Trị giá xuất khẩu đồ nội thất gỗ của Việt Nam tới Mỹ đạt 7,2 tỷ USD 9 tháng đầu năm
BÀI LIÊN QUAN
Mỹ và EU có thể sẽ áp thuế mới lên thép, nhôm của Trung QuốcGiới đầu tư đặt cược rằng Mỹ sẽ tránh được suy thoái kinh tếVinFast chính thức nộp hồ sơ IPO tại Mỹ, công bố mã chứng khoán VFSTheo Doanh nghiệp & Kinh doanh, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết xung đột địa chính trị, và lạm phát gia tăng đã thúc đẩy hàng hóa của Việt Nam tăng thị phần tại Mỹ, trong đó có đồ nội thất bằng gỗ, giúp bù đắp vào phần hao hụt từ Trung Quốc và Nga.
Thế nhưng, trị giá nhập khẩu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ của Mỹ chậm lại vì lạm phát và vị trí địa lý xa.
Thống kê của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) cho thấy trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ từ Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 giảm 3,2% so với cùng kỳ khi đạt 7,2 tỷ USD.
Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất của Mỹ với tỷ trọng 36,4%, giảm so với mức xấp xỉ 40% của năm trước.
Tháng 11/2022, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh
Theo đó, tháng 11/2022, lần đầu tiên kể từ đầu năm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đã rơi xuống mức âm, so với cùng kỳ năm 2021 giảm trên 14% và chỉ đạt khoảng 780 triệu USD. Mặc dù vậy thì tính chung 11 tháng năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt mức 10,2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng gần 28%.Từng xếp thứ 80 trên bảng xếp hạng các nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, Việt Nam nay đã vươn lên vị trí thứ 21
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1986 xếp thứ 80/168 trên thế giới khi đạt khoảng 790 triệu USD.Lũy kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD
Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tính cả 10 tháng năm 2022 tới thị trường Nhật Bản đã tăng 34% so với cùng kỳ khi đạt 1,5 tỷ USD. Đây là kết quả đáng khích lệ nếu so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành nội thất bằng gỗ của Việt Nam trong tình trạng lạm phát tăng cao làm nhu cầu tiêu dùng đi xuống. Điều đó cho thấy người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng chú ý đến các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam.Cục Xuất nhập khẩu cho biết Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất toàn cầu, có nhu cầu lớn với nhiều mặt hàng vì đây là nước đa chủng tộc, có GDP bình quân cao cùng với việc người dân có thói quen mua sắm và dịch vụ tài chính phát triển.
Đó là cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tới Mỹ. Thế nhưng, Mỹ được biết tới là quốc gia có hệ thống luật pháp phức tạp và nhiều rào cản kỹ thuật thương mại.
Suốt những năm vừa qua, các doanh nghiệp Việt gặp khó về tiêu chuẩn môi trường và lao động khi xuất khẩu hàng hóa tới Mỹ. Mỹ bảo vệ sản xuất trong nước bằng cách triển khai nhiều biện pháp và rào cản thương mại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tới Mỹ còn gặp khó về chi phí cũng như những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực.
Cục Xuất nhập khẩu lưu ý: “Bởi vậy, doanh nghiệp cần chủ động cải thiện khả năng cạnh tranh, cải tiến công nghệ, năng suất lao động, tham gia chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực và toàn cầu để tận dụng cơ hội và phát triển bền vững. Ngoài ra, thực hiện đầy đủ quy định của cơ quan Mỹ để không mắc phải những vi phạm quy định về đầu tư, lao động, môi trường hay xuất xứ hàng hóa”.
Theo số liệu của USITC, Mỹ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong tháng 9 đạt 1,96 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm ngoái. Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng hơn 6% so với cùng kỳ, đạt 19,8 tỷ USD.
Trong 9 tháng đầu năm, mặt hàng ghế khung gỗ (HS 940161+940169) dẫn đầu về trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào Mỹ khi đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ, sau đó là đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 6,1 tỷ USD và đồ nội thất phòng ngủ với trị giá đạt 3,8 tỷ USD.
Đa số mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đều nắm tỷ trọng cao trong 9 tháng đầu năm nay, ngoại trừ mặt hàng nội thất văn phòng. Theo đó, có thể thấy sản phẩm nội thất bằng gỗ từ Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ.