meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng kiến giá khí đốt lao dốc, kho chứa lại sắp đầy, châu Âu đứng trước quyết định khó

Thứ năm, 03/11/2022-08:11
Châu Âu lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan khi giá khí đốt bất ngờ giảm mạnh. Với tình trạng kho chứa gần đầy, họ không biết nên giữ hay nên bán đi.

Theo Nhịp Sống Thị Trường, các nhà cung cấp lại đang muốn giữ lại các kho dự trữ khí đốt gần đầy để chờ đến khi giá tăng lên. 

Khí đốt tự nhiên của châu Âu giảm mạnh sau hai ngày tăng do thời tiết ấm áp bất thường, làm hạn chế nhu cầu và giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu hụt khí đốt cho mùa đông. 

Hợp đồng kỳ hạn giao tháng 12 giảm tới 10%. Nhiệt độ trên mức bình thường đã làm chậm quá trình gia nhiệt và cho phép khí tiếp tục được bơm vào các kho chứa đã đầy hơn bình thường . Dòng khí đốt tự nhiên hóa lỏng mạnh và các ngành công nghiệp tiêu thụ thấp hơn cũng đang tạo ra tình trạng dư thừa đột biến ở châu Âu. 

Mùa đông năm này là cơ hội để các doanh nghiệp dự trữ khí đốt kiếm tiền nhờ giá nhiên liệu tại châu Âu tăng cao. Nhu cầu sẽ được thúc đẩy bởi nguồn cung thiếu hụt và thời tiết lạnh giá hơn. Thế nhưng, kinh tế của ngành bị ảnh hưởng bởi việc giá bán buôn giảm mạnh gần đây.


Giá bán buôn giảm mạnh gần đây đang gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của ngành khí đốt
Giá bán buôn giảm mạnh gần đây đang gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của ngành khí đốt

Việc đẩy mạnh lấp đầy các kho dự trữ trước mùa đông đã thành công. Nhiều cơ sở lưu trữ khí đốt đã gần được lấp đầy, Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà cung cấp có thể muốn giữ lại lượng khí đốt dự trữ đến khi họ có thể bán khí đốt dự trữ với mức giá hưởng lợi nhiều hơn.

Thông thường, khí đốt được các nhà kinh doanh dịch vụ tiện ích và năng lượng bơm vào kho dự trữ ở mùa hè vì giá thấp, sau đó bán ra thị trường trong mùa đông khi giá tăng lên. Mọi thứ năm nay đã đi theo hướng ngược lại. Điều này có nghĩa là một số nhà điều hành, nhất là ở Đức có thể chịu lỗ khi bán nhiên liệu dự trữ nhằm bù đắp cho sự gián đoạn của nguồn cung.

Ở mùa hè này, khí đốt được bơm vào kho lưu trữ, có giá đạt đỉnh khoảng 340 euro/ megawatt-giờ. Trong khi đó, hiện các hợp đồng mùa đông đang giao dịch khí đốt với mức giá thấp hơn 1 nửa là gần 140 euro/ megawatt-giờ.

“Đó quả thực là một vấn đề. Và vấn đề này chỉ được giải quyết triệt để đế nếu một số doanh nghiệp nhà nước chịu lỗ bán lại khí đốt từng mua với mức giá cao”, theo Giám đốc phụ trách năng lượng, khí hậu và tài nguyên Henning Gloystein của tập đoàn Eurasia ở London.

Châu Âu sẽ chỉ còn lại nguồn cung khí đốt đến từ những tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng từ Qatar, Mỹ, hoặc từ đường ống dẫn khí Bắc Phi - Na Uy nếu lượng khí đốt dự trữ bị giữ lại cho dù là vì lý do gì. Sau một đợt giảm nhẹ, giá sẽ lại tăng, điều này khiến các hóa đơn năng lượng tăng cao ngất ngưởng trên khắp khu vực châu Âu.

Theo nhà phân tích khí đốt Leon Izbicki tại Energy Aspects, các doanh nghiệp có thể sẽ không rút khí đốt ra khỏi kho chứa của họ để lợi nhuận được tối đa hóa.


Những cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Châu Âu
Những cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Châu Âu

Năm nay, chi phí dự trữ khí đốt của châu Âu đạt tới mức hàng chục tỷ euro. Mặc dù các thương nhân thường bán khí đốt ngay sau khi mua để ngăn chặn rủi ro, nhưng họ vẫn có thể bị lỗ vì giá cả chênh lệch. Điều này đặc biệt trở thành vấn đề nghiêm trọng với các công ty và thương nhân, phụ thuộc nhiều vào những hợp đồng với Nga trong dài hạn. Vào mùa đông năm 2021, Nga là quốc gia đáp ứng được 20% nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu EU.

Đức chịu đau

Châu Âu đã đẩy mạnh dự trữ, thế nhưng chỉ có khoảng 10% lượng khí đốt ở dưới quyền kiểm soát trực tiếp của những nhà chức trách nhà nước thông qua các kho dự trữ chiến lược quốc gia. 
Được nhà nước viện trợ, các công ty đã mua nhiều nhiên liệu vào mùa hè, nhất là Đức. Chính phủ nước này đã bỏ ra 15 tỷ euro cho công ty quản lý thị trường khí đốt của Đức Trading Hub Europe nhằm nhập khẩu nhiên liệu dự trữ. Cụ thể, tập đoàn này đã mua khoảng 60 terawatt-giờ khí đốt, ứng với khoảng 25% công suất lưu trữ của cả nước.

Các chính phủ cũng tìm cách đưa ra tình trạng khẩn cấp nhằm tránh nguy cơ về nguồn cung. Ở trường hợp này, Đức cùng với các nhà chức trách quốc gia sẽ có quyền ra lệnh giải phóng lượng khí đốt dự trữ.

Đức đã phê duyệt luật liên quan đến mục tiêu dự trữ khí đốt. Nước này đã đạt được 95% mục tiêu tính đến ngày 1/11 và cần đạt 40% mục tiêu trước ngày 1 tháng 2. Nếu không thể đáp ứng được những mức đó, người vận hành các cơ sở có nguy cơ bị phạt nặng.

“Trước giông bão là bầu trời bình yên”

So với mức đỉnh của tháng 8, các hợp đồng tương lai đã mất khoảng 70% giá trị bởi lẽ tháng 10 lại ấm áp lạ thường. Điều đó khiến nhu cầu chững lại và việc rút khí đốt từ những điểm lưu trữ bị hoãn lại. Bên cạnh đó, châu Âu còn có nhiều nguồn cung LNG. Thậm chí, khu vực này còn phải đối mặt với tình trạng nguồn cung dư thừa tạm thời. Tuy nhiên, châu lục này cần phải ra mức giá cao hơn châu Á để dẫn trước trong cuộc cạnh tranh khí tự nhiên hóa lỏng LNG.

Chứng kiến giá khí đốt lao dốc, kho chứa lại sắp đầy, châu Âu đứng trước quyết định khó - ảnh 3

Vì thiếu hụt nguồn cung từ Nga, thị trường khí đốt bị thắt chặt. Bởi đa số các nhà quan sát ngành đều chú ý tới thời điểm mà không phải là giá cả.

Weather Company cho rằng nhiệt độ vào giữa tháng 11 được dự báo sẽ giảm nhẹ ở dưới mức bình thường.

“Thời tiết buốt giá, nhu cầu suy yếu hoặc khí tự nhiên hóa lỏng LNG giảm dưới mức giá kỳ vọng có thể đẩy giá tăng cao trở lại. Dường như các công ty dịch vụ sẽ gặp phải điều không may khi không có đủ khí đốt, nhất là khi được chính phủ hỗ trợ mua hàng, hơn là chấp nhận lỗi với lượng khí đốt tích trữ mà họ từng mua với mức giá cao”, theo nhà phân tích Stefan Ulrich của BloombergNEF.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước