meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

Thứ sáu, 10/01/2025-07:01
Mặc dù trước đó Apple đã gần như đạt được thỏa thuận với chính phủ Indonesia về việc sẽ đầu tư 1 tỷ USD – gấp 10 lần số dự kiến ban đầu, để được phép bán trở lại những mẫu iPhone mới nhất của mình, tuy nhiên điều này vẫn chưa làm thay đổi được quyết định cấm bán iPhone tại đất nước đông dân nhất Đông Nam Á này.

Theo thỏa thuận trước đó của Apple với chính phủ Indonesia, công ty sẽ xây dựng 1 nhà máy Airtag với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ USD trong vòng vài năm tới.

Bloomberg đưa tin, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia là Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Tư rằng các quy định về nội địa hóa của nước này yêu cầu Apple phải sản xuất một phần điện thoại thông minh hoặc linh kiện của mình tại Indonesia mới được chấp thuận, trong khi AirTag chỉ là một phụ kiện.

“Tính đến chiều nay, chính phủ không có cơ sở để cấp giấy chứng nhận nội địa hóa mà Apple cần để bán thiết bị hàng đầu của mình tại Indonesia. Apple cần đàm phán với chúng tôi để chúng tôi có thể cấp giấy chứng nhận”, ông Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết thêm.

 

indonesia-iphone-16-1736392503.jpg

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cầm một chiếc iPhone tại một cuộc họp báo ở Jakarta vào thứ Tư, tại đó ông cho biết đề xuất đầu tư của Apple là "chưa đủ"

Indonesia đã chặn bán iPhone 16 vào tháng 10 do Apple không đáp ứng được quy định yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa 40% trong điện thoại di động và máy tính bảng. Các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm nằm trong phạm vi quản lý của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nước này.

Lệnh cấm là một phần trong chiến lược thuyết phục công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Sự chậm trễ trong việc nối lại hoạt động bán hàng đang tước đi doanh thu của Apple khỏi một thị trường tăng trưởng đầy hứa hẹn với khoảng 280 triệu người tiêu dùng, nơi mà công ty đang phải cạnh tranh để giành chỗ đứng với các đối thủ như Samsung Electronics Co.

Indonesia đã nhiều lần kêu gọi đầu tư nhiều hơn từ Apple, công ty có bốn học viện phát triển tại quốc gia này để đào tạo sinh viên và kỹ sư phát triển ứng dụng, nhưng lại không có cơ sở sản xuất.

Theo Kartasasmita, Apple có thể bị xử phạt vì liên tục không tuân thủ các quy tắc đầu tư địa phương, mặc dù đó sẽ là biện pháp cuối cùng của chính phủ. "Chúng tôi sẽ tìm kiếm những cách hoặc lựa chọn khác", ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng chính phủ đã gửi phản hồi đề xuất cho Apple.

Đại diện của Apple tại Indonesia từ chối bình luận.

Quyết định này đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng Đầu tư Rosan Roeslani trả lời các phóng viên vào tối thứ Ba rằng Indonesia đã chấp thuận kế hoạch của Apple về việc xây dựng một cơ sở AirTag.

Theo Roeslani, Apple đã đề xuất xây dựng một nhà máy vào đầu năm 2026 và bắt đầu sản xuất AirTags, một thiết bị cho phép người dùng theo dõi hành lý, vật nuôi hoặc các vật dụng khác của họ. Các giám đốc điều hành của công ty đang ở Jakarta để đàm phán với chính phủ về đề xuất đầu tư.

 

airtag-1736392897.webp

Do Apple chỉ định xây dựng nhà máy sản xuất phụ kiện Airtag chứ không phải linh kiện cho iPhone hoặc sản xuất iPhone nên không đáp ứng được tiêu chuẩn về nội địa hóa sản phẩm của Indonesia, iPhone 16 vẫn tiếp tục bị cấm bán.

Các nhà sản xuất điện thoại đối thủ như Samsung và Xiaomi Corp. đã thành lập các nhà máy tại Indonesia để tuân thủ các quy định về tỷ lệ nội địa hóa của nước này được đưa ra vào năm 2017. Ngoài việc xây dựng nhà máy, có nhiều cách khác để các công ty có thể gia tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ở nước này bao gồm tìm nguồn cung ứng vật liệu, thuê nhân công, phát triển ứng dụng và đầu tư vào các học viện phát triển…

"Không có thời hạn chót để tuân thủ. Nếu Apple muốn bán iPhone 16, và đặc biệt là nếu họ có kế hoạch ra mắt iPhone 17, thì quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào họ", ông Kartasasmita cho biết.

Minh Châu
Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Deefake có tác hại với trẻ em như thế nào?

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

Lắp thiết bị kích sóng di động trái phép coi chừng bị xử phạt

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

7 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

7 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

7 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

7 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

7 giờ trước