meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chỉ trong 6 tháng, người Việt đã chi gần 145 nghìn tỷ đồng để mua sắm online

Thứ sáu, 26/07/2024-18:07
Trong 6 tháng đầu năm nay, 5 sàn thương mại điện tử là Shopee, Tiki, Lazada, Sendo và TikTok Shop ghi nhận mức doanh thu 143.900 tỷ đồng với 1,533 triệu sản phẩm giao thành công tới tay khách hàng.

Mua hàng trên các sàn thương mại điện tử là xu hướng được người trẻ lựa chọn. Không mất thời gian đi mua, tối ưu được giá vào các dịp khuyến mại, giao tận nơi… là những điểm rất được lòng giới trẻ.

Chị Đỗ Thị Thanh Nhàn (Long Biên, Hà Nội) luôn chọn dịp các sàn thương mại tung ra nhiều khuyến mãi để mua hàng. Những dịp như vậy, chị đều mua ít nhất 2 đơn, còn nhiều thì đến gần 20 đơn. Chị Nhàn chia sẻ, mỗi ngày chị làm 9 tiếng tại công ty, thêm hơn 1 tiếng di chuyển trên đường tới chỗ làm nên mua qua các sàn thương mại là thuận lợi nhất.


Sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online vẫn đang diễn ra mạnh mẽ
Sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online vẫn đang diễn ra mạnh mẽ

Trong khi đó, Lưu Mỹ Anh (23 tuổi) cho hay, chỗ cô làm việc mỗi ngày đều có đơn hàng mua online nên mọi người chia nhau đi nhận. Hôm nay cô đi nhận cho cả phòng thì ngày mai sẽ tới phiên người khác. Mỹ Anh bảo như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và đỡ mất công ngày nào cũng phải xuống chân tòa nhà nhận hàng.

Mới đây, nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric đã đưa ra thống kế của 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu gồm Shopee, Tiki, Lazada, Sendo và TikTok Shop trong nửa đầu năm 2024. Theo đó, doanh số của 5 sàn này ghi nhận mức 143.900 tỷ đồng với 1,533 triệu sản phẩm giao thành công tới tay khách hàng. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số tăng 54,91%, còn sản phẩm giao thành công tăng 65,55%.

Trong Báo cáo Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến nửa đầu năm 2024, Metric nhận định, thương mại điện tử Việt Nam đang tiếp tục phát triển ổn định với mức tăng trưởng trên 54% cả về doanh số và sản lượng. Các sàn lớn như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo và Tiktok Shop đều đạt kết quả tích cực, phản ánh tiềm năng trong việc khai thác thị trường Việt Nam.

Mức tăng trưởng trên phản ánh sự dịch chuyển mua sắm từ offline sang online vẫn đang diễn ra mạnh mẽ. Trong nửa đầu năm nay, ngành hàng, làm đẹp, thời trang nữ và nhà cửa - đời sống tiếp tục dẫn đầu về doanh số và sản lượng trên cả 5 sàn thương mại điện tử. Trong đó, phân khúc giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn duy trì sức hấp dẫn mạnh mẽ khi so với cùng kỳ năm trước thị phần tăng thêm 3%. Với nhiều biền động của tình hình kinh tế hiện nay, "thắt chặt chi tiêu" vẫn là tiêu chí được nhiều gia đình áp dụng. Vì vậy, người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm có giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền.


Số liệu nửa đầu năm của 5 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam (Ảnh: Vietnambiz)
Số liệu nửa đầu năm của 5 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam (Ảnh: Vietnambiz)

Đặc biệt, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự thống trị của các thương hiệu lớn thuộc ngành hàng điện thoại - máy tính bảng khi trong top 10 thương hiệu có doanh số cao nhất thì có tới 4 thương hiệu thuộc ngành này. Đó đều là những cái tên quen thuộc như Samsung, Apple, Xiaomi, Oppo.

Bên cạnh đó, Honda lần đầu xuất hiện trong danh sách. Điều này chứng minh người Việt giờ đã tin tưởng và sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm có giá trị cao trên nền tảng trực tuyến. Sự phát triển của hạ tầng logistics và các dịch vụ thanh toán trực tuyến đã tạo ra môi trường thuận lợi, thúc đẩy xu hướng mua sắm này.

Đáng chú ý, xuất hiện xu hướng nổi bật mới trong mua sắm online là sự gia tăng thị phần của các Shop Mall - gian hàng chính hãng của nhà sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm, số lượng Shop Mall đã tăng 12,29% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, người tiêu dùng ngày càng ưu tiên chọn sản phẩm từ thương hiệu chính hãng hoặc nhà bán có uy tín.

Các nhà bán trên Shopee có doanh số cao chủ yếu đều sở hữu những kho hàng đặt tại Hà Nội và TP. HCM - là 2 trung tâm kinh tế hàng đầu với hệ thống logistics phát triển. Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng cũng được các chuyên gia của Metric đánh giá là khu vực đầy tiềm năng với nhiều kho hàng có doanh số cao, nhờ vào mật độ dân cư đông đúc và nhu cầu tiêu dùng lớn.

Metric dự báo, giai đoạn cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là mùa tựu trường, đây luôn là thời điểm “vàng” cho ngành hàng văn phòng phẩm trên các sàn thương mại điện tử. Minh chứng, tháng 8/2023 ghi nhận doanh số lên tới 254 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với tháng trước đó. Người tiêu dùng đổ xô mua sắm sách, bút và dụng cụ học tập để chuẩn bị cho năm học mới. Ngành văn phòng phẩm sẽ tập trung doanh số ở phân khúc giá rẻ dưới 50.000 đồng.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phòng master là gì? Quy chuẩn thiết kế dành cho phòng master

Cục Thuế TP. HCM kiến nghị sớm ban hành bảng giá đất

Người dân tại các điểm "nóng" đấu giá: Khó tiếp cận đất đai ở chính nơi chôn rau cắt rốn

Phòng dorm là gì? Kinh nghiệm chọn phòng dorm bạn cần biết

Dự án “trên giấy” vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo trong thực hiện đề án 1 triệu căn NOXH

Đề xuất đấu giá nhà tái định cư ở Hà Nội: Bài học từ TP. HCM

Penthouses là gì? Những tiêu chuẩn đẳng cấp của penthouse

Vì sao Thanh Oai bất ngờ dừng đấu giá đất?

Tin mới cập nhật

Giá nhà tăng cao kéo giảm tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ

1 ngày trước

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

1 ngày trước

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

1 ngày trước

Người dân tại các điểm "nóng" đấu giá: Khó tiếp cận đất đai ở chính nơi chôn rau cắt rốn

1 ngày trước

Phòng master là gì? Quy chuẩn thiết kế dành cho phòng master

1 ngày trước