Học bổ túc là gì? Những lợi ích khi theo học bổ túc mang lại
BÀI LIÊN QUAN
Corporation là gì? So sánh sự khác nhau giữa công ty Corporation và công ty IncHọc viện là gì? Sự hình thành của Học viện trong hệ thống giáo dục Việt NamCá tính là gì? Cá tính là điều cần có trong cuộc sống và công việcHọc bổ túc là gì?
Học bổ túc là hình thức học tập tại các trường bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên thay vì lựa chọn theo học tại các trường THPT chính quy. Hình thức học tập này hướng tới những đối tượng không có nhiều thời gian, điều kiện để học tại các trường THPT chính quy, dân lập hoặc những người đã tham gia vào thị trường lao động nhưng lại chưa có bằng cấp ba.
Tuy không phải trường trung học hệ chính quy, nhưng các học sinh tham gia lớp học vẫn học theo đúng như chương trình của Bộ giáo dục với đầy đủ các môn học chính như: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh. Thời gian học cũng không bắt buộc mọi người phải giống nhau mà sẽ được sắp xếp sao cho phù hợp và thuận tiện nhất với người học. Sau khi hoàn thành chương trình học bổ túc, người học vẫn có thể đăng ký thi đại học.
Lợi ích khi học bổ túc
Nhiều người vẫn khá phân vân trong việc đưa ra quyết định có nên cho phép con em mình học bổ túc hay không. Nhưng trong xã hội hiện nay, đây lại là hình thức học tập phổ biến và thu hút được nhiều người tham gia vì rất nhiều lợi ích mà nó mang lại.
Có thể dễ dàng theo học
Khác với hình thức học tại các trường chính quy, nếu bạn muốn theo học bổ túc, bạn chỉ cần nộp hồ sơ học bạ để xin theo học chứ không cần trải qua quá trình xét tuyển và tham gia vào cuộc thi đầu vào đầy khốc liệt với những cuộc cạnh tranh điểm số gay gắt.
Không phải học quá nhiều môn phụ
Học bổ túc vẫn phải đi theo giáo trình chuẩn mà Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra, nhưng thay vì học tất cả các môn, người học chỉ cần tập trung vào các môn chính bao gồm Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh. Đại đa số các trường đều cắt giảm môn phụ trong thời khóa biểu học tập, trừ khi học sinh có nhu cầu, các trường sẽ sắp xếp thêm các tiết học như tiếng Anh, Giáo dục công dân.
Để có thể đảm bảo ngay cả những người đã đi làm, người có ít thời gian nhưng vẫn có khả năng theo học, nên thời gian học ở các trường bổ túc cũng được sắp xếp linh động, giảm số giờ học đến mức tối đa. Trung bình, người học chỉ cần tham gia 18 đến 20 tiết , tương đương với 5 buổi học trên một tuần. Điều này giúp cho học sinh vừa có thời gian học và ôn bài trên lớp, vừa có thời gian hoàn thành các công việc riêng của mình.
Học phí rẻ
Vấn đề học phí cũng là yếu tố khiến nhiều người chọn học các lớp học bổ túc. Số tiền học phí bạn phải bỏ ra mỗi tháng rơi tầm khoảng 120.000 đồng, một năm học, bạn chỉ cần đóng khoảng hơn 1 triệu đồng tiền học phí mà không cần trả thêm bất kỳ khoản tiền nào khác. Với những gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì việc cho con cái theo học các trường bổ túc cũng là một phương án phù hợp.
Chế độ ưu tiên khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp
Với điểm ưu tiên tối đa lên tới 4 điểm, được cộng trực tiếp vào tổng điểm thi tốt nghiệp THPT, đây chính là lợi thế lớn nhất mà các học sinh theo học bổ túc có được. Trong đó, người học được cộng thêm 1 điểm nếu có chứng chỉ Tin học loại A, 1 điểm nếu có chứng chỉ Anh loại A và 2 điểm nếu có chứng chỉ nghề phổ thông loại giỏi.
Hơn nữa, khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thí sinh học hệ bổ túc sẽ không bắt buộc phải thi tiếng Anh, thay vào đó có thể tự chọn một môn thay thế. Đây là lợi thế cho những người có khả năng tiếng Anh chưa tốt, giúp họ tăng cơ hội được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mà họ có nguyện vọng muốn thi vào.
Đăng ký học bổ túc ở đâu?
Hầu hết mỗi quận (huyện), tỉnh (thành phố) đều có các trường đào tạo hệ bổ túc, điều này tạo điều kiện tối đa để người học có để đăng ký tham gia mà không cần mất thời gian di chuyển đến địa phương khác. Các trường theo hệ bổ túc thường được biết với cái tên phổ biến hơn gọi là Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Việc đăng ký nộp hồ sơ để theo học tại trường cũng trải qua các bước rất đơn giản. Đầu tiên, phụ huynh, học sinh hoặc những người có nhu cầu theo học chỉ cần đến trực tiếp các Trung tâm giáo dục thường xuyên ở địa phương để nộp hồ sơ, làm thủ tục nhập học và đóng học phí. Sau khi đã hoàn tất việc đăng ký, việc cần làm tiếp theo chỉ là đợi thông báo của nhà trường bao gồm các chi tiết như, giấy xác nhận đăng ký thành công, thời khóa biểu học tập,....
Thời gian học bổ túc kéo dài trong bao lâu?
Vì chương trình học bổ túc đã được rút ngắn tối đa các môn học, học sinh chỉ cần tập chung vào các môn chính nên chỉ mất hai năm là người học đã có thể hoàn thành khóa học, ngắn hơn 1 năm so với hệ chính quy. Thời gian học linh động nên học sinh theo học cũng có thể tham gia học những kỹ năng khác, hoặc người đi làm vẫn có thể vừa học vừa làm mà không sợ việc học làm gián đoạn và ảnh hưởng tới công việc hiện tại.
Tuy rằng thời gian được rút ngắn nhưng lượng kiến thức mà người học nhận được vẫn đảm bảo bổ sung đầy đủ.
Bằng bổ túc liệu có giá trị không?
Đây là điều băn khoăn lớn nhất của những người đang cân nhắc xem có nên theo học hệ bổ túc hay không. Tin vui là tấm bằng hệ bổ túc có giá trị tương đương với hệ chính quy. Vậy nên khi xét tuyển vào đại học, học sinh tốt nghiệp hệ bổ túc vẫn có những quyền lợi tương đương với học sinh học hệ chính quy.
Mong rằng những thông tin cơ bản mà bài viết đã đề cập phía trên, các bạn sẽ đưa ra được lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân. Chúng bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong học tập cũng như công việc sau này.