meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Khủng hoảng năng lượng khiến tàu vận chuyển khí LNG bỗng trở thành "cơn sốt"

Chủ nhật, 11/09/2022-12:09
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái ở nhiều lĩnh vực, hai hãng vận chuyển LNG hàng đầu thế giới là Golar LNG và Flex LNG đều gây ấn tượng mạnh khi chứng kiến lợi nhuận năm nay tính đến hôm 2/9 là 48,2% và 98,1% tương ứng. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) đã đưa tin rằng tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG đang hết hàng.

Theo CafeF, thông tin từ thời báo Hoàn cầu cho thấy, các biện pháp trừng phạt kinh tế và cấm vận dầu khí đã trở thành vũ khí trong bối cảnh mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine chưa thể đi đến hồi kết. Theo đó, tàu chở khí hóa lỏng LNG đã trở thành mặt hàng được săn đón và cú sốc lớn trên thị trường năng lượng quốc tế chính là nguyên nhân đứng đằng sau.

Cùng với Mỹ, châu Âu cũng tham gia trừng phạt Nga vì chiến sự xảy ra tại Ukraine hồi cuối tháng 2/2022. Hiện tại lục địa già đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dầu khí vô cùng nghiêm trọng. Với nhiều quốc gia tại châu Âu. việc dùng các tàu LNG để vận chuyển khí đốt là một trong những nhiệm vụ khẩn trương nhất.

Thế nhưng, điều đáng nói là châu Âu khó có thể khắc phục được cuộc khủng hoảng năng lượng trước mắt vì các tàu LNG trên toàn cầu có khả năng vận chuyển còn hạn chế và thời gian sản xuất khá dài. Do đó, tàu LNG đang trở thành mặt hàng hiếm và nhiều hãng trên thế giới đều đang tranh giành để có được. 

Nguồn cung tàu LNG không đủ đáp ứng nhu cầu

Chia sẻ với phóng viên Thời báo Hoàn cầu, Đổng Tú Thành – giáo sư tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc nói: “Lượng khí đốt tự nhiên chảy qua đường ống Nord Stream 1 đã giảm dần sau khi các biện pháp trừng phạt đối với Nga được châu Âu áp đặt. Do đó, nhiều quốc gia châu Âu đã chọn cách nhập khẩu khí hóa lỏng”. 


Tàu vận chuyển khí LNG cháy hàng
Tàu vận chuyển khí LNG cháy hàng

Đáng chú ý, Bộ trưởng tài chính nhóm các nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) hôm 2/9 cũng đã đồng ý áp trần giá dầu mỏ Nga. Theo nguồn tin được biết, giá trần sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12 với dầu thô và từ ngày 5/2/2023 với các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

Cũng trong cùng nhà, thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu qua đường ống dẫn khí Nord Stream 1 cũng được đưa ra bởi tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Moscow nêu lý do là trục trặc kỹ thuật nên sẽ đóng van vô thời hạn.

Theo lưu ý của giáo sư Đổng, LNG cần được vận chuyển ở nhiệt độ thấp -161,5% và cần được xuất nhập khẩu qua các tàu đặc biệt. Theo đó, vận tải đường biển là yếu tố quan trọng vì ảnh hưởng tới phương thức vận chuyển.

Ông Đổng nói: “Số lượng tàu chở khí hóa lỏng LNG có hạn, nguồn cung tàu vận chuyển đang khan hiếm khiến chi phí cho những tàu LNG tăng cao. Những lo ngại về năng lượng giờ đây lan sang cả Nhật Bản và Hàn Quốc, mà không chỉ ở châu Âu”.

Khủng hoảng năng lượng khiến tàu vận chuyển khí LNG bỗng trở thành "cơn sốt" - ảnh 2

Theo ông Đổng, có hơn 700 tàu LNG trên toàn cầu hiện đang thuộc sở hữu của các công ty vận tải hàng hóa và các nhà kinh doanh khí đốt tự nhiên. Giống như kinh doanh khí đốt tự nhiên, vận chuyển LNG cũng hoạt động dựa theo định hướng thị trường và tuân thủ theo nguyên tắc ưu tiên trả giá cao và đến trước sẽ phục vụ trước.

Thống kê của Spark Commodities (đơn vị phân tích giá cước vận chuyển LNG) cho thấy, phí thuê tàu LNG tính theo từng ngày đã vượt mốc 100.000 USD từ giữa tháng 9 tới tháng 11, vì nhiều bên đang cạnh tranh về giá.

Các nhà kinh doanh LNG cuống cuồng đặt tàu vì lời lãi lớn

Theo thông tin từ hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc), xưởng đóng tàu Okpo thuộc tập đoàn Daewoo Shipbuilding của Hàn Quốc hôm 17/8 đã có được khoản tiền thưởng đặc biệt có giá trị 2 triệu USD nhờ việc giao hàng đúng kế hoạch, chuyển thành công 2 tàu LNG cho BW Group, tập đoàn vận tải khí đốt tự nhiên khổng lồ của Singapore.

Cũng theo thông tin dữ liệu từ Clarksons - một đơn vị phân tích dữ liệu của ngành đóng tàu và hàng hải Anh, trong tháng 7, những doanh nghiệp đóng tàu trên thế giới đã nhận được các đơn đặt hàng mới là 2,1 triệu tấn tổng hợp bù (CGT). Trong số đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 1,16 triệu tấn CGT (19 tàu), chiếm 55%, đứng đầu thế giới; còn Trung Quốc xếp thứ 2 với 30% thị phần khi nhận được 620.000 tấn CGT (35 tàu).

Theo ước tính từ Lloyd's Register - một tổ chức chứng nhận có uy tín trong ngành vận tải biển quốc tế, 6 nhà sản xuất tàu LNG chuyên nghiệp tại Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ có sản lượng 70-80 tàu hàng năm.

Khủng hoảng năng lượng khiến tàu vận chuyển khí LNG bỗng trở thành "cơn sốt" - ảnh 3

Công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy đưa ra dự báo rằng ngành đóng tàu Hàn Quốc – quốc gia đóng tàu LNG lớn nhất thế giới đã hoạt động ở mức tối đa công suất vì lượng đơn đặt hàng tăng cao. Do đó, cũng sẽ không thể nhận đơn đặt hàng mới sớm nhất cho đến năm 2027.

Vì tàu LNG khó chế tạo với chu kỳ sản xuất tính theo năm nên tình trạng thiếu hụt khí đốt ở châu Âu trong ngắn hạn vẫn tiếp tục xảy ra, theo giáo sư Đổng Tú Thành. Bởi vậy, “nước xa sẽ không thể giải cứu được lửa gần”.

Bên cạnh đó, ông Đổng cũng khẳng định lại rằng: “Không phải mọi quốc gia đều có thể nhập khẩu khí hóa lỏng LNG. Bởi lẽ trong khi các nước bán LNG phải xây dựng được các cảng và cơ sở hạ tầng để hóa lỏng khí đốt tự nhiên trên quy mô lớn thì các quốc gia mua LNG cũng cần phải xây dựng những cơ sở tái tạo khí đốt tự nhiên ở các cảng. Chẳng hạn như Đức không đáp ứng được những điều kiện để nhận lượng khí hóa lỏng LNG trực tiếp tại cảng nên đang gặp khủng hoảng về khí đốt ở thời điểm này”.

Phóng viên Thời báo Hoàn cầu đã đề cập đến thông tin mới nhất rằng Đức đã khởi công xây dựng cảng tiếp nhận khí LNG vào tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, ít nhất phải đến đầu năm sau thì cảng này mới có thể bắt đầu hoạt động.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

17 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

17 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

17 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

17 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước