Thị trường bất động sản Việt Nam đang hưởng nhiều lợi ích
Yếu tố nào tác động vào lĩnh vực bất động sản
JLL cho biết, năm 2020 thị trường đã chiến thắng những tác động xấu của đại dịch Covid - 19, thì trong năm 2021 lại trải qua đầy sự biến động của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm qua, Việt Nam cũng khẳng định được sức bật, bản lĩnh, tính thích ứng linh hoạt hay những bước phục hồi của các hoạt động kinh doanh trong điều kiện bình thường mới. Song song là chiến dịch tiêm phòng trên toàn quốc, hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng và trên đà tăng trưởng mới với mức tăng GDP đạt 5,03%. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam trở thành điểm sáng trong khu vực khi Ngân hàng Thế giới dự báo về tốc độ tăng trưởng của GDP trong năm 2022 đạt 5,3%.
Tổng hợp lại số liệu trong quý I/2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt 4,422 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng 7,8%. Đây là mức cao nhất trong 5 năm đổ lại. Nguồn vốn FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chiếm 77% thị phần vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện tại, các ngành đang dẫn đầu về nguồn vốn là công nghiệp chế biến và chế tạo dẫn dầu, tổng số vốn đầu tư là 18,13 tỷ USD. Ngoài ra, cùng với xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số đã thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số phát triển với những phong cách tiêu dùng mới và làm tăng trưởng tốc độ của ngành logistics. Như vậy, trong năm 2021 ghi nhận những bước tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử khi đạt 11,8 tỷ USD trong năm qua. Ngoài ra, tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh chóng tại Việt Nam đã tạo ra những khoản thu nhập khủng hơn. Đi cùng đó là sự tăng trưởng bùng nổ của ngành thương mại điện tử đều làm tăng mạnh nhu cầu trong ngành logistics.
Thị trường phía Bắc và phía Nam của Việt Nam đã thu hút rất nhiều hoạt động sản xuất khác nhau. Bởi, Việt Nam được công nhận là một điểm đến đầu tư chất lượng khi có chi phí sản xuất thấp và giá nhân công hợp lý. Một yếu tố quan trọng nữa là các hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam có thể tận dụng những ưu thế của việc giảm thuế để thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Báo cáo tóm tắt thị trường của JLL cho thấy, trong quý I/2022, giá đất công nghiệp vẫn đang có đà tăng trưởng mạnh, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này chứng tỏ làm sóng FDI đổ vào Việt Nam rất mạnh mẽ sau khi quốc gia mở lại các chuyến bay quốc tế và mở cửa biên giới. Đặc biệt là, nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng tăng và đa dạng đã thúc đẩy mức giá cho thuê mới trung bình lên 120 USD/m2/ chu kỳ thuê.
Có thể thấy, thị trường nhà xưởng xây sẵn đang có xu hướng dịch chuyển với quy mô lớn hơn nhằm đón đầu nhu cầu khách thuê. Đặc biệt là các khách hàng quốc tế đã lựa chọn đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Nhu cầu của họ là tiết kiệm thời gian, chi phí và nhanh chóng đi vào hoạt động nên hiện có xu hướng lựa chọn nhà xưởng xây sẵn. Quỹ đất công nghiệp đang suy giảm từng ngày, vì vậy nhà xưởng xây sẵn cao tầng sẽ là giải pháp trong thời gian tới để các nhà đầu tư có thể mở rộng không gian và tăng hiệu quả sản xuất.
Sau đại dịch, con người ngày càng quan tâm và đầu tư vào sức khỏe và phúc lợi. Covid - 19 đã tăng thêm phần quan trọng của các tiêu chuẩn về môi trường, không gian, xã hội và quản trị (ESG). Vì vậy, các cơ quan quản lý đã thúc đẩy doanh nghiệp đánh giá chặt chẽ hơn về những tác động môi trường của doanh nghiệp. Mặt khác, các bên cho vay ngày càng chặt chẽ khi đánh giá về lượng khí thải carbon trong các khoản đầu tư.
Đón đầu xu hướng mới
Ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng nhận xét, các hoạt động phát triển công trình xanh, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng đang là một trong những ưu tiên của ngành xây dựng trên toàn thế giới. Nhận thức và nắm bắt được nội dung của việc phát triển các công trình xanh và tiết kiệm năng lượng, Việt Nam đã cam kết vào năm 2023 đảm bảo giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính so với BAU là 9%. Hơn nữa có thể đạt đến 27% với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua hoạt động đóng góp do quốc gia tự xác định. Có thể nhận định thị trường bất động sản Việt Nam sẽ được định hình bởi 3 yếu tố, cụ thể:
- Tích hợp: Sự phát triển trên toàn lĩnh vực, hoạt động đều được tích hợp đầy đủ với công nghệ, dịch vụ và rất nhiều không gian được kết nối hiệu quả. Nhằm phục vụ tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Tối ưu hóa: Chủ nhà và khách thuê đều nhắm đến việc gia tăng mức mức độ linh hoạt của không gian thuê, kết hợp việc sinh hoạt và vui chơi nhằm tối ưu hóa không gian, nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Tính bền vững: Phát triển bền vững luôn là xu hướng vì vậy bất động sản bắt buộc phải tích hợp thêm yếu tố tiết kiệm năng lượng với mục tiêu “lôi kéo” các nhóm khách thuê quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để đảm bảo cho môi trường sống và làm việc xanh - trong lành.
Theo ông Paul Fisher - Tổng Giám đốc JLL Việt Nam: “Vì giai đoạn tăm tối nhất của đại dịch qua đi, Việt Nam cũng ghi nhận tỷ lệ tiêm phòng cao cùng với chính sách mở cửa quốc tế đã giúp thị trường có thêm nhiều cơ hội mới trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển trong năm 2022. Có thể thấy, Việt Nam là điểm đến thu hút rất nhiều nhu cầu từ các nhà đầu tư quốc tế và họ cũng chủ động tìm kiếm các giao dịch tại đây. Bên cạnh đó, xu hướng bền vững vẫn là động lực thúc đẩy tăng trưởng của ngành bất động sản Việt Nam”.