Bất chấp những khó khăn bủa vây, bất động sản Việt Nam vẫn được dự báo có triển vọng tươi sáng
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản Việt Nam thu hút thêm dòng vốn FDI “khủng” từ Hàn QuốcBất động sản Việt Nam thu hút dòng vốn FDI “khủng” từ Hàn QuốcThị trường bất động sản Việt Nam đang hưởng nhiều lợi íchBất động sản Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng tốt
Thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Đồng thời, lĩnh vực địa ốc cũng đang thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn.
Các chuyên gia nhận định rằng, giữa bối cảnh thị trường bất động sản khu vực Châu Á tồn tại nhiều bất ổn, rủi ro thì riêng thị trường Việt Nam vẫn duy trì được sức cạnh tranh tương đối về mặt bằng giá và tài nguyên quỹ đất so với các quốc gia khác trong khu vực. Giá bất động sản ở Việt Nam ghi nhận liên tục tăng.
Ông Trương Trí Vĩnh, Phó Tổng thư ký thường trực của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, bất động sản thường bị đánh giá là sản phẩm đầu cơ, lại không chú ý đến việc đây cũng là một loại hàng hóa bình thường. Nếu nhìn nhận ở góc độ này thì bất động sản trong trung hạn đang bị thiếu hụt nguồn cung; cùng với đó là việc các nhà đầu tư đang tìm nơi trú ẩn an toàn cho các dòng tiền. Nhìn về dài hạn, quá trình hình thành nên các khu đô thị mới đã dẫn dắt cho quá trình tăng giá. Đây là những lý do khiến cho bất động sản tại Việt Nam liên tục tăng.
Thị trường bất động sản Việt Nam đang sở hữu nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển nhờ có tính năng động và có nhiều động lực để phát triển nhất khu vực Châu Á. Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt ở mức 15%/năm, bất động sản Việt Nam được dự báo có triển vọng bứt phá rất tích cực trong vòng 20 năm tới đây do mức độ đô thị hóa vẫn còn đang ở mức thấp và vẫn diễn ra một cách mạnh mẽ, nền kinh tế cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng và phát triển.
Bất động sản Việt Nam thu hút thêm dòng vốn FDI “khủng” từ Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nguồn vốn FDI lớn nhất đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tầm ngắm của các doanh nghiệp từ quốc gia này là lĩnh vực chế tạo - sản xuất khi liên tục duy trì được mức tăng trưởng cao. Gần đây, các chủ đầu tư Hàn đã bổ sung thêm danh mục đầu tư là bất động sản với nhiều dự án quy mô, chất lượng sắp được triển khai tại Việt Nam.Bất động sản Việt Nam, “thỏi nam châm” hút vốn đầu tư nước ngoài
Để củng cố lòng tin đối với các nhà đầu tư quốc tế, thị trường Việt Nam cần phát huy tối đa tiềm năng và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng, khai thác tối đa lợi thế về phát triển của M&A trong năm 2022.5 điểm nhấn của ngành bất động sản Việt Nam năm 2021
Thị trường bất động sản Việt Nam đang hưởng nhiều lợi ích
Dù chịu ảnh hưởng từ các tác động của Covid - 19, nhưng thời gian qua thị trường bất động sản vẫn đang có những tín hiệu tích cực. Theo JLL, nhiều yếu tố hỗ trợ cùng một lúc đã giúp ngành bất động sản Việt Nam mở ra cánh cửa tăng trưởng bùng nổ trong tương lai.Bất động sản Việt Nam thu hút dòng vốn FDI “khủng” từ Hàn Quốc
Theo báo cáo mới công bố của Công ty Savills Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản.Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2022
Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá thị trường bất động sản sẽ chuyển mình bứt phá mạnh mẽ khi chính sách kích cầu kinh tế và chính sách tín dụng được thực hiện. Ngoài ra dấu hiệu khởi sắc của thị trường cũng đến từ việc tình hình bệnh dịch được kiểm soát hiệu quả.Ông Vĩnh cũng nhận định, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Hiện nay, trên địa bàn cả nước có đến 44 triệu người sinh sống ở khu vực đô thị, chiếm tỷ lệ 45% dân số. Dự báo, cho đến năm 2025, dân số sống tại các khu vực đô thị có thể đạt đến ngưỡng 52 triệu người, chiếm một nửa dân số với khoảng trên dưới 1.000 đô thị. Dự báo trong giai đoạn năm 2050 – 2070, tỉ lệ dân đô thị có thể sẽ đạt tới 70 – 75% dân số.
Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn bùng nổ phát triển. Trong giai đoạn từ năm 2020 – 2030 nhu cầu quỹ đất phục vụ cho việc xây dựng đô thị sẽ vào khoảng 400.000 ha năm 2020 lên đến mức 450.000 ha vào thời điểm năm 2025. Diện tích đất ở đô thị trung bình là 85-90 m2/người. Nhà ở đô thị bình quân đạt ở ngưỡng trên 15-20 m2/người. Đường quốc lộ sẽ tăng thêm khoảng 5.000km. Đường cao tốc sẽ tăng lên gấp 4 lần, từ 1,163km lên đến 5,000km. Ngoài ra cũng có thêm 6 sân bay và 1 cảng biển quốc tế.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Thành viên hội đồng chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia đưa ra nhận định, thị trường bất động sản đóng vai trò quan trọng, là cầu nối của các ngành, thị trường trong chuỗi giá trị bất động sản. Hiện tại có 35 ngành nghề, lĩnh vực có sự liên quan mật thiết tới thị trường bất động sản . Trong đó, có 4 ngành lớn có sự liên quan nhiều nhất bao gồm xây dựng; du lịch; lưu trú và tài chính – ngân hàng.
Bên cạnh đó, bất động sản cũng đóng góp rất lớn vào GDP và nền kinh tế (năm 2021, ngành kinh doanh bất động sản đã đóng góp đến 3,58% GDP). Bất động sản còn góp phần rất lớn vào việc thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Ngành này hiện nay đang xếp thứ 2 về khả năng thu hút vốn nước ngoài, chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng vốn FDI đăng ký mới hàng năm. Lũy kế đến hết tháng 5/2022 tổng số vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đạt đến hơn 65 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 15,3% tổng vốn FDI đăng ký.
Nhiều rào cản cho sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam
Ông Trương Trí Vĩnh đánh giá và nhìn nhận, bên cạnh những kết quả khả quan, đầy tự hào thì ngành bất động sản Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều những vấn đề nội tại khi mà quy mô ngày càng tăng và với tốc độ phát triển cũng ngày càng nhanh.
Theo ông Vĩnh, thị trường bất động sản từ lâu đã được nhận định là một trong những loại hình tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Việc bán nhà có thể sẽ phải mất đến hàng tháng, thậm chí hàng năm và thường không có cách nào để có thể nhận được số tiền đó một cách nhanh chóng. Các hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến việc mua bán nhà đất cũng rất phức tạp.
Vị chuyên gia này cũng đã chỉ ra rằng, rào cản gia nhập thị trường bất động sản quá cao và hết sức khó khăn đối với hầu hết mọi người, vì tài sản quá đắt, điều này đang ảnh hưởng tới dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản. Các dòng tài chính quy mô lớn phần lớn dựa vào các khoản vay từ ngân hàng và phát hành trái phiếu, làm gia tăng rủi ro hệ thống.
Rủi ro của ngành bất động sản đã trở thành một trong những sự rủi ro lớn nhất của cả nền kinh tế, cả về rủi ro trong tài chính lẫn sự lãng phí trong sử dụng tài nguyên đất.
Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều rào cản, hạn chế trong việc kinh doanh bất động sản. Đó là nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, công nghệ cũng đang có sự thay đổi nhanh chóng. Trong khi các doanh nghiệp bất động sản chủ yếu hoạt động theo hướng truyền thống và ít đầu tư cho sự đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số.
Bên cạnh những rào cản trên thì việc hệ thống khung pháp lý chậm chạp thay đổi, cập nhật thiếu đồng bộ và cởi mở; các thông tin, dữ liệu còn thiếu và rải rác; niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bất động sản cần thời gian vun đắp; sự kết nối giữa chủ đầu tư với trung gian tài chính... vẫn còn yếu.
(Nguồn: Nhà đầu tư)