meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khí đốt chỉ đủ sử dụng trong 3 tháng, châu Âu "chật vật" tìm cách kể tiết kiệm năng lượng

Thứ năm, 22/09/2022-22:09
Khi chiến dịch quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, rất khó có khả năng phương Tây sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga, đồng nghĩa cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ còn tiếp diễn.

Đứng trước việc bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt, Nga đã cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho châu  Âu, điều này khiến giá nhiên liệu trên thị trường tăng mạnh. "Vấn đề năng lượng hiện nay chính là do các lệnh trừng phạt áp đặt lên nền kinh tế bởi các nước phương Tây, bao gồm Đức và Anh", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.

Khi được hỏi nguồn cung liệu có tăng trở lại khi các lệnh trừng phạt đối với Nga được nới lỏng hay không, ông Peskov đã trả lời rằng: "Chắc chắn".

Tuy nhiên, khi chiến dịch quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, rất khó để châu Âu dỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga, điều này đồng nghĩa với cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu sẽ vẫn tiếp diễn.

Dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí Châu Âu cho biết, tổng dung lượng 113 tỷ mét khối (bcm) của khối đã đầy 80%. Tuy nhiên, tổng công suất lưu trữ khí đốt chỉ có thể đáp ứng hơn 25% tổng lượng khí đốt tiêu thụ của khối, tương đương khoảng 400 bcm mỗi năm.

Được biết, tuyến đường khí đốt Nord Stream 1 của Moscow chiếm 1/3 tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu thông qua Đức, hiện đang ở mức 20% công suất kể từ ngày 27/7, tức chỉ cung cấp 33 triệu mét khối (mcm) mỗi ngày.

Ngay cả khi các bể chứa khí đốt được lấp đầy thì con số này cũng chỉ đủ cho các nước châu Âu sử dụng nhiều nhất trong vòng 3 tháng, thậm chí ít hơn ở các nền kinh tế lớn, đơn cử như Đức - nơi sử dụng khí đốt công nghiệp cũng như tiêu thụ hộ gia đình cao hơn so với các quốc gia khác.

Trong bối cảnh đó, nhiều chính phủ của các nước châu Âu đã cân nhắc lịch cắt giảm điện năng thường xuyên. 


Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người dân châu Âu
Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người dân châu Âu

Thị trưởng Paris Anne Hidalgo cho biết  bắt đầu từ ngày 21/9, hệ thống chiếu sáng của tháp Eiffel sẽ được tắt vào lúc 11 giờ 45 tối mỗi ngày, thay vì đến 1h sáng như mọi khi. 

Theo Jean Francois Martins, người đứng đầu của công ty quản lý tòa tháp cho biết hành động này nhằm nâng cao nhận thức của người dân về cuộc khủng hoảng năng lượng đang ngày càng trở nên tồi tệ tại châu Âu.

Hay tại Ba Lan, một rạp chiếu phim ngoài trời đã yêu cầu khán giả đạp xe để tạo ra ít nhất 50% điện năng cần thiết để giúp rạp chiếu phim có thể vận hành. Theo đó, khoảng 6 chiếc xe đạp được nối với máy phát điện nhằm tạo ra điện năng cho rạp chiếu phim.

Còn ở Hannover, Đức, để tiết kiệm năng lượng, các nhà chức trách địa phương đã ngừng dịch vụ cung cấp nước nóng cho việc rửa tay ở các tòa nhà công cộng. Đồng thời, nước nóng cũng bị ngừng cung cấp cho việc tắm rửa ở các bể bơi, nhà thi đấu thể thao hoặc các câu lạc bộ thể dục.

Tại Amsterdam, Hà Lan, nhiều bể bơi đã giảm nhiệt độ nước xuống 1 độ nhằm tiết kiệm chi phí giá năng lượng tăng cao.

Vùng Lombardy, Ý cũng đã phải công bố tình trạng khẩn cấp cũng như dừng hoạt động 50 đài phun nước ở Milan nhằm kiểm soát chi phí năng lượng. Nhiều biện pháp khác cũng được các nhà chức trách tính tới, gồm việc yêu cầu người dân duy trì nhiệt độ điều hòa ở mức 26 độ C.

Trong khi đó, lần đầu tiên sau gần 1 thế kỷ, hãng sản xuất bia nổi tiếng của Bỉ là Brewery Huyghe đang phải đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước