Y sĩ là gì? Triển vọng nghề nghiệp đối với công việc Y sĩ
BÀI LIÊN QUAN
Thực tập là gì? Tầm quan trọng của việc thực tập đối với sinh viênHọc viện là gì? Sự hình thành của Học viện trong hệ thống giáo dục Việt NamHọc bổ túc là gì? Những lợi ích khi theo học bổ túc mang lạiKhái niệm y sĩ là gì?
Y sĩ là công việc thuộc lĩnh vực Y khoa, mô tả người thực hiện công việc trong các cơ sở y tế đa khoa hoặc các phòng khám. Y sĩ là những người trực tiếp hỗ trợ các bác sĩ, giáo sư, bệnh nhân trong công tác khám chữa bệnh, giữ nề nếp, trật tự tại cơ sở y tế, phòng khám.
Chính vì vậy, ngoài khả năng chuyên môn các y sĩ cần có khả năng quản lý, trách nhiệm thực hiện các công việc hỗ trợ bệnh nhân, công việc hành chính văn phòng. Đôi khi họ là người trực tiếp trả lời điện thoại, cập nhật thông tin số liệu về bệnh nhân, nhận lịch thăm khám của bệnh nhân.
Các cấp độ của nghề y sĩ
- Y sĩ chưa có chứng chỉ hành nghề: thực hiện công việc theo chỉ thị trực tiếp từ cấp trên, các điều dưỡng viên, bác sĩ. Công việc của họ sẽ khá đơn giản, chỉ bao gồm các nhiệm vụ hành chính, văn phòng.
- Các y sĩ đã có chứng chỉ hành nghề: họ có khả năng chuyên môn cao hơn và có thể hỗ trợ các bác sĩ trong quá trình thăm khám. Trong trường hợp được cấp phép, họ có thể thực hiện chẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.
Phân biệt công việc y sĩ và điều dưỡng
Điều dưỡng và y sĩ là hai khái niệm khác nhau tuy nhiên có rất nhiều người nhầm lẫn và đánh đồng hai chức vụ này. Điểm chung duy nhất của hai vị trí này là đều hỗ trợ các y bác sĩ thực hiện thăm khám cho bệnh nhân.
Trong đó, y sĩ được đào tạo kiến thức về bệnh lý, bệnh nhân, có khả năng hỗ trợ y bác sĩ trong quá trình thăm khám, giải quyết tình trạng bệnh. Còn điều dưỡng là người thực hiện chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân trong thời gian phục hồi sức khoẻ.
Các y sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ có khả năng thăm khám, chẩn đoán, cấp cứu bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp. Còn các điều dưỡng viên chỉ có khả năng hỗ trợ bác sĩ, không được quyền tham gia quá trình thăm khám hoặc đưa ra quyết định trong trường hợp khẩn cấp.
Nội dung công việc của nghề y sĩ
Y sĩ là nghề nghiệp quen thuộc trong lĩnh vực Y khoa, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ nội dung công việc mà y sĩ cần làm.
- Công việc văn phòng: đây là kỹ năng cần thiết của các nhân viên y tế cần trang bị sau khi tốt nghiệp. Các công việc cơ bản bao gồm: xếp lịch thăm khám cho bệnh nhân, lưu trữ và quản lý thông tin bệnh nhân, tiếp đón và hỗ trợ bệnh nhân, làm báo cáo y khoa theo yêu cầu từ y bác sĩ...
- Công việc lâm sàng: Đối với các y sĩ có chứng chỉ hành nghề, có thể hỗ trợ y bác sĩ trong quá trình thăm khám, thực hiện nhiệm vụ lâm sàng...
- Công việc bệnh viện: Các nhiệm vụ, công tác liên quan tới hoạt động của bệnh viện...
- Công việc chuyên môn: Bao gồm những công việc đặc thù được giao tuỳ theo năng lực của nhân viên.
Triển vọng nghề y sĩ
Cơ hội việc làm tốt
Y sĩ không chỉ có khả năng hỗ trợ thăm khám, chăm sóc bệnh nhân, họ còn có thể thực hiện công việc hành chính một cách hiệu quả, chuyên nghiệp. Họ hoạt động linh hoạt trong nhiều môi trường khác nhau như văn phòng nha khoa, bệnh viện, phòng khám tư nhân hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Thu nhập ổn định
Công việc lĩnh vực Y khoa luôn mang lại sự hấp dẫn nhất định và Y sĩ là một trong số đó. Trong trường hợp bạn là Y sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề bạn sẽ có triển vọng nghề nghiệp cao hơn các điều dưỡng viên cũng như có cơ hội thăng tiến trong cơ sở y tế với mức lương hấp dẫn.
Cơ hội thăng tiến
Nhờ khả năng làm việc linh hoạt, có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc, bạn có triển vọng trở thành quản lý văn phòng, cơ sở y tế, có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu hoặc trở thành bác sĩ, giảng viên trong các cơ sở đào tạo Y sĩ mới. Chính vì thế, y sĩ là công việc có nhiều triển vọng, tiềm năng phát triển.
Các yêu cầu đối với công việc Y sĩ
Công việc Y sĩ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng thực hiện đúng trách nhiệm cũng như vai trò của một Y sĩ. Các cơ sở y tế, văn phòng y khoa... đưa ra những tiêu chí, điều kiện khắt khe trong quá trình tuyển dụng vị trí này. Cùng điểm qua những yêu cầu đối với vị trí công việc này:
Có trình độ chuyên môn
Y sĩ viên phải thông qua quá trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo, trường học được công nhận. Đơn vị đào tạo uy tín, là những trường dạy về Y khoa. Trong thời gian học tập, Y sĩ phải được trải nghiệm thực tập tại các phòng thí nghiệm lâm sàng chuyên nghiệp như bệnh viện, dưới sự giám sát, đánh giá chất lượng của các chuyên gia y tế chuyên nghiệp.
Chương trình học đảm bảo đào tạo chất lượng đầu ra, với các môn học đặc thù về chuyên môn như sinh lý học, giải phẫu học, các thuật ngữ y tế và các kỹ năng liên quan tới nhiệm vụ.
Chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề giúp Y sĩ viên có tiềm năng, cơ hội thăng tiến cao hơn, được đảm nhiệm những công việc quan trọng hơn trong quá trình công tác. Chứng chỉ hành nghề thể hiện y sĩ viên có đủ khả năng hành nghề, được cấp bởi cơ quan hợp pháp có thẩm quyền. Tại Việt Nam, y sĩ viên sẽ được cấp giấy chứng chỉ hành nghề bởi cơ quan y tế hoặc bệnh viện.
Các y sĩ viên có giấy chứng chỉ hành nghề có thể mở cơ sở dịch vụ tiêm, dịch vụ thay băng, đặc biệt các y sĩ Y khoa có thể mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân. Chứng chỉ hành nghề cũng là điều kiện giúp các Y sĩ nâng cao trình độ, học lên cấp cao hơn để trở thành Cử nhân điều dưỡng hoặc Bác sĩ...
Kỹ năng giao tiếp, chăm sóc bệnh nhân
Y sĩ cần có khả năng giao tiếp với bệnh nhân ở mọi giới tính và lứa tuổi để thu thập thông tin chính xác, quản lý thông tin trên hệ thống của cơ sở y tế. Xây dựng niềm tin và quan hệ tốt với bệnh nhân giúp y sĩ tiếp cận và nhận được những thông tin khai báo trung thực, từ đó có những giải pháp thăm khám, chăm sóc bệnh nhân hiệu quả hơn.
Khả năng làm giải phẫu
Làm giải phẫu là một trong những kỹ năng chuyên môn của Y sĩ viên, là mọt trong những công việc kiểm tra cơ bản hỗ trợ cho y bác sĩ. Y sĩ cần nắm rõ những thông tin về cơ thể người, hệ thống thần kinh, các cơ quan hệ bài tiết, tiêu hoá, hô hấp và sinh sản, hệ thống tim mạch bên trong cơ thể để từ đó hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán, thăm khám.
Kỹ năng hành chính
Công việc hành chính, văn phòng tại cơ sở y tế, phòng khám tư nhân... cũng là một trong những nhiệm vụ đối với nghề Y sĩ. Trong trường hợp văn phòng, phòng khám không có nhân viên tiếp tân, y sĩ sẽ thực hiện các công việc như tiếp nhận bệnh nhân, thu thập thông tin, trả lời điện thoại và giải đáp thắc mắc của bệnh nhân.
Các lưu ý dành cho y sĩ mới ra trường
Nâng cao kiến thức chuyên ngành
Y khoa là ngành học rộng lớn, đòi hỏi người học liên tục phải cập nhật những thông tin mới nhất, phù hợp với quá trình chăm sóc, thăm khám bệnh nhân. Để trở thành một y sĩ chuyên nghiệp, đáng tin cậy, người làm cần liên tục trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết phục vụ công việc. Ngay cả những chuyên gia đầu ngành cũng sẽ phải không ngừng phấn đấu để theo kịp những thay đổi, sự phát triển trong lĩnh vực y khoa.
Liên tục nâng cao trình độ, kỹ năng hành nghề
Trong thời gian làm việc, cần có thái độ tự đánh giá bản thân, xem xét những kỹ năng bản thân còn thiếu sót và liên tục hoàn thiện để nâng hiệu suất công việc, sẵn sàng cho những thử thách, vấn đề và mức lương cao hơn.
Cải thiện khả năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp bạn kết nối với bệnh nhân, y bác sĩ, nâng cao chất lượng công việc và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội thăng tiến trong tương lai. Bạn không chỉ cần thảo luận với y bác sĩ, tìm ra những giải pháp thăm khám hiệu quả mà còn phải chăm sóc đời sống tinh thần cho bệnh nhân, giải thích phác đồ điều trị, đưa ra những lời khuyên dành cho bệnh nhân...
Trên đây là những thông tin chi tiết, tổng quát về nghề Y sĩ, hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc dễ dàng hình dung và có định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.