Xuất khẩu của Việt Nam có thể gặp khó vì các thị trường chính rơi vào suy thoái, gây áp lực cho thặng dư thương mại cuối năm
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng cơ hội để vượt qua khó khăn trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19Điểm danh những mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USDKim ngạch xuất khẩu cà phê thiết lập kỷ lục mới, hứa hẹn vụ 2022-2023 sẽ tiếp tục khởi sắcCác chuyên gia của Chứng khoán Agribank (Agriseco) mới đây đã nhắc đến thặng dư thương mại có thể gặp những trở ngại trong thời gian tới, nhất là trong tình trạng nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam có thể rơi vào suy thoái kinh tế.
Công ty chứng khoán này còn đưa ra cảnh báo rằng tỷ giá hối đoái vốn đã rất căng thẳng sẽ chịu sức ép lớn hơn từ yếu tố rủi ro này.
Thực tế cho thấy các chuyên gia và các tổ chức đã nhiều lần đưa ra cảnh báo rằng lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ việc các nền kinh tế lớn đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm lại do lạm phát và suy thoái kinh tế.
Sau 8 tháng, Việt Nam thu về 222 triệu USD nhờ xuất khẩu hơn 45.000 tấn “vàng đen” tới Mỹ
Việt Nam đã thu về 222 triệu USD nhờ việc xuất khẩu hơn 45.000 tấn hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ. Con số được ghi nhận chỉ trong vòng 8 tháng của năm nay.Xuất khẩu rau củ Việt Nam gặp khó vì “Zero Covid” của Trung Quốc
Kể từ đầu năm cho đến nay, Trung Quốc liên tục áp dụng chính sách Zero Covid khiến cho việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, điều này khiến cho kim ngạch của toàn ngành trong 9 tháng vừa qua đã giảm xuống đáng kể.Hai ông lớn xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu chững lại vì lạm phát
Trong tháng 9, hai ông lớn xuất khẩu tôm và cá tra là Sao Ta và Vĩnh Hoàn đều ghi nhận kết quả kinh doanh chững lại. Và lạm phát chính là nguyên nhân chủ yếu.Đúng là như vậy khi tháng 9 vừa qua, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, giá trị xuất khẩu giảm 14% so với tháng 8, đặc biệt ở những mặt hàng như máy tính, điện tử và điện thoại.
Nếu tính cả quý III, lĩnh vực này cũng ghi nhận mức độ tăng trưởng giảm so với quý II. Điều đáng nói là cả quý III thường có giá trị xuất siêu cao và góp phần không nhỏ vào thặng dư thương mại.
Mới đây, công ty Cổ phần Chứng Khoán BIDV (BSC) cũng đưa ra nhận định rằng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu đều tăng chậm lại vì người dân Mỹ có xu hướng tiêu dùng giảm tốc khi phải đối mặt với tình trạng lãi suất tăng mạnh. BSC đưa ra hai viễn cảnh có thể xảy ra dựa trên nguy cơ nền kinh tế lớn nhất toàn cầu rơi vào suy thoái.
Kịch bản đầu tiên là nếu Mỹ rơi vào suy thoái trong năm nay, xuất khẩu có thể tăng 13,1% và nhập khẩu tăng 12,6%. Ở kịch bản khác là Mỹ rơi vào suy thoái trong năm sau, xuất khẩu và nhập khẩu có thể tăng lần lượt là 18% và 17,3%.
Mặt khác, theo nhận định của ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital, đưa ra dự báo về mức độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Mỹ sẽ giảm xuống khoảng 10% vào cuối năm vì nền kinh thế lớn nhất thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại.
Ông nói: “Nhu cầu đối với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam như đồ nội thất, tivi và điện thoại thông minh đang bị đè nén bởi nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ”.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhấn mạnh trong báo cáo mới nhất của mình rằng nhiều mối lo ngại đối với nền kinh tế xảy ra trong quý cuối cùng của năm đến từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa. Điều này càng khiến sự thảo luận về rủi ro suy thoái kinh tế tại Mỹ càng lớn hơn. Mặt khác, nhiều khả năng thị trường châu Âu sẽ tồi tệ hơn khi cuộc khủng hoảng năng lượng tiếp tục căng thẳng vào mùa đông. Do đó tại khu vực này các chuyên gia đưa ra dự báo rằng tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xuất khẩu sẽ suy giảm trong quý 4. Tuy nhiên, mức độ sản xuất ở mức vừa phải, không quá cao.
Xét về góc nhìn chuyên gia, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính đã nhận xét rằng Việt Nam sẽ chứng kiến lĩnh vực xuất khẩu gặp nhiều thách thức hơn, càng về những tháng cuối của năm nay. Mặc dù có áp lực về thặng dư thương mại, tuy nhiên không quá căng thẳng.
Cán cân thương mại xuất siêu sau 9 tháng đầu năm 2022 đạt trên 6,8 tỷ USD. Một số thị trường trọng điểm vẫn chứng kiến những con số tăng trưởng tích cực, thế nhưng theo lưu ý từ các chuyên gia, kinh tế Việt Nam ở cùng kỳ năm ngoái bị ảnh hưởng đáng kể vì đại dịch Covid 19.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia đưa ra dự báo rằng năm nay, cán cân thương mại có thể thặng dư từ 4 đến 8 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu 4 tỷ USD trong năm 2021.
Bộ Công Thương đã công bố số liệu thống kê cho thấy tính chung cả 9 tháng năm nay, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Mỹ với kim ngạch ước tính đạt 86,3 tỉ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Trung Quốc đứng thứ hai với kim ngạch đạt 40 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021, thị trường châu Âu đạt 35,7 tỷ USD tăng 23,8% và tiếp theo là Hàn Quốc với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 18,9 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tiêu dùng hàng hóa ở những thị trường là đối tác chủ chốt của Việt Nam trong 3 tháng cuối năm mặc dù có thể chậm lại nhưng chưa giảm quá mạnh.
Tuy nhiên, tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu sẽ bị ảnh hưởng vì thực tế tại đa số các quốc gia là thị trường lớn của Việt Nam đều đang chứng kiến lạm phát tăng cao. Kết quả là nhu cầu hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong đó có Việt Nam sẽ giảm mạnh.
Ngoài ra, việc đồng USD tiếp tục tăng cao khiến nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do nước ta hiện nay nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu sản xuất để phục vụ cho việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Theo Bộ Công Thương, Bộ sẽ có sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm chuỗi cung ứng nguyên vật liệu thay thế với giá cả hợp lý. Từ đó có thể đảm bảo các doanh nghiệp có đủ nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng… chuẩn bị sẵn sàng cho mùa mua sắm cuối năm. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác tốt các FTA đã ký kết nhằm đẩy mạnh tốc độ sản xuất và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.