Doanh nghiệp bất động sản không nên bỏ qua công nghệ số
BÀI LIÊN QUAN
Dư địa tăng trưởng của các tập đoàn công nghệ top đầu Việt NamĐúng công nghệ, đúng thời điểm: Hòa Phát thành công soán ngôi trong mảng thép xây dựng PominaThị trường gọi xe Việt Nam: Cuộc đua nắm giữ thị phần của các ông lớn công nghệNguồn cung đang rất hạn chế
Trong 2 năm qua do tác động của dịch Covid-19, nhiều thời điểm các hoạt động đầu tư, xây dựng dự án đã phải tạm dừng. Cùng với đó quy trình, thủ tục dự án phát triển nhà ở, khu đô thị được kiểm soát chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, nguồn cung bất động sản nhà ở tại khu vực đô thị cũng rất hạn chế. Các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị ở gần trung tâm, sẵn sàng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dễ làm, dễ kinh doanh gần như đã hết. Do đó, việc phát triển các dự án mới nay phải ra ngoài vùng ven, thậm chí là ở các tỉnh lân cận, đồng thời yêu cầu phải có kết nối hạ tầng, xây dựng các tiện ích mới đi kèm.
Luật khoa học công nghệ số 29/2013/QH13
Quốc hội ban hành luật Luật khoa học công nghệ số 29/2013 dựa trên căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung thêm một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Trong bài viết dưới đây, cùng chúng tôi tìm hiểu những nội dung cơ bản trong văn bản Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 này nhé!Các "ông trùm" công nghệ sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD trở thành tỷ phú năm bao nhiêu tuổi?
Theo Bloomberg , thế giới hiện có 5 tỷ phú sở hữu tài sản từ 100 tỷ USD. Trong đó có 4 tỷ phú làm giàu từ ngành công nghệ, bao gồm Elon Musk - CEO Tesla (217 tỷ USD); Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon (132 tỷ USD); Bill Gates - đồng sáng lập Microsoft (113 tỷ USD) và Larry Page – đồng sáng lập Google (101 tỷ USD).Cơ hội và thách thức của trí tuệ nhân tạo AI trong thời đại công nghệ số
Trí tuệ nhân tạo AI hay trí thông minh nhân tạo đang dần trở thành xu hướng của ngành công nghệ. Theo thời gian, AI được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như y tế, an ninh, sản xuất, v.v…. Với sự phát triển như hiện tại, nhu cầu nhân lực cho ngành này là rất lớn.Khi môi giới thích ứng với chuyển đổi công nghệ số
Làm môi giới, ai cũng nuốn bản thân trở thành những nhà môi giới chuyên nghiệp, được nhiều khách hàng tin tưởng nhưng để làm được điều đó đòi hỏi cần phải có kiến thức, bản lĩnh, chuyên môn cũng như những công cụ hỗ trợ đi kèm chứ không đơn giản là những phương thức bán hàng xưa cũ.Báo cáo mới đây về tình hình thị trường bất động sản hằng năm của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho thấy, tại khu vực đô thị, tổng nguồn cung mới nhà ở cả nước năm 2021 chỉ đạt khoảng 55.000 sản phẩm, bằng 58% so với năm 2020 (95.000 sản phảm) và chỉ bằng khoảng 31,5% của năm 2018. Sang 6 tháng đầu năm 2022 tình hình nguồn công và giao dịch cũng không khá hơn với khoảng 22.000 sản phẩm, tương đương cùng kì năm 2021. Nhu cầu về nhà ở rất lớn nhưng nguồn cung ít, nên giá nhà ở, đất nền bị đẩy lên mặt bằng giá mới, cao hơn. Tại thị trường Hà Nội và TP HCM, căn hộ bình dân có giá dưới 25 triệu/m2 hầu như không có.
Sau một thời gian trầm lắng, quý IV/2021, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đã có giao dịch trở lại, xuất hiện hình thức phát triển bất động sản nghỉ dưỡng trên diện tích đất ở sử dụng lâu dài. Điều này đã thu hút các nhà đầu tư quan tâm và có tỷ lệ hấp thụ tốt. Thời gian tới, phân khúc này cũng còn nhiều tiềm năng nhất là ở những địa bàn mới.
Hiện nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, dòng tiền vào bất động sản bị quản lý chặt chẽ, lãi suất huy động tăng, những khó khăn pháp lý chưa được giải quyết triệt để dẫn tới nguồn cung mới cho thị trường bất động sản năm 2023 sẽ không tăng so với năm 2022 ở hầu hết các phân khúc nhất là bất động sản nhà ở. Bên cạnh đó, tình hình giao dịch dự báo cũng tiếp tục khó khăn.
Trong trung và dài hạn, cả về số lượng và chất lượng, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có xu hướng phát triển mạnh. Bởi Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa xấp xỉ 40%, tốc độ đô thị hóa tăng khoảng 1%/ năm thì mỗi năm, dân số đô thị sẽ tăng thêm khoảng 1 triệu người. Như vậy, mỗi năm chúng ta phải xây dựng 20-25 triệu m2 nhà ở cho số người tăng thêm này.
Thời gian qua, chúng ta cũng chứng kiến xu thế chuyển dịch các cơ sở công nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là điểm thu hút đầu tư nước ngoài khi bất động sản công nghiệp cũng đang là điểm sáng. Hiện, các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy khá cao và kéo theo nhu cầu nhà ở của công nhân làm việc tại khu công nghiệp cũng tăng. Bất động sản công nghiệp , nhà ở công nhân được đánh giá là phân khúc bất động sản chủ lực trong thời gian tới.
Không nên bỏ qua công nghệ số
Trong bức tranh khó khăn chung, các doanh nghiệp bất động sản cũng nỗ lực tìm cho mình những hướng đi mới. Đặc biệt là các giải pháp về công nghệ, chuyển đổi số. Đặc biệt, hiện nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng chuyển đổi số trong tư vấn thiết kế, thi công xây lắp công trình, sử dụng dữ liệu trong phân tích hiệu quả đầu tư, công nghệ đầu tư tài chính, định giá bất động sản, chăm sóc khách hàng, giao dịch, bán hàng,…
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, công trình công cộng bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí công trình xanhm thông minh. Các quốc gia này cung có nhiều đô thị thông minh với quy mô cấp thành phố được triển khai mới hoặc chuyển đổi từ đô thị cũ.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch covid-19, trước yêu cầu bắt kịp xu thế thế giới và nhu cầu chuyển đổi số trong ngành bất động sản rất lớn. Thể hiện ở một số lĩnh vực như: Các giải pháp công nghệ, thiết bị cho phát triển công trình xanh, thông minh; Công nghệ định giá bất động sản tự động; Sử dụng số liệu lớn trong phân tích hiệu quả đầu tư, chăm sóc khách hàng; Các ứng dụng mua, bán bất động sản; Số hoá trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý đất đai; Quản trị rủi ro trong đầu tư kinh doanh bất động sản; Kinh tế chia sẻ trong bất động sản.
Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng có mối liên hệ trực tiếp với thị trường tiền tệ, tài chính, là tác nhân thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tác động tiêu cực tới ổn định kinh tế vĩ mô nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản đóng góp tới gần 14% GDP. Vào những giai đoạn phát triển ổn định, tín dụng cho bất động sản chiếm khoảng xấp xỉ 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống và mức tăng trưởng tín dụng bất động sản thường cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung khoảng 5%.
Bên cạnh đó, có thời điểm, người dân tham gia đầu tư bất động sản với số vốn rất lớn. Vì vậy, tài chính bất động sản là lĩnh vực cần các sản phẩm công nghệ ứng dụng trong thời gian tới.
Với thực tế nêu trên, có thể khẳng định, công nghệ số và chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn, là nhu cầu mà là yếu tố bắt buộc để giúp doanh nghiệp bất động sản vượt qua những khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, công nghệ số cũng là cơ sở để xây dựng và phát triển thị trường bất động sản chuyên nghiệp, lành mạnh và bền vững.