Thực tập là gì? Tầm quan trọng của việc thực tập đối với sinh viên
BÀI LIÊN QUAN
Học viện là gì? Sự hình thành của Học viện trong hệ thống giáo dục Việt NamTự ti là gì? Cách vượt qua sự tự ti trong công việc, cuộc sốngChân thành là gì? Dấu hiệu nhận biết nhân viên chân thành trong công việcKhái quát về thực tập là gì?
Thực tập là giai đoạn vừa học vừa làm khi tốt nghiệp của sinh viên và là cơ hội trải nghiệm, trau dồi kinh nghiệm sau khi rời ghế nhà trường. Quá trình thực tập giúp sinh viên trải qua môi trường làm việc tốt hơn, trang bị những kiến thức cần thiết về công việc sau khi tốt nghiệp.
Trong thực tế, mỗi sinh viên đều cần trải qua thời gian thực tập mới có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp và ra trường. Tuy nhiên, kỳ thực tập thường chia thành hai dạng phổ biến: bắt buộc phải thực tập và không phải thực tập.
Trong trường hợp sinh viên không cần phải thực tập, sẽ chỉ tham gia hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những yêu cầu khác nhau về kỳ thực tập dành cho sinh viên.
Trong thời gian thực tập, sinh viên sẽ có điều kiện tiếp cận, làm những công việc thực tế liên quan tới khóa luận tốt nghiệp, nghề nghiệp mà bạn theo đuổi trong quá trình học.
Ví dụ sinh viên theo học ngành kế toán, có mục tiêu trở thành nhân viên kế toán, kiểm toán trong tương lai sẽ tham gia thực tập kế toán viên tại công ty chuyên về kế toán hoặc doanh nghiệp kinh doanh.
Các sinh viên hoàn thành kỳ thực tập xuất sắc có thể được xem xét, đánh giá giữ lại làm nhân viên chính thức của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian tham gia phỏng vấn sau khi tốt nghiệp.
Các lưu ý trong quá trình tham gia thực tập
Nội dung công việc của thực tập sinh
Quá trình thực tập yêu cầu sinh viên phải áp dụng kiến thức được học trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, sinh viên còn cần trang bị kỹ năng mềm cần thiết khác trong quá trình làm việc cũng như những kiến thức mới bao quát hơn. Các kỹ năng, kiến thức này phần lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ, thông báo tới từ người quản lý trực tiếp của thực tập sinh.
Trong thực tế, các thực tập sinh có thể phải kiêm nhiệm vụ hành chính hoặc các công việc thư ký trong quá trình thực tập. Tuy nhiên, dù làm việc ở bất kỳ vị trí nào, đều yêu cầu tinh thần học tập, cầu tiến, nỗ lực và kiên trì đóng góp sức lực, đảm bảo lợi ích tập thể trong quá trình tham gia thực tập.
Bởi đây là giai đoạn thực tập sinh đang tham gia quy trình đánh giá năng lực trước nhà tuyển dụng. Điều quan trọng trong thời gian tham gia thực tập là nhận được thật nhiều kinh nghiệm cũng như những trải nghiệm, sự công nhận từ phía người quản lý về năng lực làm việc của thực tập sinh.
Thực tập sinh có được nhận lương hay không?
Trong thực tế, việc thực tập có được nhận lương hay không phụ thuộc vào năng lực của thực tập sinh và chế độ của doanh nghiệp mà bạn tham gia thực tập.
Nếu đủ năng lực, năng suất làm việc cao, chất lượng công việc hiệu quả bạn có thể được trả lương bởi quản lý. Đối với những tập sinh không có nhu cầu về lương, mục tiêu thực tập để tăng thêm trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế nên ưu tiên ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn.
Các ngành nghề trả lương thực tập cao
Theo một số thống kê các ngành nghề như: tài chính, ngân hàng, thông tin và kỹ thuật, khoa học máy tính... là các ngành trả lương thực tập cao nhất trong nền kinh tế hiện nay. Tùy thuộc vào yêu cầu về năng lực của ứng viên và hiệu quả công việc của bạn mà mức lương trả khác nhau.
Ý nghĩa của việc thực tập đối với sinh viên
Thực tập là giai đoạn không thể thiếu đối với chặng đường học tập của sinh viên, tuy nhiên không phải tất cả các trường đại học đều hỗ trợ quá trình thực tập, liên hệ doanh nghiệp cho sinh viên.
Trong thực tế, nhiều sinh viên phải tự liên hệ, tham gia phỏng vấn để có thể trở thành thực tập sinh tự do, hoàn thiện quá trình tốt nghiệp. Thực tập là quá trình sinh viên làm quen với thực tế công việc, không còn là lý thuyết trên sách vở.
Thực tế mang đến cơ hội giúp sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc ngoài xã hội. Sinh viên sẽ được rèn luyện về mặt tinh thần, sự kiên trì, nỗ lực, tự giác, trách nhiệm với công việc được giao và cập nhật những thông tin mới nhất, bổ ích nhất, thực tế nhất về ngành nghề đang theo đuổi.
Ngoài ra, thực tập còn giúp sinh viên rèn luyện khả năng cọ xát, cạnh tranh, làm việc nhóm một cách hiệu quả trước khi trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp.
Cách hoàn thành kỳ thực tập hiệu quả
Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ đầy đủ
Hiện nay, sinh viên tham gia quá trình thực tập cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đảm bảo độ uy tín, hồ sơ năng lực trước khi tham gia ứng tuyển trở thành thực tập sinh của doanh nghiệp.
Đơn xin thực tập: là lá đơn thể hiện nguyện vọng, mục đích của sinh viên khi ứng tuyển trở thành thực tập sinh của tổ chức, doanh nghiệp.
Giấy giới thiệu của nhà trường: Trong thực tế, không phải tất cả trường đại học đều hỗ trợ cấp giấy giới thiệu Tương tự, không phải tât cả tổ chức, doanh nghiệp đều yêu cầu giấy giới thiệu của nhà trường. Đây không phải là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ ứng tuyển của sinh viên.
Bộ hồ sơ xin việc: Tùy theo yêu cầu, quy định của doanh nghiệp, tổ chức mà bộ hồ sơ này yêu cầu những giấy tờ khác nhau như: sơ yếu lí lịch, chứng minh thư photo, giấy khám sức khỏe, bản sao giấy khai sinh và các chứng từ có liên quan.
Tìm hiểu thông tin về tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị thực tập
Thực tập là cơ hội để thực tập sinh trải nghiệm môi trường công việc trong tương lai. Chính vì thế, trước khi bắt đầu kỳ thực tập, hãy lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân, là nơi gửi gắm niềm tin và trải nghiệm nghề nghiệp đúng đắn.
Sau khi đưa ra sự lựa chọn, hãy tìm hiểu tất cả thông tin về nơi thực tập để có những kiến thức cơ bản cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia buổi phỏng vấn, tránh tâm lý hồi hộp, căng thẳng do thiếu hiểu biết.
Xây dựng mục tiêu, định hướng rõ ràng trong thời gian thực tập
Mỗi sinh viên trước khi tham gia thực tập đều cần xác định rõ ràng, chính xác mục tiêu, định hướng nghề nghiệp tương lai của mình. Từ đó, thực tập sinh mới có thể tự tin, nhiệt huyết và yên tâm tham gia quá trình thực tập.
Thể hiện sự chuyên nghiệp khi làm việc
Khi bắt đầu kỳ thực tập, bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, điều đầu tiên cần chuẩn bị là tinh thần tự giác, kỷ luật, chuyên nghiệp trong mọi việc. Thực tập sinh cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của đơn vị thực tập, từ cách làm việc, tác phong, giờ giấc, phong cách ăn mặc...
Ngay từ khi ở vị trí thực tập sinh, là vị trí nhỏ nhất, mắt xích bên trong doanh nghiệp, bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao để thể hiện vai trò của bản thân trong tập thể.
Thực tập sinh càng có ý thức nghiêm túc, chuyên nghiệp càng để lại ấn tượng tốt đẹp cho quản lý cũng như mọi đồng nghiệp xung quanh. Đây là tiền đề giúp bạn nhận được kết quả đánh giá tốt cũng như cơ hội giúp bạn có thể trở thành nhân viên chính thức của tổ chức.
Chọn người cố vấn phù hợp
Thực tập là giai đoạn bạn tiếp xúc với nhiều kiến thức mới lạ, thực tế trong ngành nghề bạn đang theo đuổi. Chính vì thế, đừng ngại đưa ra các thắc mắc và tìm đúng người để trả lời các thắc mắc của mình.
Họ sẽ là kim chỉ nam, là người thầy đầu tiên của bạn trong môi trường vừa học vừa làm này. Người cố vấn tài năng là người có thể đưa ra các lời khuyên phù hợp, lời giải đáp đúng đắn cho mọi câu hỏi của bạn.
Luôn chăm chỉ, nỗ lực học hỏi và làm việc hết mình
Hãy thể hiện sự chăm chỉ, chỉn chu trong công việc và không bao giờ đợi giao việc mới làm. Ưu tiên tinh thần tự giác, chủ động tìm hiểu học hỏi về công việc mà đội nhóm đang xử lý, xác định nhiệm vụ của bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quan sát môi trường làm việc bên trong tổ chức, cải thiện cách giao tiếp với các đồng nghiệp cũng như quan tâm tới mục tiêu của tổ chức. Ngay cả khi bạn chỉ là một thực tập sinh, hãy làm việc như bạn là một mắt xích không thể thiếu của doanh nghiệp.
Thực tập là cơ hội để sinh viên có thể tăng thêm kinh nghiệm và tạo dựng, phát triển các mối quan hệ trong công việc. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp quý bạn đọc có thêm kiến thức, thông tin bổ ích và những chuẩn bị phù hợp hoàn thành kỳ thực tập thành công.