meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hé lộ những bí mật chưa bật mí phía sau con số xuất khẩu kỷ lục 10 tỷ USD của ngành thủy sản

Chủ nhật, 11/12/2022-23:12
Theo như nhận định của Chủ tịch Sao Ta, năm 2022 đã để lại hàng loạt các thành quả ấn tượng cho tất cả những sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là cá tra. Tuy nhiên, những khó khăn trong năm 2023 ngày càng hiện hữu; vì thế các doanh nghiệp cần phải linh hoạt trong sách lược hoạt động cũng như kinh doanh để vượt qua sóng gió. 

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đạt 10,2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 28%. Điều đáng nói, đây là thành tích cao nhất của ngành thủy sản sau hơn 20 năm tham gia vào thị trường quốc tế. 

Trong số đó, xuất khẩu cá tra là gần 2,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng trưởng mạnh ở mức 63%, đồng thời chiếm 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Ngoài ra, xuất khẩu tôm thu về hơn 4 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành có tăng trưởng lớn thứ hai là cá ngừ khi đạt mức 40% và 941 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu mực và bạch tuộc cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh lên đến 30% và đạt 704 triệu USD. 


Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đạt 10,2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 28%
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đạt 10,2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 28%

Cũng theo VASEP, đây là kết quả của sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 quý đầu năm trong bối cảnh nhu cầu thị trường dồi dào và giá xuất khẩu tăng cộng với nguồn nguyên liệu đủ cung ứng cho đơn hàng. Điều đáng nói, năm 2022 là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, thế nên đây là một thành tích đáng ghi nhận đối với ngành thủy sản Việt Nam. 

Chỉ tính riêng trong tháng 11, xuất khẩu thủy sản đã có lần đầu tiên rơi xuống mức tăng trưởng âm, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước và chỉ đạt 780 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra hay cá ngừ đều ghi nhận mức giảm sâu từ 20% đến 26% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều khó khăn trước mắt bất chấp tăng trưởng ấn tượng

Liên quan đến tình trạng này, ông Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VACEP kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, nhận định đây là những con số tăng trưởng vô cùng ấn tượng trong bối cảnh kinh tế các nước vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau đại dịch Covid-19, cộng thêm ảnh hưởng lớn đến từ cuộc xung đột của Nga - Ukraine khiến thế giới rơi vào tình cảnh lạm phát ngày càng nghiêm trọng.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành này đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức khi tình hình tiêu thụ đang trên đà giảm mạnh. Chưa kể, doanh nghiệp thủy sản đang phải chịu sức ép từ nhiều phía, dòng tiền bị đình trệ, khó có thể hoàn tất kịp thời trách nhiệm đối với nơi cung ứng vốn. Với những thách thức này, Chủ tịch Sao Ta nhấn mạnh, các doanh nghiệp trong ngành cần phải điều chỉnh một cách linh hoạt các sách lược hoạt động cũng như kinh doanh để có thể vượt qua khó khăn với mức chi phí thấp nhất. Đặc biệt, điều quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn là tăng sức mạnh cạnh tranh sản phẩm nhờ việc tính toán tối ưu quy trình chế biến cùng với các định mức tiêu hao. 


Đối với các thị trường xuất khẩu, thời điểm hiện tại Mỹ vẫn đang là thị trường đóng góp lượng ngoại tệ nhiều nhất cho thủy sản Việt Nam với hơn 2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 10%. Ảnh minh họa
Đối với các thị trường xuất khẩu, thời điểm hiện tại Mỹ vẫn đang là thị trường đóng góp lượng ngoại tệ nhiều nhất cho thủy sản Việt Nam với hơn 2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 10%. Ảnh minh họa

Chưa dừng lại ở đó, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao năng suất sản xuất kinh doanh thông qua việc trang bị các công cụ hỗ trợ, coi trọng sự uyển chuyển trong việc hoạch định thị trường theo từng giai đoạn, đi liền với sản phẩm tập trung tương ứng và tái chọn lọc các khách hàng phù hợp. Cụ thể, ông Hồ Quốc Lực cho biết: “Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng ngày càng thông minh cộng thêm sự đòi hỏi ngày càng khắt khe, các doanh nhân không thể đi theo lối mòn cũ. Thời điểm hiện tại là cạnh tranh quốc tế vốn đầy cam go, không thể chậm chân hay chủ quan”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP mới đây đã chia sẻ tại hội thảo “Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức & giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng” và cho biết đây không phải là khó khăn của năm tới, đó là khó khăn của cuối năm 2022 đã chuyển sang năm 2023. Đồng thời, ông Hòe cũng nhận định: “Thị trường không thể nào cứ xuống mãi được, vẫn sẽ có lúc lên. Thế  nhưng quan trọng là thị trường lên trở lại khi nào. Nhiều người hy vọng, cuối quý 1/2023 thị trường sẽ hồi phục. Nếu thực tế tình hình kinh tế thế giới được cải thiện và nhu cầu sớm quay trở lại, chúng ta có thể hy vọng sớm vượt qua khó khăn trong năm 2023”.

Ông Hòe đánh giá, nền kinh tế vĩ mô hiện nay của Việt Nam đang được đánh giá khá tốt, vì thế nền kinh tế này sẽ không bị tác động quá nhiều bởi các vấn đề ở bên ngoài giống như năm 2008. Ngoài ra, sức khỏe của các doanh nghiệp thời điểm hiện tại dù không quá mạnh nhưng chắc chắn vẫn vững vàng hơn so với giai đoạn 2008. Nhờ những nền tảng này, các doanh nghiệp vẫn có thể cầm cự qua giai đoạn khó khăn và nắm bắt được nhiều cơ hội trong thời gian tới.  

Mỹ vẫn là thị trường chính của xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Đối với các thị trường xuất khẩu, thời điểm hiện tại Mỹ vẫn đang là thị trường đóng góp lượng ngoại tệ nhiều nhất cho thủy sản Việt Nam với hơn 2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gần 10%.

Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc – Hong Kong và thị trường Nhật Bản ghi nhận doanh số gần tương đương nhau, ở mức khoảng 1,6 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 11, thị trường EU đã mang về cho thuỷ sản Việt Nam hơn 1,2 tỷ USD trong khi thị trường Hàn Quốc mang về hơn 882 triệu USD. Ngoài ra, khối các nước CPTPP (bao gồm cả Nhật Bản) đang chiếm trên 26% tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm đạt gần 2,7 tỷ USD và tăng 34% so với cùng kỳ. 


Theo như nhận định của VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đầu năm ở mức trên 10 tỷ USD là kết quả của sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ba quý đầu năm. Ảnh minh họa
Theo như nhận định của VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đầu năm ở mức trên 10 tỷ USD là kết quả của sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ba quý đầu năm. Ảnh minh họa

Theo như nhận định của VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đầu năm ở mức trên 10 tỷ USD là kết quả của sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ba quý đầu năm, nhờ vào nhu cầu thị trường dồi dào cùng giá xuất khẩu tăng và nguồn nguyên liệu đủ cung ứng cho đơn hàng. Tuy nhiên khi đến giai đoạn nửa cuối năm tăng trưởng xuất khẩu đã chậm lại cộng thêm nhu cầu thị trường “tụt dốc không phanh” sẽ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản trong quý 4/2022. Trong tháng 10 vừa qua, xuất khẩu thuỷ sản chỉ tăng 2% khi so sánh với cùng kỳ năm trước trong khi tháng 11 cũng giảm 14%.

Đồng thời, VASEP cũng dự báo trong tháng 12 này, xuất khẩu thuỷ sản sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa; thậm chí đà sụt giảm sẽ kéo dài sang năm 2023. Tình hình hiện tại, lạm phát đã ảnh hưởng nặng nề đến những thị trường nhập khẩu, điều này khiến nhu cầu mua hàng cho giai đoạn quý đầu năm sau gần như đình trệ. Nhiều doanh nghiệp cho biết, số lượng đơn hàng sụt giảm mạnh đối với hầu hết các mặt hàng thủy hải sản ở mọi phân khúc giá.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước