Hai ông lớn xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu chững lại vì lạm phát
BÀI LIÊN QUAN
Giá tôm thẻ cỡ lớn tiếp tục đà tăngChưa tới Halloween, bí ngô trang trí đã “đắt như tôm tươi” dù có giá tiền triệuSản lượng tôm xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm, chưa thể khởi sắc trong ngắn hạnTháng 9 vừa qua, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) đạt mức doanh thu 917 tỷ đồng, giảm gần 28% so với tháng trước. Như vậy, đây là doanh thu thấp nhất của “nữ hoàng cá tra” được ghi nhận trong 8 tháng qua. Doanh thu cá tra đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021. Mỹ và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu trọng điểm đều chứng kiến mức giảm sâu, giảm 37% và 52% tương ứng.
Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) trong tháng vừa qua cũng ghi nhận doanh số tiêu thụ chung đạt 19,8 triệu USD, ngang với mức hơn 475 triệu đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, con số này đã tăng nhưng lại giảm gần 10% khi so sánh với tháng liền trước. Đồng thời, đây cũng là tháng giảm thứ 2 liên tiếp của công ty này.
Theo kết quả trên, doanh thu và lợi nhuận quý III của cả hai công ty đề giảm sâu so với những kỷ lục từng ghi nhận trong quý II.
Toàn cảnh bức tranh nông nghiệp quý 3/2022: Thủy sản phục hồi nhanh, sản lượng lúa giảm
Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp trong quý 3/2022 có một điểm đáng chú ý đó là sản lượng một số cây lâu năm trọng điểm tăng so với cùng kỳ năm trước và chăn nuôi ổn định, hoạt động khai thác gỗ triển khai một cách tích cực. Nuôi trồng thủy sản cũng phát triển khá do nhu cầu cũng như giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi gia tăng.Xuất khẩu thủy sản sẽ sớm đạt mục tiêu 10 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ghi nhận mức tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái khi đạt mức 8,5 tỷ USD. Tính đến ngày 10/10 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã bằng con số của cả năm ngoái…Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ đón loạt đơn hàng khủng vào cuối năm
Nhìn nhận bức tranh xuất khẩu chung trên thị trường, ngành thủy sản nổi bật vào những tháng cuối năm 2022 khi vừa đón nhận loạt tín hiệu tích cực, nhất là những đơn đặt hàng với số lượng khủng.Sự giảm sút của hai doanh nghiệp xảy ra trong tình trạng xuất khẩu mặt hàng đang gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) công bố số liệu cho thấy xuất khẩu thủy sản tháng 9 ước đạt trên 850 triệu USD, cao hơn 36% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản xuống dưới 900 triệu USD sau 7 tháng. Tình trạng chững lại chủ yếu ở những thị trường trọng điểm như Anh, Trung Quốc, Mỹ, Eu đã xuất hiện từ tháng 8 vì lạm phát, và nguồn năng lượng thiếu hụt.
Theo nhận định của Vasep, nhu cầu nhập khẩu đã giảm đi vì lạm phát, Tôm ghi nhận mức xuất khẩu thấp nhất trong các sản phẩm chính khi đạt gần 350 triệu USD, tăng 13%. Tôm nguyên liệu thiếu trong khi nhu cầu ở các thị trường bị ảnh hưởng do giá tăng cầu nên sản lượng xuất khẩu mặt hàng này giảm.
Theo Chứng khoán ACB (ACBS), tôm được xem là một thực phẩm xa xỉ. Bởi vậy, nhu cầu sẽ giảm đi khi người dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các mặt hàng thiết yếu với giá cả hợp lý hơn. Dẫu vậy, Sao Ta hay Minh Phú là những doanh nghiệp xuất khẩu lớn sẽ có lợi thế hơn so với doanh nghiệp nhỏ nhờ lượng khách hàng và khả năng thương lượng giá mạnh.
Theo dự báo của lãnh đạo Sao Ta, ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu từ nay đến cuối năm khiến mức tiêu thụ không cao và doanh số cũng sẽ không tăng mạnh ở những tháng còn lại của năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn đảm bảo hoàn tất kế hoạch năm chỉ tiêu lợi nhuận và doanh số.
Mặt khác, cá tra của Việt Nam là sản phẩm thay thế rẻ hơn đối với các loại cá trắng. Theo ACBS, đó là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. Nhờ khả năng tự cung cấp cao, Vĩnh Hoàn có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá thị trường cá tra. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn có thể thương lượng giá bán bình quân cao hơn và hưởng thêm thuế suất 0% tại Mỹ.
Về cơ bản, theo dự đoán của Vasep, thủy sản Việt Nam có thể chạm ngưỡng 10 tỷ USD đến hết tháng 11, hoàn thành mục tiêu đề ra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.