meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp xây dựng khó hoàn thành nhiệm vụ

Thứ hai, 26/12/2022-10:12
Hồi đầu năm, Việt Nam được đánh giá là điểm sáng của thị trường đầu tư quốc tế, nhất là bất động sản. Lĩnh vực này được các chuyên gia dự báo một tương lai đầy triển vọng trong vòng 20 năm tới. Đây cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng đặt ra những chỉ tiêu đầy tham vọng. Thế nhưng đến thời điểm này, phần lớn các nhà thầu xây dựng vẫn cách đích đến một khoảng rất xa.

Những con số tham vọng

Quý I/2022, thị trường bất động sản mở ra cho ngành xây dựng những cơ hội  phát triển đầy hy vọng. Bước sang quý II, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng cho mình một mục tiêu kinh doanh đầy ấn tượng với những con số đầy tham vọng. 


Trải qua thời gian dài khó khăn do dịch bệnh, các doanh nghiệp đều hi vọng rằng 2022 sẽ là một năm bùng nổ về doanh thu
Trải qua thời gian dài khó khăn do dịch bệnh, các doanh nghiệp đều hi vọng rằng 2022 sẽ là một năm bùng nổ về doanh thu

Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons là hai “ông lớn” đặt mục tiêu doanh thu trên 10.000 tỷ đồng. Cụ thể, Hòa Bình đặt mục tiêu tăng trưởng 54,1%, 20.000 tỷ đồng tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt mức 420 tỷ đồng. Coteccons đặt ra chỉ tiêu doanh thu đạt 15.010 tỷ đồng.

Không nằm ngoài cuộc đua, những doanh nghiệp xây dựng có quy mô nhỏ hơn như, Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings cũng đặt ra mục tiêu doanh thu 2.700 tỷ đồng, gấp 3 lần doanh thu năm 2021. Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons đặt mục tiêu đạt 7.458 tỷ đồng doanh thu, 265 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Đáng chú ý, mặc dù không niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons đặt mục tiêu doanh thu năm nay lên tới 10.000 tỷ đồng với mục tiêu lợi nhuận cán mốc 100 tỷ đồng.

Đích đến còn xa

Thế nhưng, với những diễn biến khó lường của thị trường, ngành xây dựng rơi vào cảnh khó trong suốt một thời gian dài. Tính đến tháng 9 năm nay, Hòa Bình chỉ đạt gần 11.000 tỷ đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế giảm đến 16% so với cùng kỳ năm trước khi chỉ thu về 61 tỷ đồng. Như vậy, với chỉ tiêu đã đặt ra trước đó, Hòa Bình mới chỉ hoàn thành hơn một nửa kế hoạch doanh thu.


Thị trường bất động sản chững lại, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp bất động sản và các ngành nghề liên quan
Thị trường bất động sản chững lại, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp bất động sản và các ngành nghề liên quan

Không khá hơn là mấy, cũng cùng thời gian đấy, Coteccons có doanh thu thuần đạt 8.306 tỷ đồng. Đáng buồn hơn khi lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này chỉ còn lại 2 tỷ đồng.

Đạt 1.108 tỷ đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp Phục Hưng có mức doanh thu gấp 1,7 lần so cùng kỳ ngoái, nhưng họ vẫn cách đích đến 59% kế hoạch đề ra. Trong 3 quý đầu năm, doanh nghiệp này thu về 16 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tương đương với 27%.

“Hạt giống” của cuộc đua doanh thu của các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết gọi tên Hưng Thịnh với 4.249 tỷ đồng doanh thu, 133 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 57% mục tiêu doanh thu và 50% mục tiêu lợi nhuận.

Riêng Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons, sau 9 tháng, đây là công ty có nguồn thu khả quan nhất khi  đạt 8.356 tỷ đồng doanh thu và 81 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với chỉ tiêu đề ra hồi đầu năm, Ricons chỉ còn cách vạch đích một khoảng tương đối ngắn.

Diễn biến đáng buồn của ngành xây dựng dịp cuối năm

Trước tình hình khó khăn trên, nhiều doanh nghiệp hy vọng vào thị trường dịp cuối năm sẽ gỡ gạc thêm một phần doanh thu. Thế nhưng, với đà trượt dốc của thị trường nhà đất, khiến các chủ thầu thầy dựng tiếp tục lâm vào cảnh khó.

Kể từ tháng 11, Thuận Việt Holding đã ra thông báo điều chỉnh mức giảm chi phí lương nhân sự cho các công ty con, bao gồm: Công ty Đầu tư kiến trúc xây dựng, SGD Newcity,Công ty CP tài sản thiết bị Thuận Việt. Trong đó, mức giảm lớn nhất lên tới 50% tổng lương.


Một số doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ phá sản.
Một số doanh nghiệp đang đối mặt với nguy cơ phá sản.

Để đảm bảo doanh thu, hai nhân vật lớn trong ngành là Coteccons và Hòa Bình buộc phải cho khách hàng nợ, tuy nhiên số nợ lại ngày một tăng, tổng nợ xấu phải thu của Coteccons là 1.145 tỷ đồng.  Trong khi đó, khoản tiền công ty Hoà Bình cho khách hàng nợ tính đến cuối tháng 9 năm nay là 6.165 tỷ đồng, tương đương 57% doanh thu 9 tháng đầu năm của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình hoạt động của ngành, ông Lê Viết Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cảnh báo nguy cơ phá sản của giới nhà thầu nếu tình hình thị trường bất động sản không được gỡ khó. Nhất là khi, nhiều công trình quy mô lớn bị ngưng trệ trong một thời gian dài không chỉ đe doạ “số phận” của doanh nghiệp xây dựng mà còn gây “hiệu ứng domino” tới hệ sinh thái nguyên vật liệu cung ứng của ngành như: xi măng, sắt, thép… 

Trước đó, “bão giá” nguyên vật liệu khiến ngành xây dựng lao đao do chi phí vật liệu bị đội lên một khoản khá lớn. Việc chi phí bị đội lên khoảng 65-70% so với giá dự toán xây dựng công trình ban đầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư, hiệu quả dự án, lợi nhuận của doanh nghiệp. Cả “bão giá” và tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản như những cú trời giáng gây khó cho thị trường xây dựng.

Nhất là đối với những doanh nghiệp vốn nhỏ, hoạt động dựa trên vốn tạm ứng một phần của chủ đầu tư và vốn vay ngân hàng. Hoàn thiện công trình mới nhận được tiền quyết toán. Tuy nhiên, hiện nay tín dụng đổ vào lĩnh vực xây dựng bị hạn chế, mặt bằng lãi suất cao khiến nhiều doanh nghiệp khó lòng gỡ khó. Bên cạnh đó, hiện nay, do nhiều lý do mà nhu cầu xây nhà mới của người dân cũng đang có dấu hiệu sụt giảm so với những năm trước. Hầu hết khách hàng chủ động hoãn thủ tục xây dựng các công trình, chờ tình hình tài chính đảm bảo tiếp tục triển khai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước