sau khi giảm hơn 15 USD/tấn, giá lúa mì EU đã về mức giá tương đương với Nga là 250 USD/tấn.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam phân tích: “Tăng sản lượng đồng nghĩa với việc giảm giá sâu, song định hướng này lại giúp Nga thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường lúa mì thế giới. Việc giành được thị phần lớn nhất vừa mang đến lợi nhuận cho nông dân, vừa giúp vị thế của Nga với những nước phụ thuộc nhập khẩu được củng cố, đặc biệt trong bối cảnh an ninh lương thực toàn cầu đang là vấn đề cấp thiết”. 

Điều đáng nói, những số liệu tích cực từ Nga và diễn biến lao dốc của giá lúa mì dễ đẩy thị trường vào tâm lý xem nhẹ tình hình nguồn cung trên toàn thế giới. Sau 3 năm sản xuất lập kỷ lục, sản lượng lúa mì toàn cầu trong niên vụ 2023/2024 được USDA dự báo so với niên vụ trước sẽ sụt giảm vì thiệt hại mùa vụ tại một số quốc gia xuất khẩu chính. Do ảnh hưởng của hạn hán, dự báo sản lượng lúa mì của Australia và Canada sẽ thấp hơn lần lượt 10% và 34% so với niên vụ 2022/2023.

Vì thế, MXV lưu ý rằng, tồn kho chính là thước đo quan trọng trong việc nguồn cung sẵn cso cho thị trường. Thời điểm hiện tại, tỷ lệ tồn kho trên tiêu thụ (Stock-to-use ratio) lúa mì thế giới nếu như không tính Nga đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Ngoài những rủi ro về sản lượng, hoạt động vận tải của Ukraine - một trong những nhà sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới - vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen từng có thời gian là ‘huyết mạch’ với 79 quốc gia, nhưng sau khi Nga rút khỏi Thỏa thuận vào tháng 7/2023, hàng triệu người trên thế giới đang đứng bên bờ vực của nạn đói.


Ngoài những rủi ro về sản lượng, hoạt động vận tải của Ukraine - một trong những nhà sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới - vẫn đang gặp nhiều khó khăn
Ngoài những rủi ro về sản lượng, hoạt động vận tải của Ukraine - một trong những nhà sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới - vẫn đang gặp nhiều khó khăn

Liên quan đến vấn đề này, ông Quang Anh nhận định, ngày càng có nhiều quốc gia phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu do vấn đề xung đột và hạn hán. Trong bối cảnh các nhà sản xuất lớn đều đang thu hẹp nguồn cung, Nga trở thành quốc gia được kỳ vọng sẽ bù đắp cho những thiệt hại này. Việc rủi ro tập trung vào một quốc gia nhiều khả năng sẽ khiến thị trường càng thêm nhạy cảm trước những cú sốc tiềm ẩn về nguồn cung, đồng thời gây biến động mạnh về giá cả. 

Rủi ro lớn về nguồn cung sẽ xuất hiện?

Trong thời gian qua, những rủi ro tài chính và an ninh sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, sự sụp đổ của Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen đã đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa của Nga tăng cao. Bên cạnh đó, Cargill, Louis Dreyfus và Viterra - những ông lớn trong ngành kinh doanh thực phẩm - cũng đã rời thị trường Nga vào tháng 7/2023 càng tạo thêm áp lực lên thị trường thương mại hàng hóa. 

Tháng 12 năm ngoái, Bộ Nông nghiệp Nga đã công bố kế hoạch xây dựng đội tàu gồm 61 tàu chở ngũ cốc mới. Dữ liệu của Vessels Value cho thấy, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận đơn hàng nào. Thông thường, sẽ mất khoảng 3 năm kể từ khi xác nhận đơn hàng cho đến khi hạ thủy tàu. Điều này cũng đặt ra quan ngại về việc liệu Nga có thể duy trì được tốc độ xuất khẩu kỷ lục sau giai đoạn thu hoạch cao điểm vào đầu quý 4 tới hay không.

Ngoài khả năng vận tải, dòng chảy lúa mì từ Nga còn dễ dàng chịu tác động từ những yếu tố chủ quan từ chính sách thương mại của chính phủ nước này. Dễ dàng thấy được, việc Nga có được vị thế hiện tại trên thị trường lúa mì nói riêng và lương thực thế giới nói chung không phải là điều ngẫu nhiên. Điều này thực tế đều xuất phát từ định hướng dài hạn của Tổng thống Nga Putin.

Trước đó, trong bài phát biểu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2012,ông Putin từng công bố kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng ngũ cốc, hướng đến sản xuất 120 đến 125 triệu tấn ngũ cốc/năm cho đến năm 2020, đồng thời nhấn mạnh: “Nga sẽ đóng góp vào việc ổn định nguồn cung cấp lương thực toàn cầu”.

Có thể thấy, lương thực cũng là một trong các công cụ chiến lược có sức chi phối những vấn đề về quân sự, chính trị và cả kinh tế. Điều này được thể hiện rõ nét qua cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cùng những hệ quả cho đến tận thời điểm hiện tại. Cho đến nay, Nga vẫn đang cáo buộc phương Tây áp đặt nhiều rào cản trong việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này. Đồng thời, Nga cũng đã từ chối khôi phục Thỏa thuận Biển Đen bất chấp kêu gọi từ Liên hợp quốc.

Do đó, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cảnh báo, nhiều khả năng thị trường sẽ đối mặt với rủi ro lớn về nguồn cung nếu xảy ra gián đoạn lúa mì từ Nga, trong khi nhiều nước khác khó có khả năng bù đắp. Vì thế, giá lúa mì toàn cầu có thể sẽ tăng trở lại. Đồng thời, Việt Nam sẽ có thể bị ảnh hưởng gián tiếp vì vẫn đang phụ thuộc lượng hàng nhập khẩu mỗi năm để làm nguyên liệu cho ngành chăn nuôi.

Các doanh nghiệp cần có chiến lược mua hàng thận trọng

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 8 năm nay, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam đã tăng 8% so với tháng 7, đạt 360.625 tấn. Điều đáng nói, cơ cấu nguồn cung đã có sự chuyển dịch rõ ràng. So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu từ thị trường chủ đạo Australia đã sụt giảm 45%, còn khối lượng lúa mì Mỹ lại tăng gấp đôi.


So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu từ thị trường chủ đạo Australia đã sụt giảm 45%, còn khối lượng lúa mì Mỹ lại tăng gấp đôi
So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu từ thị trường chủ đạo Australia đã sụt giảm 45%, còn khối lượng lúa mì Mỹ lại tăng gấp đôi

Thực tế, cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam thay đổi chủ yếu là vì ảnh hưởng ngắn hạn từ vụ mùa lúa mì của Australia mới bị thiệt hại đáng kể. Song, điều này cũng hé lộ những rủi ro mới khi nguồn cung từ các thị trường truyền thống bị thu hẹp. 

Dù không phải là đối tác nhập khẩu trực tiếp lúa mì từ Nga, ngành chăn nuôi của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng gián tiếp, chi phí bị đẩy lên cao nếu nguồn cung Biển Đen bị gián đoạn.

Đồng thời, anh Phạm Quang Anh nhận định, các doanh nghiệp trong nước đã có những bài học sâu sắc về quản lý nguồn cung nguyên liệu sau 3 năm thị trường nông sản trải qua hàng loạt các biến động khốc liệt. Vào thời điểm này, chiến lược mua hàng hợp lý càng thêm quan trọng. Nếu xét trong ngắn hạn, Mỹ có thể sẽ là lựa chọn thay thế vì quốc gia này có nguồn cung sẵn có khi mới thu hoạch vụ xuân. Tuy nhiên, nguồn cung toàn cầu hiện nay vẫn đang bị thu hẹp, trong khi ngành chăn nuôi Việt Nam cũng cần phải thận trọng trước những rủi ro đến từ mức xuất khẩu kỷ lục của Nga. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nam chính thức định đoạt "số phận" của Khu Đại học Nam Cao giai đoạn 2

Bình Dương: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị hơn 11.000 tỷ ở thành phố Bến Cát

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

“Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người bán có vi phạm pháp luật?

13 giờ trước

Huawei có kế hoạch ra mắt điện thoại thông minh gập ba

13 giờ trước

Chỉ trong 6 tháng, người Việt đã chi gần 145 nghìn tỷ đồng để mua sắm online

13 giờ trước

TP.HCM điều chỉnh giá đất trên nhiều tuyến đường lên tới 810 triệu đồng/m2

13 giờ trước

Samsung và LG dẫn đầu trong việc tích hợp AI vào nhà thông minh

13 giờ trước