Châu Á “vật lộn” trong cơn khát năng lượng sau khi hợp đồng LNG trước năm 2026 đã bán hết
BÀI LIÊN QUAN
Châu Âu sẽ đi theo hướng nào để đối phó với khủng hoảng năng lượng?1001 cách tiết kiệm năng lượng nhưng EU vẫn thất bại vì mùa đông quá lạnhLàn sóng chuyển dịch tới Mỹ của các nhà máy châu Âu do giá năng lượng tăng caoTheo Nhịp sống thị trường, tờ Bloomberg cho biết, các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng LNG dài hạn đã được bán hết trước năm 2026. Giờ đây, cuộc cạnh tranh giữa châu Âu và châu Á về khí đốt mới thực sự khởi động.
Theo nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu thế giới - Nhật Bản, các hợp đồng khí tự nhiên hóa lỏng LNG dài hạn toàn cầu đã được bán hết trước thời điểm năm 2026 trong tình trạng nhiên liệu này đang trong cuộc cạnh tranh gay gắt khi châu Âu tìm giải pháp thay thế nguồn cung cấp khí đốt thông qua đường ống của Nga.
Một cuộc khảo sát các công ty Nhật Bản do bộ thương mại địa phương thực hiện và được Bloomberg trích dẫn đã ước tính về những giao dịch LNG đã bán hết.
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu có gây ảnh hưởng tới Việt Nam?
Tại nhiều nước châu Âu, giá điện đã tăng lên mức kỷ lục, gấp 10 lần năm ngoái. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là vì khủng hoảng năng lượng. Vậy, Việt Nam liệu có tránh được những tác động do giá nguyên liệu toàn cầu tăng cao?Chứng kiến giá khí đốt lao dốc, kho chứa lại sắp đầy, châu Âu đứng trước quyết định khó
Châu Âu lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan khi giá khí đốt bất ngờ giảm mạnh. Với tình trạng kho chứa gần đầy, họ không biết nên giữ hay nên bán đi.Giá khí đốt tại châu Âu giảm gần đáy: Thương nhân để tàu trôi dạt ngoài bờ chờ giá phục hồi
Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã giảm giá tới 70% so với cuối tháng 8 vì châu Âu đã lấp đầy các kho dự trữ và thời tiết không còn quá khắc nghiệt. Việc này khí thị trường năng lượng lại rơi vào thế khó mới.Nhiều người mua châu Á đã phải trả giá trong năm nay khi giá LNG giao nay tăng cao, bởi châu Âu đang gom khí đốt mạnh tay khiến các nhà cung cấp ưu tiên bán LNG giao ngay cho khối này nhằm hưởng mức giá cao đó. Bên cạnh đó, thị trường biến động không chắc chắn và những lo ngại về an ninh năng lượng đã khiến nhiều người ngày càng có nhu cầu tìm đến những hợp đồng dài hạn.
Theo Kateryna Filippenko, Chuyên gia phân tích tại Wood Mackenzie, cuộc chạy đua về nguồn cung LNG có thể dẫn tới làn sóng phát triển nhiều dự án LNG mới. Thế nhưng, đa số nguồn cung LNG mới này, trong đó cả từ những dự án đã đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong những năm qua, có thể cũng chỉ đến sau năm 2026.
Theo lưu ý của Filippenko, châu Âu sẽ phải cạnh tranh với châu Á để mua khí tự nhiên hóa lỏng để đáp ứng nhu cầu vào khoảng năm 2026. So với hiện tại, cuộc cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt hơn.
“Sự đối đầu giữa châu Á và châu Á khi nguồn cung LNG hạn chế sẽ trở nên gay gắt cho đến khi một làn sóng cung cấp mới xảy đến sau mốc thời gian năm 2026. Chắc chắn mức giá sẽ vẫn gia tăng cho đến lúc đó”.
Về phía mình, Nhật Bản sẽ giành lại ngôi vị là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất toàn cầu trong năm nay khi nhu cầu và nhập khẩu khí tự nhiên này của Trung Quốc giảm mạnh chưa từng có.
Vào năm 2021, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG lớn nhất toàn cầu lần đầu tiên trong lịch sử. Bước sang năm nay, trong bối cảnh nhu cầu và nhập khẩu của Trung Quốc mờ nhạt do ảnh hưởng từ những đợt phong tỏa Covid 19 đã khiến gió tiếp tục đảo chiều và nhu cầu công nghiệp, tăng trưởng kinh tế cũng chậm lại.