Doanh nghiệp rau quả có cơ hội lớn để tăng doanh thu khi đón đầu làn sóng tiêu thụ từ Trung Quốc
BÀI LIÊN QUAN
Nghề “lao động xuất khẩu” được tìm kiếm nhiều nhất của Nhật Bản: Sẵn sàng tăng 3 lương để chiêu mộ nhân tàiHé lộ những bí mật chưa bật mí phía sau con số xuất khẩu kỷ lục 10 tỷ USD của ngành thủy sảnTrị giá xuất khẩu đồ nội thất gỗ của Việt Nam tới Mỹ đạt 7,2 tỷ USD 9 tháng đầu nămTheo nhận định của ông Đinh Gia Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, nhu cầu tiêu thụ rau củ quả sẽ tăng mạnh khi Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh Covid 19 và mở cửa trở lại với thế giới. Nếu sớm đón đầu được làn sóng tiêu thụ này, doanh nghiệp sẽ nhận được những hiệu ứng tích cực.
Tình trạng xuất khẩu rau củ quả trước làn sóng hấp thụ của Trung Quốc
Số liệu của Tổng cục Hải quan trong tháng 11 cho thấy xuất khẩu mặt hàng rau củ quả của Việt Nam đi ngang so với tháng 10 khi đạt 306 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả tính đến 11 tháng đầu năm đạt gần 3,1 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam vẫn tiếp tục là Trung Quốc khi nước này chiếm đến 43%, ngang với giá trị 1,3 tỷ USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết Trung quốc nhập khẩu hơn 15 tỷ USD mặt hàng rau quả mỗi năm. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng về việc mở cửa cho hàng loạt hoa quả của Việt Nam xuất khẩu tới Trung Quốc sẽ là động lực đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu rau quả vào năm sau.
“Con át chủ bài” chống lạm phát Trung Quốc khiến cả thế giới hứng một cơn địa chấn
Bloomberg Economics cho rằng khi Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ khiến các mặt hàng hóa trên toàn cầu bị đẩy giá lên cao. Hơn nữa còn có thể gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng - vốn lâu nay đã khiến giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh.Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tăng mạnh
Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 10 ghi nhận những dấu ẩn khởi sắc nhất định khi tăng 23% so với tháng trước và tăng 28% so với tháng 10/2021, khi đạt 310 triệu USD.Xuất khẩu rau quả khởi sắc, dự báo tăng trưởng mạnh dịp cuối năm
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 10 đã cho thấy sự hồi phục trở lại. Đây là mặt hàng được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong dịp cuối năm sau khi chính sách Zero Covid của Trung Quốc được nới lỏng.Tại diễn đàn “Thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng, chanh leo, khoai lang, chuối và các sản phẩm nông sản - thực phẩm chủ lực tới Trung Quốc”, ông Đinh Gia Nghĩa, Phó Tổng giám đốc CTCP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã chia sẻ rằng: “Thời gian sắp tới khi mà Trung Quốc bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa giao thương với thế giới, nhu cầu đối với các mặt hàng rau củ quả sẽ tăng lên nhanh chóng. Nếu đón đầu được làn sóng tiêu thụ này, doanh nghiệp sẽ có được những kết quả khả quan”.
Thực tế cho thấy Trung Quốc là một thị trường quan trọng vì sức mua rất lớn. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nghĩa, công tác xúc tiến thương mại vẫn chưa được đầu tư tương xứng đối với quy mô.
Ông Nghĩa cho biết: “Trung Quốc không còn là một thị trường dễ tính. Thị trường này không hề thua kém so với thị trường châu u và thị trường Mỹ khi xét đến tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã sản phẩm và chất lượng. Những trở ngại về thương mại, các quy định về chất lượng sản phẩm này rất nghiêm ngặt và rõ ràng. Bên cạnh giá cả thì chất lượng sản phẩm cũng cần được cải thiện nhằm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc”.
Theo nhận định của đại diện công ty Đồng Giao, thị trường Trung Quốc dẫu sớm hay muộn thì cũng sẽ thực hiện kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một cách nghiêm ngặt, do đó, cần khuyến cáo nông dân về tiêu chuẩn phía nước bạn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất khẩu về sau.
Riêng mặt hàng sầu riêng, theo ông Nghĩa, cần đẩy mạnh cả mặt hàng cấp đông sang thị trường Trung Quốc do giá trị sản phẩm xuất khẩu rất cao. Ở giai đoạn cao điểm, giá sầu riêng cấp đông sang thị trường Trung Quốc có thể đạt ngưỡng 13.000 - 15.000 USD/tấn sản phẩm.
Trái cây có thể “cháy hàng” khi vừa được thu hoạch
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) - Ông Bob Wang cũng là đại diện cho phía nhà nhập khẩu tại diễn đàn cho biết hiệp hội sẽ khởi động dự án ‘Chợ trái cây quốc tế’ tại thị trường Trung Quốc trong năm 2022 và điểm đến đầu tiên sẽ là địa điểm thường trực của Hội chợ triển lãm Trung Quốc - ASEAN. Đó là ở Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hiệp hội này dự kiến sẽ tổ chức cuộc triển lãm và thương mại sầu riêng Việt Nam vào ngày 24/12 tới tại tỉnh Nam Ninh, đa phần theo hình thức bán trước trực tuyến. Ông Bob Wang kỳ vọng rằng trái cây Việt Nam có thể bán nhiều hàng hơn sang Trung Quốc ngay sau khi thu hoạch trong tương lai bằng cách này.
Ông Bob Wang đã nêu ra một số biện pháp đối với việc xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc nhằm thực hiện được ý tưởng trên.
Đầu tiên, ông Bob Wang đề nghị các cơ quan chức năng cùng nông dân trồng trái cây của Việt Nam kiểm soát chất lượng của sản phẩm chặt chẽ, đồng thời xây dựng những quy tắc thống nhất nhằm đảm bảo rằng việc hái và khử trùng trái cây Việt Nam có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, cũng như không dùng thuốc trừ sâu hay hóa chất vi phạm quy định.
Việt Nam cũng cần tạo dựng mô hình nông nghiệp mới nhằm kết nối giữa người sản xuất và người bán hàng một cách chặt chẽ để nắm bắt thông tin mới nhất về thị trường Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nam Ninh cũng đưa ra đề nghị rằng Chính phủ Việt Nam thiết lập cơ quan thúc đẩy thương mại nông sản với Trung Quốc nhằm giúp xây dựng thương hiệu, đồng thời tiếp thị nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
Ông Bob Wang kiến nghị rằng: “Dù là thông qua mua sắm trực tuyến hay thiết lập văn phòng thường trú tại Trung Quốc thì cũng đem đến cho người mua Trung Quốc những kênh mua sắm tiện lợi hơn và ít người trung gian hơn”.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tình hình 2 tháng cuối năm sẽ tiếp tục khả quan khi kỳ vọng có thể đem về 3,4 tỷ USD cho năm nay. Xuất khẩu rau quả đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 20% vào năm sau.
Bên cạnh thị trường Trung Quốc, thời gian qua, xuất khẩu tới những thị trường khác như Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản cũng đều ghi nhận những kết quả khả quan.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, thị trường rau quả Việt Nam bị chi phối nhiều bởi thị trường Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu cho thị trường này mỗi năm chiếm 50%. Nhu cầu rau quả phục vụ dịp Tết của nước này sẽ tăng cao để phục vụ văn hóa tâm linh.