meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điều đáng lo hơn cả đà tăng giá của năng lượng tại châu Âu

Chủ nhật, 04/09/2022-15:09
Túi tiền của người dân tại châu Âu trong ngắn hạn có thể chưa phải chịu những ảnh hưởng rõ rệt từ việc thiếu hụt năng lượng. Trong khi, khả năng tăng thuế vào 5 năm tới còn đáng lo ngại hơn rất nhiều.

Chị Hồng, nhân viên của công ty luật tại Madrid, Tây Ban Nha đã vô cùng ngạc nhiên trước mức giá tăng quá nhanh khi tính nhẩm qua chi phí năng lượng trong vài tháng trở lại đây.

Theo chia sẻ của chị, “Lần đầu tiên giá điện nhà tôi tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 trong 2-3 tháng liên tiếp do ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine cũng như tình trạng khan hiếm nhiên liệu”.

Chị cho biết mỗi tháng gia đình mình chi khoảng 100 đến 120 euro trong mùa đông cho tiền điện. Trong khi đó, mùa hè chỉ mất khoảng 60 đến 80 euro. Gia đình chị có ba người - một em bé và hai người lớn sống trong căn hộ 60 mét vuông.

Chị nói: “Tiền điện tháng 6 của nhà tôi là 250 Euro trong khi tháng trước đó là 170 euro. Khi chia sẻ với hàng xóm hay những người làm cùng công ty, họ đều nhận định rằng không thể làm gì khác trước bối cảnh giá tăng nhanh chóng như vậy và chính phủ cũng làm chưa tốt”.


Châu Âu đối mặt với nắng nóng kỷ lục, người dân được yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu
Châu Âu đối mặt với nắng nóng kỷ lục, người dân được yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu

Chị Thu - người Việt sống tại Kassel, Đức cũng đối mặt với hoàn cảnh tương tự như vậy. Chị chia sẻ rằng giá xăng dầu đã tăng gần gấp đôi so với thời điểm trước, trong khi đó điện nước được cho là sẽ tăng giá vào mùa đông năm nay. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Đức ghi nhận giá lương thực, thực phẩm tăng cao.

Chị nói: “Một hộp thịt bò có giá khoảng 5 euro trước đây nhưng hiện đã tới mức 7-8 euro. Thông thường thực phẩm chỉ tăng khoảng 20 đến 30 cent. Bởi vậy, tôi thấy rằng mức giá của hộp thịt bò đã tăng rất cao”.

Môi trường chính là nạn nhân trước tiên của tình trạng này.

Trong vòng 6 tháng đến 1 năm tới, người dân châu Âu có thể chưa nhìn thấy rõ sự hao hụt trong số tiền của mình đối với việc chi tiêu cho năng lượng. Thế nhưng, vấn đề biến đổi khí hậu càng trở nên trầm trọng hơn khi nhiều quốc gia có ý định mở lại những nhà máy điện than để bù đắp lại cho nguồn nhiên liệu đang bị khan hiếm.

Trong thời gian gần đây, hầu hết các quốc gia tại châu Âu đều đã phần nào cảm nhận được những hậu quả của việc biến đổi khí hậu. Đó là những đợt nắng nóng và hạn hán vô cùng khắc nghiệt.

Theo chia sẻ của một người sống tại thủ đô Paris hơn 4 năm, có không ít người chỉ còn cách chịu đựng khi cái nóng ngày càng gay gắt bởi nhiều nơi tại thành phố này không dùng quạt và điều hòa.

Tiết kiệm nhiên liệu

Lượng tiêu thụ nhiên liệu tại châu Âu ngày càng tăng cao vì mùa hè đang nắng nóng kỷ lục tại nhiều quốc gia.

Tại Tây Ban Nha, nhu cầu sử dụng đá lạnh trong mùa hè đã tăng cao. Bởi vậy mà những kệ tủ đá lạnh ở các siêu thị đều hết hàng nhanh chóng. Nhiều trẻ em tại thủ đô của Tây Ban Nha thường đi chơi công viên vào buổi tối - thời điểm mà trời đã tắt nắng.

Pháp đang đối mặt với một mùa hè nắng nóng hơn bình thường. Cách đây vài ngày, nhiệt độ có thể lên tới 39 độ C và hiện tại nhiệt độ đang dịu mát hơn, rơi vào khoảng 23 độ C.

Vào những hôm thời tiết nắng nóng, người dân đều hạn chế đi ra ngoài. Nhiều người chỉ nằm ở nhà bật quạt để cảm thấy dễ chịu hơn. 

Theo tờ Guardian, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại châu Âu tăng lên vì điều kiện nắng nóng khắc nghiệt, nhiều quốc gia trong khu vực phải thực hiện những biện pháp chưa từng có trong lịch sử.

Điều đáng lo hơn cả đà tăng giá của năng lượng tại châu Âu - ảnh 2

Các cửa hàng tại Pháp được yêu cầu không mở cửa trong lúc dùng điều hòa để tối ưu hóa hoạt động của máy điều hòa. Còn tại Tây Ban Nha, ngày 29/7, Thủ tướng nước này đã không đeo cà vạt khi xuất hiện trong buổi họp báo và ông yêu cầu những người đứng đầu các cơ quan cũng làm như vậy để hạn chế việc dùng máy điều hòa, qua đó phần nào tiết kiệm điện. 

Đức cũng kêu gọi người dân hạn chế sử dụng lò sưởi và nước nóng nhằm tiết kiệm nhiên liệu.

Tại nhiều thành phố khác của Đức, đài phun nước cũng tắt. Chính phủ khuyến khích người dân hạn chế thời gian tắm và luôn tắt điện khi ra khỏi phòng. 

Vào mùa đông, Tây Ban Nha sẽ tăng giá điện để đảm bảo nguồn cung và đây cũng là cách để người dân tiết kiệm điện khi nhu cầu sưởi tăng lên.

Thế nhưng, những lần tăng như vậy thường không đáng kể. Họ thường sử dụng cách phân bổ thời gian dùng điện. Giá điện sẽ được tính cao hơn nếu dùng trong khung giờ cao điểm so với khung giờ thấp điểm.

Bên cạnh đó, chính quyền cũng giúp người dân hiểu biết hơn về những loại thiết bị điện tốn nhiều năng lượng hơn so với những đồ vật khác. Những thông báo như vậy được dán ở thông báo của mỗi chung cư hoặc thả vào hòm thư của các gia đình.

Theo chia sẻ của một số số người nước ngoài tại Tây Ban Nha, thói quen tiết kiệm năng lượng của nước này rất tốt. Các chủ nhà thường hướng dẫn người thuê dùng điện và cập nhật những thông báo từ chính quyền thành phố.

Thói quen tiết kiệm điện của người dân Tây Ban Nha đã có từ lâu. Việc đề xuất tiết kiệm năng lượng của chính phủ chỉ là nhắc nhở ghi nhớ thêm và nỗ lực cải thiện.

Tình trạng giá năng lượng tăng cao kết hợp với điều kiện thời tiết cực đoan khiến nhiều gia đình có trẻ em và người già gặp nhiều khó khăn. Họ càng phải tiết kiệm nhiều hơn khi thời tiết nóng hơn so với những năm trước.

Phía trước đối mặt với khó khăn lớn hơn

Thế nhưng, những người Việt sinh sống tại châu Âu có mối lo ngại lớn hơn vẫn đang trực chờ ở phía trước. Nỗi lo lắng về nguồn gốc năng lượng suy giảm trong mùa đông sắp tới đang khiến họ cảm thấy lo ngại hơn so với hóa đơn tiền điện tăng cao vào mùa hè.

Đối với những gia đình có con nhỏ, việc giá năng lượng tăng cao là một trở ngại rất lớn vì họ phải sử dụng lò sưởi giữ ấm cho em bé.

Nhiều người Việt tại khu vực ngày cũng đang có những kế hoạch chuẩn bị trong bối cảnh mùa đông thiếu hụt năng lượng bao trùm lên các quốc gia ở lục địa già.

Một người chia sẻ: “Chúng tôi đã lên kế hoạch nhất định cho mùa đông tới. Cụ thể, vẫn dùng các thiết bị sưởi nhưng chỉ dùng trong sinh hoạt chung mà không dùng cho cả nhà được”.

Điều đáng lo hơn cả đà tăng giá của năng lượng tại châu Âu - ảnh 3

Người này nói thêm: “Chúng tôi sẽ chuyển sang đi dép trong nhà thay vì đi chân trần để có thể giữ ẩm cho cơ thể. Đồng thời cũng sẽ dùng những loại quần áo mỏng nhưng có khả năng giữ nhiệt tốt”.

Nhiều người dân mong rằng giá điện sẽ ổn định trở lại vào mùa đông thay vì liên tục biến động.

Người Việt tại Pháp thì đang lo ngại về thông tin rằng Paris sẽ gặp những trở ngại trong việc tiếp tục duy trì nguồn cung điện trong mùa đông tới.

“Tôi hi vọng rằng Paris sẽ có những hướng đi phù hợp. Tôi khó có thể tưởng tượng được mùa đông tại Paris không có điện để sưởi ấm vì lúc này rất lạnh”.

Tại Đức, nhiều người dân đang phản đối việc không dùng nước nóng trong mùa đông vì mùa đông tại Đức rất lạnh. Do vậy, họ sẽ không thể chịu được khi tắm nước lạnh.

Giá điện, nước, gas và xăng đều tăng rất cao tại Đức, nhất là khi nguồn cung dầu khí từ Nga tới châu Âu và Đức giảm mạnh trong thời gian tới. Chi phí điện nước tiếp tục tăng cao khiến người dân càng bị hao hụt túi tiền.

“Tôi thường thuê nhà với chi phí điện nước ổn định, mất khoảng 100 Euro một tháng. Nếu tôi dùng nhiều, chủ nhà sẽ thu thêm còn dùng ít thì họ sẽ trả lại tiền vì chủ nhà sẽ tính lại vào cuối năm”, một người Việt tại Đức cho biết. Người này tỏ ra lo ngại rằng sẽ tốn nhiều tiền hơn khi đà tăng của giá điện vẫn chưa kết thúc. 

Tuy nhiên người này cũng chia sẻ rằng bản thân may mắn vì được hỗ trợ chi phí đi lại từ công ty do giá năng lượng tăng cao. Nhờ đó, trong bối cảnh lạm phát leo thang và giá trị của đồng Euro giảm mạnh cũng giúp gia đình giảm bớt những gánh nặng chi phí.

“Công ty tôi hỗ trợ cho nhân viên khoản chi phí đi lại 300 đến 400 euro khi giá xăng dầu tăng. Ngoài ra, từ tháng 9 này họ cũng sẽ tăng lương cho nhân viên. Nhờ vậy, tôi có thể giảm bớt phần nào về gánh nặng chi phí”.

Theo nhận định của một số chuyên gia, ảnh hưởng ban đầu của tình trạng thiếu hụt năng lượng sẽ dừng lại ở mức người dân buộc phải dùng tiết kiệm hơn, còn ảnh hưởng tới túi tiền thì chưa.

“Lò sưởi được mở ở mức 24-25 độ C vào những mùa đông dư giả năng lượng còn năm nay sẽ giữ ở mức 21 độ C. Người dân ở trong nhà sẽ cần mặc thêm chiếc áo len mới có thể đủ ấm trong tiết trời giá lạnh của mùa đông”.

Điều đáng lo hơn cả đà tăng giá của năng lượng tại châu Âu - ảnh 4

Thế nhưng, túi tiền có thể chịu ảnh hưởng rõ rệt sau một năm nếu nguồn cung năng lượng tiếp tục khan hiếm.

Trong bối cảnh các nước châu Âu vừa trải qua 2 năm chật vật vì dịch bệnh covid-19, lại đang trong tình trạng khan hiếm nhiên liệu như hiện nay, điều đáng lo ngại hơn cả là viễn cảnh tăng thuế trong khoảng 5 năm tới.

Theo nhận định từ một vị chuyên gia, nhiều khả năng, các chính phủ châu Âu sẽ duy trì các chính sách giảm nhẹ thu, điều này đã từng được thực hiện trong hơn 2 năm đại dịch covid-19 để chia sẻ gánh nặng của doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn thiếu hụt năng lượng.

Thế nhưng, chính phủ chắc chắn sẽ tăng thuế một khi tình hình chuyển biến tích cực hơn. Đây là vấn đề thực sự đáng lo ngại.

Người Việt tại châu Âu hay chính cư dân ở khu vực này đều chịu những ảnh hưởng tương tự. Tuy nhiên trên thực tế, người Việt đã chứng minh được khả năng chịu đựng tốt hơn thông qua các cuộc khủng hoảng, gần nhất là covid-19.

Người Việt cũng có thể thực hiện khía cạnh tiết kiệm tốt hơn so với người dân châu Âu. Bởi vậy họ có sự chuẩn bị tốt hơn khi cuộc khủng hoảng xảy ra.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

3 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

3 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

3 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

3 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

3 giờ trước