meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

1001 cách tiết kiệm năng lượng nhưng EU vẫn thất bại vì mùa đông quá lạnh

Thứ năm, 06/10/2022-13:10
Năng lượng đối với châu Âu hiện nay như một bài toán đến các giáo sư cũng khó lòng giải được. Nếu châu Âu là một học sinh thì vào tuần trước họ đã bước vào bài kiểm tra đầu tiên về việc tiết kiệm năng lượng.

Theo Nhịp sống thị trường, hãng AP đưa tin, báo cáo hàng quý về thị trường khí đốt đã được công bố bởi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), các nước trong Liên minh châu Âu (EU) cần một cuộc cắt giảm năng lượng tiêu thụ khí đốt khoảng 13% trong mùa đông này nếu Nga cắt toàn bộ nguồn cung khí đốt.

Việc cắt giảm nhu cầu này chủ yếu sẽ thực hiện qua việc người dân sử dụng tiết kiệm hơn như điều chỉnh nhiệt sưởi thấp hơn 1 độ, hay việc tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ tiện ích. 

Với nỗ lực tiết kiệm năng lượng, những nước EU vào tuần trước đã nhất trí cắt giảm tiêu thụ điện bắt buộc tối thiểu 5% vào các khung giờ cao điểm.


Dòng chảy hiện khí đốt từ Nga sang châu Âu hiện như "nước chảy nhỏ giọt"
Dòng chảy hiện khí đốt từ Nga sang châu Âu hiện như "nước chảy nhỏ giọt"

Dòng chảy hiện khí đốt từ Nga sang châu Âu hiện như "nước chảy nhỏ giọt", chỈ đi qua đường ống Ukraine tới Slovakia và một đường ống đi qua Biển Đen và Thổ Nhĩ Kỳ đến Bulgaria. Như vậy, hai đường ống khác đều tạm dừng hoạt động: Một đường đi qua biển Baltic tới Đức; Một đường đi qua Belarus và Ba Lan.

Bất chấp nỗ lực đẩy mạnh tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng đến từ nhiều nguồn khác nhau để thay cho lô hàng của Nga, châu Âu vẫn phải giảm đi rất nhiều lượng tiêu thụ khí đốt nếu muốn vượt qua mùa đông năm nay. Nguồn cung bao nhiêu cũng sẽ không đủ nên việc tiết kiệm là quan trọng nhất. 

Số lượng chính xác về việc cắt giảm sẽ khác nhau giữa các quốc gia, nhưng nhìn chung, Ủy ban Châu Âu đề xuất mức giảm là từ 10 - 15%. Riêng tại Đức và một số nước khác đang phụ thuộc đáng kể vào Nga nên phải cắt giảm tối thiểu tới 20%.

Đây sẽ là các mục tiêu tiết kiệm cố định, nếu năm nay mùa đông bớt lạnh cũng sẽ giúp công cuộc tiết kiệm dễ dàng hơn. Nhưng bất kể là mùa đông có khắc nghiệt đến mấy thì châu Âu vẫn cần phải tiêu thụ một lượng khí đốt ít hơn so với năm ngoái và ít hơn cả mức trung bình trong 5 năm qua.

Tuy đã đưa ra mục tiêu như vậy, nhưng ngay vào tuần đầu tiên thực hiện việc này, khi nhiệt độ thấp xuống thì nhiều nước châu Âu đã thất bại trong việc tiết kiệm năng lượng.

Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức cho biết, kể từ ngày 19/9 đến 25/9, các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ quốc gia này đã nâng mức tiêu thụ khí đốt tự nhiên lên 14,5% so với mức trung bình trong vòng 5 năm qua.


Khi nhiệt độ thấp xuống thì nhiều nước châu Âu đã thất bại trong việc tiết kiệm năng lượng
Khi nhiệt độ thấp xuống thì nhiều nước châu Âu đã thất bại trong việc tiết kiệm năng lượng

Trong đó, lĩnh vực tư nhân đã chiếm khoảng 40% lượng khí đốt tại Đức. Khí đốt được siwr dụng chủ yếu để sưởi ấm. Sự gia tăng này đã trùng với đợt lạnh đầu tiên trong năm khi nhiệt độ tại phía Tây Bắc Âu đã giảm dưới mức trung bình trong vòng 30 năm qua. Tuy nhiên, người Đức vẫn cần giảm mức tiêu thụ tối thiểu là 20% để tránh tình trạng thiếu khí đốt trong dịp cuối năm.

"Lượng khí đốt tiêu thụ của các hộ gia đình và doanh tuần vừa rồi cao hơn nhiều so với mức tiêu thụ bình quân của những năm trước. Số liệu này cần được xem xét nghiêm túc hơn. Nếu không tiết kiệm thì chúng ta sẽ rơi vào tình trạng thiếu khí đốt trong mùa Đông này" - Ông Muller - Người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang khuyến cáo.

Theo các nhà chức trách nước này, Đức có thể vượt qua mùa lạnh tới nhờ kho dự trữ được lấp đầy nhưng vẫn phải có điều kiện để làm điều đó.

"Thứ nhất, cần hoàn thành những dự án đã được khởi xướng để tăng thêm lượng khí đốt nhập khẩu. Hai là cần duy trì ổn định nguồn cung khí đốt từ nhiều nước láng giềng. Ba là tiết kiệm tối đa, ngay cả khi có một mùa Đông lạnh giá hơn. Nhưng việc này sẽ phụ thuộc vào mỗi cá nhân" - Ông Muller nhấn mạnh

Tại Đức, các ngành công nghiệp chiếm 60% lượng tiêu thụ khí đốt. Cho tới nay, các doanh nghiệp đều nỗ lực tuân thủ những yêu cầu của chính phủ và giảm mức sử dụng xuống còn 22% vào tháng 8. Nhu cầu theo đó cũng thấp đi, chỉ khoảng 1170 GWh/tuần.


Khi nhiệt độ giảm sâu và đặt ra nhiều thách thức hơn với khả năng chịu đựng của người dân và Chính phủ
Khi nhiệt độ giảm sâu và đặt ra nhiều thách thức hơn với khả năng chịu đựng của người dân và Chính phủ

Theo cơ quan Mạng lưới Liên bang, họ sẽ công bố số liệu hàng tuần về tiêu thụ khí đốt tại Đức trong mùa Đông năm nay.

Sắp tới, khi nhiệt độ giảm sâu và đặt ra nhiều thách thức hơn với khả năng chịu đựng của người dân và Chính phủ các nước EU. Khi dòng chảy khí đốt từ Nga sang châu Âu đang rất hẹp thì EU phải đẩy mạnh năng lực dự trữ khí đốt lên 90% để người dân có thể vượt qua mùa đông rất khắc nghiệt, nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt hoàn toàn.

Các nước EU hiện nay đang ra sức bù đắp cho sự suy giảm nguồn cung khí đốt Nga thông qua việc mua khí đốt với gái thành đắt đỏ từ những nguồn khác, chẳng hạn như LNG từ Mỹ và Qatar, hoặc khí đốt qua đường ống từ Na Uy và Azerbaijan.

Nhu cầu khí hóa lỏng ngày càng tăng đã đẩy giá năng lượng tăng theo và dẫn tới việc khan hiếm nguồn cung. Tới mức mà các nước nghèo hơn tại châu Á không thể mua được.

"Sự cạnh tranh giữa các quốc gia để mua được LNG ngày càng căng thẳng, bởi nhu cầu đang gia tăng của châu Âu có thể là áp lực lớn đối với khách mua khác, nhất là với khách châu Á và ngược lại. Mùa đông tại Đông Bắc Á có thể hạn chế việc tiếp cận của châu Âu đối với LNG" - Theo báo cáo của IEA.

Cuộc khủng hoảng khí đốt tại châu Âu khiến các nước trong khu vực không giành được một số lượng nào các trạm tái hóa khí (regasification terminal) - vốn được kỳ vọng đóng vai trò lớn trong hoạt động nhập khẩu LNG tại Đông Nam Á. Châu Âu đã mua được 12 trạm như vậy và sẽ còn mua thêm 9 trạm nữa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước