Khởi nghiệp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khởi nghiệp
Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp là quá trình hình thành dự định, ý tưởng kinh doanh tự phát và quá trình thực hiện những ý tưởng đó. Nói cách khác, khởi nghiệp miêu tả quá trình tự thành lập doanh nghiệp và tự quản lý, điều hành. Bạn vừa là người thành lập, vừa là người quản lý. Khởi nghiệp là quá trình tuyệt vời nhưng cũng tồn tại nhiều khó khăn, thử thách. Bạn là người lên các ý tưởng, chuẩn bị các nguồn vốn cũng như xây dựng sự nghiệp cho riêng mình.
Bạn có thể thuê đội ngũ nhân viên hoặc hoạt động riêng lẻ theo cách mà bạn muốn. Quá trình khởi nghiệp có thể bắt đầu với các sản phẩm mới chưa xuất hiện trên thị trường hoặc các sản phẩm, dịch vụ đã có mặt trên thị trường nhưng được tái xuất hiện theo cách hoàn toàn mới.
Phân biệt khởi nghiệp và startup
Nhiều người vẫn nhầm lẫn sự đồng nhất của hai khái niệm khởi nghiệp và startup, tuy nhiên hai khái niệm này có những sự khác biệt riêng. Khởi nghiệp là quá trình xây dựng sự nghiệp riêng, thường diễn biến theo hướng thành lập doanh nghiệp quản lý riêng. Khái niệm này đã có từ rất lâu và được nhiều người sử dụng.
Trong khi đó, startup là khái niệm mới xuất hiện gần đây, chỉ việc một doanh nghiệp hoặc nhóm người cùng lập nghiệp mà không có sự đảm bảo về thành công.
Các đặc điểm của quá trình khởi nghiệp
Tính đột phá
Các dự án khởi nghiệp thành công cần có sự đột phá, tìm kiếm và khám phá những điều chưa từng có mặt trên thị trường. Trong thực tế, khởi nghiệp cũng bắt đầu với những sản phẩm cũ nhưng bằng một cách thức tiếp cận thị trường đột phá hơn. Đó có thể là cách thức sản xuất mới, mô hình kinh doanh mới hoặc một công nghệ mới.
Tính tăng trưởng
Mọi công ty khởi nghiệp đều đặt ra mục tiêu cho sự tăng trưởng của mình. Với mục tiêu dài hạn, họ hoạch định các chiến lược, kế hoạch chi tiết để đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro, thất bại.
Quá trình khởi nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Khởi nghiệp là một việc khó khăn, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện để đảm bảo hạn chế rủi ro và đi đến thành công. Dưới đây là những điều bạn nhất định phải có nếu muốn xây dựng sự nghiệp riêng cho bản thân!
Vốn kinh doanh
Khởi nghiệp là quá trình kinh doanh dài hơi đòi hỏi nguồn vốn không hề nhỏ. Đó là nguồn lực đảm bảo kế hoạch kinh doanh được thực hiện và là điều kiện đảm bảo sự thành công của bạn.
Năng lực sáng tạo
sáng tạo là cơ sở đảm bảo sự thành công trên con đường làm giàu. Chỉ có sự sáng tạo mới tạo ra điểm nhấn, sự khác biệt giữa bạn và công ty đối thủ. Sự sáng tạo không chỉ giúp bạn bao quát toàn bộ thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng mà còn giúp bạn xây dựng những kế hoạch, chiến lược riêng thu hút người tiêu dùng. Khi bạn khởi nghiệp với những sản phẩm đã có mặt trên thị trường, đầu óc sáng tạo sẽ là vũ khí giúp bạn tạo ra đột phá và lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ lớn mạnh trên thị trường.
Sự khác biệt trong chiến lược marketing, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn cung cấp sẽ giúp tạo chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, năng lực sáng tạo là điều không thể thiếu với người khởi nghiệp. Thay vì giành giật miếng bánh cũ với những đối thủ trên thị trường, năng lực sáng tạo có thể giúp người khởi nghiệp tự tạo ra miếng bánh mới.
Sự kiên trì
Khởi nghiệp chính là quá trình thử thách sự kiên trì của con người qua nhiều thất bại, khó khăn, thử thách trên con đường kinh doanh, cạnh tranh. Không phải ai cũng dễ dàng có được thành công ngay từ lần đầu tiên bắt tay khởi nghiệp. Chỉ những người kiên trì, bình tĩnh, đứng dậy sau nhiều lần vấp ngã mới đạt được thành công, thực hiện được lý tưởng của bản thân. Sự kiên trì như kim chỉ nam, thước đo khả năng thành công của người khởi nghiệp. Người có quyết tâm, sự kiên trì cao hơn có thể vượt qua mọi thử thách, duy trì sự đam mê và ước mơ.
Kiến thức kinh doanh
Kiến thức là khởi nguồn của thành công cho dù bạn khởi nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào. Sự am hiểu về chuyên môn giúp bạn có những kiến thức phù hợp để xây dựng, phát triển sản phẩm, thu hút người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường.
Các hiểu biết cơ bản về chuyên môn, sản phẩm trong lĩnh vực hoạt động giúp bạn có tự tin, phát huy các thế mạnh của sản phẩm, điều hướng hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh cùng các đối thủ trên thị trường. Chính vì thế, để đảm bảo thực hiện quá trình khởi nghiệp thành công, cần trang bị đầy đủ những kiến thức về chuyên môn.
Các kỹ năng cần có trước khi khởi nghiệp
Kỹ năng nghiên cứu thị trường
Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng trên con đường khởi nghiệp. Nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ... là những việc mà người khởi nghiệp cần quan tâm hàng đầu. Ví dụ như quán cafe là loại hình kinh doanh gì? Nhu cầu của khách hàng đối với mặt hàng này như thế nào? Các khu vực kinh doanh hợp lý? Các đối thủ cạnh tranh trong khu vực? Làm sao để sản phẩm tiếp cận với khách hàng mục tiêu?
Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường hiệu quả sẽ giúp bạn có những chiến lược kinh doanh dài hạn và hiệu quả.
Kỹ năng xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh
Xây dựng và hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh là một trong những bước quan trọng trong kinh doanh. Đó là quá trình xây dựng phương hướng của công ty và quyết định việc phân phối nguồn nhân lực, nguồn vốn duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Bí quyết ở đây là làm sao dự toán khả năng hoạt động cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn, dài hạn một cách chi tiết nhất.
Kỹ năng quản lý tài chính
Kỹ năng quản lý tài chính là kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi người làm kinh doanh. Quá trình khởi nghiệp đòi hỏi người khởi nghiệp phải huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong xây dựng cơ sở vật chất, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư vào nguồn nhân lực trong khi chưa thể thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn.
Chính vì thế, việc quản lý và xây dựng các kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp người khởi nghiệp hoạt động hiệu quả, tự tin, yên tâm trong quá trình đầu tư, sản xuất.
Kỹ năng ủy quyền
Bên cạnh những kỹ năng về thị trường, tài chính, kỹ năng ủy quyền quyết định người lãnh đạo có thể quản lý nhân viên hiệu quả tới đâu.
Các bước cơ bản trong quá trình khởi nghiệp
Xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược kinh doanh
Mục tiêu và chiến lược kinh doanh phải được xây dựng vào thời kỳ đầu khởi nghiệp. Trước khi tập hợp nguồn vốn kinh doanh, các sách lược kinh doanh phải được hoàn chỉnh. Không có chiến lược kinh doanh cụ thể, chi tiết thì hoạt động của công ty khó mà duy trì hiệu quả.
Các kế hoạch kinh doanh phải được chuẩn bị nhiều phương án khác nhau đảm bảo cho mọi tình huống xảy ra và có cách ứng phó phù hợp. Lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả là bản lĩnh của người khởi nghiệp. Mỗi người khởi nghiệp thành công đều cần phải có một đầu óc tính toán nhanh nhạy, chiến lược, kế hoạch kinh doanh khả thi với thị trường.
Góp vốn
Góp vốn là bước chủ chốt quyết định thành công của doanh nghiệp. Nguồn vốn đảm bảo quá trình hoạt động của công ty suôn sẻ, duy trì liên tục mà không bị gián đoạn. Để khởi nghiệp thành công, người lãnh đạo cần có khả năng huy động, kêu gọi nguồn vốn hiệu quả. Để làm được điều này, người khởi nghiệp cần có đủ chuyên môn, tự tin đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trước những kỳ vọng của nhà đầu tư.
Quản lý nhân viên trong công ty
Sau khi thành lập công ty, người lãnh đạo cần có khả năng tìm kiếm những cộng sự nhiệt huyết, tài năng để làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp. Người khởi nghiệp thành công không chỉ có một mình, bạn buộc phải có sự hỗ trợ từ những người đồng đội đắc lực. Để làm được điều đó, người lãnh đạo cần có khả năng thuyết phục với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và chiến lược kinh doanh khả thi cùng mức phúc lợi ưu đãi.
Thiết lập cơ cấu kinh doanh
Lựa chọn hình thức, cơ cấu kinh doanh là việc đầu tiên khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành những yêu cầu cơ bản, quá trình khởi nghiệp còn đòi hỏi các quy trình như thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tối ưu dịch vụ bán hàng, xây dựng đội ngũ sản xuất vững mạnh, chất lượng và thành lập hệ thống điều hành công ty. Là người lãnh đạo, bạn phải hoàn chỉnh tất cả các giai đoạn một cách chỉn chu, nhanh chóng.
Hy vọng những thông tin đầy đủ, chi tiết trên đây về khái nghiệm khởi nghiệp hay những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khởi nghiệp đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về khởi nghiệp và nắm được các bước cơ bản để thực hiện mục tiêu khởi nghiệp cho riêng mình.