meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành công nghiệp thâm dụng điện năng tại châu Âu “kêu cứu” vì thiếu điện trầm trọng

Thứ tư, 07/09/2022-14:09
Các ngành công nghiệp thâm dụng điện năng như luyện nhôm tại khu vực châu Âu đang khẩn thiết kêu gọi sự giúp đỡ từ chính phủ. Nếu không, những nhà máy này sẽ buộc phải đóng cửa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp toàn cầu của châu Âu.

Cuộc khủng hoảng mang tính sống còn

Trong ngành công nghiệp nhôm thì việc đóng cửa một lò luyện luôn là một quyết định vô cùng khó khăn. Một khi nguồn điện bị cắt, những thiết bị trong lò luyện trở về nhiệt độ phòng đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất sẽ phải mất hàng chục triệu USD cùng với nhiều tháng ròng rã để có thể vận hành lò luyện trở lại.

Tuy nhiên, hãng nhôm Norsk Hydro ASA đang chuẩn bị đóng cửa một cơ sở lớn Slovakia. Đương nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất tại châu Âu. Theo như thông tin từ Bloomberg, thời điểm hiện tại, sản lượng nhôm của lục địa già đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ thập niên 1970 cho đến nay. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng đang xảy ra có thể đe dọa xóa sổ nhiều nhà máy luyện nhôm trên phạm vi khu vực.


Các chuyên gia trong ngành cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng đang xảy ra có thể đe dọa xóa sổ nhiều nhà máy luyện nhôm trên phạm vi khu vực. Ảnh minh họa
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng đang xảy ra có thể đe dọa xóa sổ nhiều nhà máy luyện nhôm trên phạm vi khu vực. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, nhôm là một kim loại phổ biến được sử dụng khá nhiều trong các sản phẩm, từ lon nước ngọt, khung xe hơi cho đến tên lửa đạn đạo. Những sản phẩm này được sản xuất bằng cách đốt nóng những nguyên liệu thô cho đến khi nào chúng tan chảy thì cho dòng điện chạy qua nồi luyện. Nhìn chung, việc sản xuất nhôm là một ngành tiêu thụ khá nhiều điện năng. Và theo ước tính của Bloomberg, để luyện ra được 1 tấn nhôm, con người cần phải sử dụng khoảng 15 MWh điện năng. Con số này tương đương với nguồn điện để cung cấp cho 5 ngôi nhà ở đức trong vòng 1 năm.

Nhờ nhận được trợ cấp của chính phủ hoặc ký kết được một số hợp đồng mua điện dài hạn nên một số nhà máy có thể sống sót qua mùa khó khăn này. Một số nhà máy còn có nguồn cung năng lượng tái tạo riêng. Tuy nhiên, hầu như những nhà máy còn lại đều phải đối mặt với một tương lai vô cùng bất ổn.

Liên quan đến vấn đề này, CEO Công ty kinh doanh kim loại Concord Resources là ông Mark Hansen đã lên tiếng cảnh báo rằng: “Lịch sử đã chứng minh, một khi những lò luyện nhôm biến mất thì sẽ không bao giờ quay trở lại. Khi các nhà máy nhôm đóng cửa, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn việc làm của người dân. Bởi nhôm là một kim loại cơ bản và vô cùng quan trọng, nó được sử dụng để chế tạo máy bay, vũ khí, các phương tiện đi lại và nhiều loại máy móc khác”.

Hiện tại, ngành công nghiệp nhôm tại châu Âu đang khẩn thiết kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ để có thể tiếp tục tồn tại. Thế nhưng, dù bất kỳ một biện pháp nào như chăng nữa, như việc giới hạn giá cố định để duy trì các nhà máy tiếp tục hoạt động đều rất khó giải thích với công chúng. Giữa lúc nguồn cung điện năng trở nên ngày càng eo hẹp, người tiêu dùng ngày càng chứng minh hóa đơn tiền điện tăng lên mạnh mẽ, thậm chí phải chịu nguy cơ bị cắt điện vào mùa đông.

CEO Milan Vesely của hãng nhôm Slovalco cũng đã lên tiếng thúc giục các nước cần phải hành động nếu như không muốn ngành công nghiệp nhôm của châu Âu bị phá hủy. Vị CEO này kêu gọi: “Nếu châu Âu coi nhôm là một loại kim loại chiếc lược, các nhà máy luyện nhôm phải được tiếp cận giá điện ở mức phải chăng”.  


CEO Milan Vesely của hãng nhôm Slovalco cũng đã lên tiếng thúc giục các nước cần phải hành động nếu như không muốn ngành công nghiệp nhôm của châu Âu bị phá hủy. Ảnh: Vietnambiz
CEO Milan Vesely của hãng nhôm Slovalco cũng đã lên tiếng thúc giục các nước cần phải hành động nếu như không muốn ngành công nghiệp nhôm của châu Âu bị phá hủy. Ảnh: Vietnambiz

Theo như ước tính của Wood Mackenzie, trong năm nay công suất luyện nhôm của châu Âu đã mất đi khoảng một triệu tấn. Còn theo dự đoán của nhà nghiên cứu cấp cao Uday Patel của Wood Mackenzie, khoảng 25% trong số đó rất có thể biến mất vĩnh viễn. Cũng theo hãng tư vấn này, công suất trong năm nay có thể sẽ tiếp tục mất thêm 500.000 tấn khác. Đồng thời, Wood Mackenzie cũng nhấn mạnh, công suất này đang “rất dễ bị tổn thương”.

Việc công suất ở châu Âu sụt giảm hầu như không tác động nhiều đến giá nhôm. Giá của kim loại này đã tụt hơn 40% so với mức đỉnh hồi tháng 3, nguyên nhân bởi các nhà giao dịch vẫn còn e ngại về việc nhu cầu trên thế giới trong thời gian tới sẽ lao dốc nghiêm trọng hơn.  

Ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế cạnh tranh của châu Âu

Điều đáng nói, cuộc khủng hoảng đang lan nhanh tới những phần khác của chuỗi cung ứng, khiến các công ty mua nhôm từ lò luyện và biến chúng thành những sản phẩm chuyên dụng đã bị thiệt hại nặng nề. Chia sẻ từ ông Michel Van Hoey - đối tác cấp cao tại McKinsey & Co.: “Việc các lò luyện nhôm đóng cửa chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Chúng ta vẫn còn những doanh nghiệp hạ nguồn đang mua nhôm để sản xuất các loại hàng hóa như ô tô, lon nước giải khát”. 

Thực tế, đối với thực trạng các ngành công nghiệp thâm dụng năng lượng tại châu Âu đang phải đối mặt, khó khăn của ngành công nghiệp nhôm chỉ là một ví dụ nổi bật mà thôi. Trên khắp khu vực này, các nhà sản xuất phân bón, nhà máy xi măng cùng với các nhà máy luyện thép đều đang phải tạm ngừng hoạt động. Nếu không, họ sẽ phải ghi nhận hóa đơn khí đốt cùng với tiền điện cao chót vót.   


Nếu vấn đề không được giải quyết, vị thế cạnh tranh về nền công nghiệp toàn cầu của châu Âu sẽ ngày càng sa sút, đặc biệt khi so sánh với những đối thủ ở châu Á và châu Mỹ. Ảnh: Vietnambiz
Nếu vấn đề không được giải quyết, vị thế cạnh tranh về nền công nghiệp toàn cầu của châu Âu sẽ ngày càng sa sút, đặc biệt khi so sánh với những đối thủ ở châu Á và châu Mỹ. Ảnh: Vietnambiz

Nếu vấn đề không được giải quyết, vị thế cạnh tranh về nền công nghiệp toàn cầu của châu Âu sẽ ngày càng sa sút, đặc biệt khi so sánh với những đối thủ ở châu Á và châu Mỹ. Bên cạnh đó, các nhà máy sẽ không chỉ phải đóng cửa trong mùa đông năm nay mà sẽ là trong một thời gian dài. Dự đoán, giá điện năm 2024 và 2025 sẽ leo dốc, đe dọa trực tiếp đến khả năng tồn tại lâu dài của nhiều ngành công nghiệp. Có thể sẽ mất đến một năm để khởi động lại các nhà máy, tuy nhiên việc này sẽ khả thi nếu giá điện giảm, giá kim loại tăng mạnh cùng sự hỗ trợ từ chính phủ.  

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

8 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

8 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

8 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

8 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước