meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cuộc cạnh tranh nảy lửa giữa châu Âu và châu Á khiến giá khí đốt tăng mạnh: Việt Nam và các nước khác đối mặt thách thức mới

Thứ bảy, 08/10/2022-19:10
Trong bối cảnh châu Âu đẩy mạnh nhập khẩu và sẵn sàng trả giá cao cho khí tự nhiên hóa lỏng, giá của những lô hàng LNG đã tăng tới 12 lần. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với các nước châu Á về vấn đề an ninh năng lượng, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Theo Nhịp sống thị trường, thị trường khu vực Châu Á được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh nhu cầu toàn cầu đối với khí tự nhiên hóa lỏng LNG. Thế nhưng, trong bối cảnh châu Âu tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng để thay thế cho khí đốt đã bị Nga ngừng cung cấp thông qua đường ống, đã xuất hiện sự cạnh tranh khốc liệt giữa khách hàng châu Á và châu Âu. Kết quả dẫn đến giá tiêu chuẩn châu Á đã tăng gấp 12 lần từ đầu năm 2021. Trong năm nay, giá đã lên khoảng 70 USD/mBTU.

Tờ Euronews cho biết: “Trước đây, người mua LNG ở châu Á đã quen với việc trả phí cao hơn so với châu Âu. Thế nhưng, giờ đây, châu Âu đã nổi lên như một khu vực sẵn sàng cạnh tranh với họ về giá cả, vì họ không phải lúc nào cũng chắc chắn về việc nhận được hàng."

EU sẽ phải tăng trần mỗi khi nhu cầu của châu Á tăng lên. Điều này có thể kích hoạt một cuộc đua giành vị trí dẫn đầu giữa các khu vực, đẩy giá lên cao hơn nữa và khiến giới hạn giá trở nên vô dụng.


Các bồn chứa khí tự nhiên hoá lỏng LNG tại Hàn Quốc
Các bồn chứa khí tự nhiên hoá lỏng LNG tại Hàn Quốc

Tờ Euronews cũng cho biết thêm: “Sự gia tăng nhu cầu sẽ đẩy giá lên một lần nữa, gây áp lực đối với việc giới hạn khí đốt  hoặc ngân sách chính phủ của các quốc gia Một lần nữa, sẽ có nguy cơ không có đủ khí đốt."

Giá cả tăng cao buộc các nước như Ấn Độ, Pakistan hay Bangladesh chật vật trong việc mua đủ nguồn năng lượng. Công ty dữ liệu Vortexa cho biết kể từ khi mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine xảy ra, họ đã hạn chế nhập khẩu các lô hàng LNG tới 11%. Chính phủ tại Bangladesh đã đề ra những giải pháp để tiết kiệm nhiên liệu.

Vấn đề nguồn cung chính là một trong những yếu tố khiến giá của khí tự nhiên hóa lỏng tăng cao. Nguồn cung được dự báo sẽ không tăng đáng kể cho đến năm 2026. Tác động của sự thiếu hụt chuỗi cung ứng đang đè nặng lên khả năng chi trả của một số nước tại khu vực châu Á mới nổi và họ gặp rất nhiều trở ngại trong việc cân bằng năng lượng.

Ngoài khí đốt tự nhiên, các quốc gia khu vực Nam Á và Đông Nam Á vốn phụ thuộc nhiều vào nhiều nguồn năng lượng như thủy điện, than đá, dầu mỏ và nhiên liệu sinh học. Những khách hàng từ thị trường châu Á đến thời điểm này vẫn là những người mua khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất với 73% tổng lượng nhập khẩu trên toàn cầu vào năm ngoái. Đây là số liệu được đưa ra bởi các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng quốc tế. 

Các nhà phân tích kỳ vọng rằng các quốc gia châu Á mới nổi - nơi có những cơ quan quốc tế và những công ty dịch vụ toàn cầu đẩy mạnh dùng nhiên liệu thay thế sạch hơn là than sẽ chứng kiến mức độ tăng trưởng mạnh nhất trong thập kỷ này mặc dù đa phần nhu cầu trên đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. 

Một trong những nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Bangladesh đã được chính phủ rút phích cắm. Bộ năng lượng tại Philippines cho biết họ sẽ tìm cách để gia tăng an ninh năng lượng của quốc gia, đồng thời khám phá những nguồn khí đốt tự nhiên mới trong nước.

Người đứng đầu hoạt động của Siemens Energy Bangladesh, ông Sultan Khan, đã có những đánh giá về các thị trường châu Á mới nổi rằng họ bắt đầu cảm thấy diễn biến giá của khí tự nhiên hóa lỏng không chắc chắn trong tương lai.

Trước khi đà tăng giá xảy ra, Bangladesh, Philippines và các quốc gia khác đã đề ra mục tiêu bổ sung khí tự nhiên hóa lỏng làm nguồn điện. Đây là một phần để bù đắp lại sản lượng khí đốt trong nước đang giảm và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, họ cũng phải chịu những sức ép lớn trong việc khai thác than từ những quốc gia phương Tây
Theo các nhà phân tích, việc chuyển sang tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng tạo điều kiện thuận lợi cho giá giao ngay tại châu Á, giảm xuống chỉ còn khoảng 5 USD/ 1 triệu đơn vị nhiệt của Anh vào năm 2019 dư thừa nguồn cung. Theo ông Alex Siow, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu ICIS, với mức giá thấp đó, các nền kinh tế đang phát triển tại khu vực Châu Á có thể mua hàng hóa trên thị trường giao ngay thay vì ký hợp đồng với những nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng.

Cuộc cạnh tranh nảy lửa giữa châu Âu và châu Á khiến giá khí đốt tăng mạnh: Việt Nam và các nước khác đối mặt thách thức mới - ảnh 2

Một số quốc gia như Pakistan đã nhận thấy các nhà kinh doanh không thực hiện được việc giao hàng khi giá đã biến động động mạnh như hiện nay cho dù họ có những hợp đồng dài hạn nhằm bảo vệ bản thân khỏi sự biến động của giá cả trên thị trường.

Một số nhà phân tích khí tự nhiên hóa lỏng và giám đốc điều hành kỳ vọng nhu cầu tại châu Á sẽ hồi phục trở lại khi giá giảm trong bối cảnh các thiết bị đầu cuối xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng mới tại Qatar và Mỹ đi vào hoạt động vào cuối thập kỷ này.

Việt Nam và các nước châu Á khác đối diện với thách thức

Các quốc gia tại châu Á, trong đó có Bangladesh, Việt Nam hay Philippines sẽ phải đối mặt với con đường khó khăn phía trước trong ngắn hạn khi đã từ bỏ kế hoạch xây dựng các nhà máy điện mới trong khi điện gió và năng lượng mặt trời chưa đủ quy mô để có thể thay thế hoàn toàn khí đốt tự nhiên. Một số nước thậm chí không còn cách nào khác ngoài việc dựa vào dầu nhiên liệu và than để có thể sản xuất điện năng. 

Vào mùa hè này, Bangladesh đã phải nâng giá nhiên liệu và bắt đầu triển khai cắt điện thường xuyên vì tình trạng nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Đây là quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng.

Kế hoạch mà họ đưa ra là tăng sự phụ thuộc vào khí tự nhiên hóa lỏng và ngành công nghiệp gọi đây là một hứa hẹn cho nhiên liệu trong 10 năm tới. Theo các báo cáo địa phương mới đây đã đưa tin, một sự cố vừa qua đã khiến hàng chục triệu người dân phải sinh hoạt trong cảnh mất điện.

Thời gian gần đây, Bangladesh đã hủy bỏ một thỏa thuận đa quốc gia nhằm triển khai xây dựng một nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng với công suất 3,6 GW. Lý giải nguyên nhân khiến thỏa thuận bị huỷ bỏ là do họ không thể mua được nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng đáng tin cậy.

Ở Philippines, công ty phát điện First Gen đang phát triển một cảng nhập khẩu nước ngoài tại Batangas. Hiện nay, công ty vẫn chưa công bố về nguồn cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng. Theo ông Jon Russell, Giám đốc thương mại tại First Gen, nguồn cung gặp nhiều khó khăn nên nhà ga đã tạm hoãn việc nhận lô hàng hóa đầu tiên cho đến thời điểm mùa hè năm sau.

Cuộc cạnh tranh nảy lửa giữa châu Âu và châu Á khiến giá khí đốt tăng mạnh: Việt Nam và các nước khác đối mặt thách thức mới - ảnh 3

Bộ trưởng Năng lượng của Philippines, ông Raphael Lotilla trong một cuộc họp báo hồi tháng 8 đã chỉ ra rằng tình hình năng lượng của quốc gia không an toàn, đồng thời ông cũng đề cập đến việc giá dầu tăng cao và những bất ổn liên quan đến chuỗi cung ứng than. 

Ông cũng cho biết thêm rằng cơ quan này sẽ tìm giải pháp để phát triển khí đốt tự nhiên nội địa cũng như thủy điện và địa nhiệt.

Việt Nam là một trong những quốc gia cam kết loại bỏ than giá như một nguồn điện vào năm 2021. Tuy nhiên thị trường lao động biến động mạnh đang khiến các quan chức tại Việt Nam tỏ ra lo ngại về việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng. Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra một câu hỏi trong một bức thư gửi Bộ Công thương và hồi tháng 6. Nội dung của câu hỏi đề cập đến mục tiêu dự thảo kế hoạch năng lượng quốc gia để gia tăng sản lượng điện dùng nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng lên hơn 16% tổng sản lượng điện của Việt Nam.

Thủ tướng nói rằng rủi ro về giá khí đốt cao sẽ lớn hơn khi phụ thuộc vào khí tự nhiên hóa lỏng và có thể khiến Việt Nam phải đối mặt với những biến động địa chính trị trong khu vực và quốc tế. Theo ông Oliver Massmann, Tổng giám đốc công ty luật Duane Morris Vietnam, do rủi ro trong việc cân bằng các cam kết về khí hậu cùng với nhu cầu năng lượng của mình nên Việt Nam vẫn chưa phê duyệt phiên bản cuối cùng của kế hoạch năng lượng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

1 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

1 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

1 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước