meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điểm danh những mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD

Thứ sáu, 14/10/2022-14:10
Trong bối cảnh kinh tế trên toàn cầu có nhiều biến động, vậy nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đang khởi sắc. Trong đó có những mặt hàng nông - lâm - thủy sản xuất khẩu cán mốc tỷ USD.

Điểm danh những mặt hàng tỷ USD 

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản của nước ta đạt khoảng 66,2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 8,7%. Trong đó thì xuất khẩu đạt khoảng 36,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 13,1%. Còn mặt hàng nông nghiệp xuất siêu trên 6,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 94,6%. 

Cũng trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam có 7 mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD. Đó chính là cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm và sản phẩm gỗ. Trong đó thì có nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái ví dụ như cà phê ghi nhận trên 2,8 tỷ USD (tăng 40,3%); cao su ghi nhận trên 2,0 tỷ USD (tăng 8,1%); gạo ghi nhận trên 2,3 tỷ USD (tăng 8,1%), gỗ và sản phẩm gỗ ghi nhận trên 11,0 tỷ USD (tăng 6,5%).

Có mặt vào thị trường xuất khẩu tỷ USD, có thể kể đến những ông lớn trong ngành nông - lâm - thủy sản. Đó chính là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II). Đây cũng chính là một trong những doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo lớn trên thế giới với mức chế biến và xuất khẩu bình quân hàng năm đạt khoảng 2,8 - 3,0 triệu tấn gạo còn kim ngạch xuất khẩu hàng năm ghi nhận trên 1 tỷ USD. 

Bên cạnh đó, những cái tên nổi bật có mặt trong lĩnh vực này có thể kể đến như Công ty Cổ phần Thực phẩm Nông sản xuất khẩu Sài Gòn (AGREX SAIGON); Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai; Công ty Cổ phần Vilaconic – Nông sản Vilaconic,…


Trong 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản của nước ta đạt khoảng 66,2 tỷ USD
Trong 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông - lâm - thủy sản của nước ta đạt khoảng 66,2 tỷ USD

Đáng chú ý, để có thể tạo ra những mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD thì không thể không nhắc đến hàng ngàn công ty và doanh nghiệp trong cả nước. Cũng đưa ra đánh giá sự đóng góp của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam ở trong tiến trình phát triển xuất khẩu nông sản, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - ông Trần Duy Đông cho biết: “Trong hơn 30 năm đổi mới cho thấy, Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, phải nhập khẩu lương thực chuyển sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản thuộc nhóm hàng đầu trong khu vực và trên thế giới”.

Có thể thấy, những thành tựu đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp và doanh nhân, hợp tác xã đầu tư ở trong lĩnh vực nông nghiệp. Họ chính là những người đang chung sức và nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể tạo dựng nên thương hiệu nông sản Việt - đây chính là niềm tự hào của quốc gia ở trên thị trường quốc tế. 



Để có thể tạo ra những mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD thì không thể không nhắc đến hàng ngàn công ty và doanh nghiệp trong cả nước
Để có thể tạo ra những mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD thì không thể không nhắc đến hàng ngàn công ty và doanh nghiệp trong cả nước

Mục tiêu phát triển bền vững

Thực tế cho thấy, nông sản của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các nước ở trên thế giới. Vậy nhưng thẳng thắn nhìn nhận thì nông sản Việt mới chỉ chú trọng ở số lượng mà chưa khẳng định được chất lượng. 

Chính vì thế mà trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt cần phải đồng hành cùng với người dân phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Phó Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - ông Lê Thanh Hòa cho biết, tính từ khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006 thì chúng ta đã phải tiến hành thay đổi tư duy sản xuất hàng hóa. Cũng theo đó, Việt nam cũng đã cam kết với WTO giá hàng hóa được vận hành theo cơ chế thị trường cũng như chịu sự chi phối của quan hệ cung cầu. Vì thế mà để cho nông sản Việt Nam cạnh tranh một cách sòng phẳng với các nước trên thế giới, Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng nhờ vào việc áp lực tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến ở trong quá trình sản xuất và chế biến. 

Không những thế, chúng ta cũng cần phải thực hiện, tiêu thụ đảm bảo đầu ra ổn định cho những người sản xuất. Đáng chú ý là thời gian tới, các doanh nghiệp phối hợp với địa phương, xây dựng thương hiệu cũng như chỉ dẫn địa lý đồng thời tiến hành quảng vá và truyền thông sản phẩm ở trên thị trường. 


Trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt cần phải đồng hành cùng với người dân phát triển nông nghiệp một cách bền vững
Trong thời gian tới, doanh nghiệp Việt cần phải đồng hành cùng với người dân phát triển nông nghiệp một cách bền vững

Cùng quan điểm, Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn) - Tiến sĩ Trương Thị Thu Trang nhận định, để có thể đẩy mạnh việc phát triển hàng hóa xuất khẩu thì ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi tập quán sản xuất và thay đổi giống cho đến lịch canh tác trong sản xuất nông nghiệp cũng như tận dụng lợi thế khác biệt về mùa vụ. Người dân cũng cần tích cực trong việc áp dụng các chứng chỉ chất lượng ví dụ như GAP, chứng chỉ hữu cơ, phát triển đồng bộ PGS,… Cũng theo đó, các cơ  quan chức năng cải thiện giáo dục và tăng cường năng lực, nhận thức cả người dân sản xuất hàng hóa ở trong môi trường kinh tế thị trường cũng như đẩy mạnh xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc liên kết với người dân phát triển đồng bộ từ khâu chọn giống, chăm sóc cũng như thu hoạch tạo ra giá trị hàng hóa một cách bền vững. Hơn thế, doanh nghiệp cũng cần tích cực đầu tư hơn nữa về khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực từ đó nâng cao nội lực của doanh nghiệp. 

Có thể nói rằng, trước những biến động của nền kinh tế thế giới, nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn đứng vững cũng như phát triển khởi sắc. Góp phần vào sự thành công đó không thể không nhắc đến đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân đầu tư vào nông nghiệp. Với mục đích tạo ra giá trị bền vững, trong thời gian tới, doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam cũng cần tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với Nhà nước, người dân ở trong việc đầu tư sản xuất và phát triển thị trường nhằm định vị thương hiệu nông sản Việt mạnh trên toàn cầu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

21 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

21 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

21 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

21 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước