meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Toàn cảnh bức tranh nông nghiệp quý 3/2022: Thủy sản phục hồi nhanh, sản lượng lúa giảm

Thứ năm, 06/10/2022-09:10
Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp trong quý 3/2022 có một điểm đáng chú ý đó là sản lượng một số cây lâu năm trọng điểm tăng so với cùng kỳ năm trước và chăn nuôi ổn định, hoạt động khai thác gỗ triển khai một cách tích cực. Nuôi trồng thủy sản cũng phát triển khá do nhu cầu cũng như giá xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trọng điểm như cá tra, tôm nuôi gia tăng.

Theo Vneconomy, Tổng Cục thống kê cho biết, sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản trong quý 3/2022 vẫn được duy trì ở mức tăng trưởng ổn định dù chịu ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến thất thường cũng như giá vật tư đầu vào tăng cao. 

Sản xuất lúa giảm từ sản lượng đến năng suất

Đối với sản xuất lúa, tính đến trung tuần tháng 9/2022, diện tích gieo trồng cấy lúa mùa cả nước ghi nhận đạt mức 1.505,3 nghìn ha, so với cùng kỳ năm trước bằng 100,2%, trong đó, các địa phương phía Bắc ghi nhận đạt 1.023,8 nghìn ha, bằng 98,3% còn các địa phương phía Nam đạt 481,5 nghìn ha, bằng 104,3%.

Năm 2022, diện tích gieo cấy lúa ở miền Bắc thấp hơn so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do hiệu quả kinh tế từ canh tác lúa không cao nên người dân đã lựa chọn giảm diện tích gieo trồng. 



Đối với sản xuất lúa, tính đến trung tuần tháng 9/2022, diện tích gieo trồng cấy lúa mùa cả nước ghi nhận đạt mức 1.505,3 nghìn ha, so với cùng kỳ năm trước bằng 100,2%
Đối với sản xuất lúa, tính đến trung tuần tháng 9/2022, diện tích gieo trồng cấy lúa mùa cả nước ghi nhận đạt mức 1.505,3 nghìn ha, so với cùng kỳ năm trước bằng 100,2%

Như thế, vụ mùa hè thu năm nay cả nước đã gieo cấy được 1.915,6 nghìn ha, so với vụ hè thu năm trước giảm 38,6 nghìn h, trong đó giảm chủ yếu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với 32,9 nghìn ha bởi chi phí đầu vào chủ yếu tăng cao nên người dân đã giảm diện tích xuống giống và chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả, cho năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, trồng cỏ hay là chuyển sang trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 

Và tính đến ngày 15/9/2022, các địa phương đã thu hoạch được 1.830,1 nghìn ha lúa hè thu và chiếm 95,5% diện tích gieo cấy, bằng 100,3% cùng kỳ năm trước. Trong khi đó vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thu hoạch được 1.440,7 nghìn ha, chiếm 97,6% và bằng 100,6%.

Báo cáo của các địa phương cho thấy, ước tính năng suất lúa hè thu cả nước năm 2022 đạt mức 56,4 tạ/ha, so với vụ hè thu năm 2021 giảm 0,6 tạ/ha và sản lượng đạt mức 10,8 triệu tấn, giảm 340 nghìn tấn.

Tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã tiến hành gieo cấy 574 nghìn ha lúa thu đông, so với cùng kỳ năm trước bằng 93,7% do mưa lớn ngập nhiều nên người dân tạm cho đất nghỉ ngơi và mở ruộng đón phù sa chuẩn bị cho vụ đông xuân năm 2022 - 2023 sắp tới. 

Và ngành Nông nghiệp cũng đã chỉ đạo các địa phương tiến hành đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật cũng như quy trình canh tác tiên tiến để có thể giảm bớt chi phí sản xuất cũng như theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, sâu bệnh, hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng giống lúa chất lượng cao. 

Song song với việc gieo cấy lúa thì các địa phương trên cả nước cũng đang tiến hành gieo cấy hoa màu. Diện tích gieo trồng các loại cây hoa màu hầu hết đều ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm trước bởi thời tiết không thuận lợi và nhiều vùng bị ngập úng. Hơn thế là hiệu quả kinh tế từ các loại cây như khoai, ngô, lạc không cao nên người nông dân đã tiến hành thu hẹp sản xuất. 



Và tính đến ngày 15/9/2022, các địa phương đã thu hoạch được 1.830,1 nghìn ha lúa hè thu và chiếm 95,5% diện tích gieo cấy, bằng 100,3% cùng kỳ năm trước
Và tính đến ngày 15/9/2022, các địa phương đã thu hoạch được 1.830,1 nghìn ha lúa hè thu và chiếm 95,5% diện tích gieo cấy, bằng 100,3% cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê cho biết: “Tổng diện tích trồng cây lâu năm ước đạt 3.656,2 nghìn ha, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 1,2%. Trong đó nhóm cây công nghiệp ghi nhận đạt 2.198,3 nghìn ha, tăng 0,8% còn nhóm cây ăn quả đạt 1.162,6 nghìn ha, tăng 2,3%".

Cũng theo đó, sản lượng thu hoạch một số cây công nghiệp chủ yếu trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chè búp ghi nhận đạt 891,9 nghìn tấn, tăng 0,7%; cao su ghi nhận đạt 841,3 nghìn tấn, tăng 3,2%; hồ tiêu ghi nhận đạt 267,6 nghìn tấn, tăng 0,5%. Đối với cây ăn quả thì sản lượng cũng đạt khá, cụ thể chuối đạt 1.832,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,7%; cam đạt 989,6 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,1%; xoài đạt 812,4 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,3%; nhãn đạt 531,7 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,5%; bưởi đạt 527,8 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 6%. Còn riêng thanh long ghi nhận đạt 701,1 nghìn tấn, giảm 9,6% bởi vì giá bán giảm, lượng xuất khẩu thấp nên người dân cũng không chăm bón và nhiều vườn cây thanh long cũng đã đến tuổi già cỗi, người dân chưa trồng lại. 

Thủy sản thuận lợi từ nuôi trồng cho đến tiêu thụ

Còn với ngành chăn nuôi, Tổng cục Thống kê cho biết, chăn nuôi lợn và gia cầm đang dần hồi phục nhanh bởi dịch bệnh được kiểm soát tốt và chủ động được nguồn giống cũng như nhu cầu thị trường tăng cao. Mặc dù vậy thì ngành chăn nuôi vẫn đang gặp khó khăn bởi giá thức ăn ở mức cao, đáng chú ý là đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Như thế thì người chăn nuôi cần phải tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có để có thể thay thế một phần thức ăn công nghiệp, đồng thời cũng cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng từ trang trại cho đến bàn ăn. 



Tổng cục Thống kê cho biết: “Lũy kế 9 tháng, sản lượng gỗ khai thác đạt 13,7 triệu m3, tăng 6,2%; sản lượng củi khai thác đạt 13,9 triệu ste, tăng 0,5%"
Tổng cục Thống kê cho biết: “Lũy kế 9 tháng, sản lượng gỗ khai thác đạt 13,7 triệu m3, tăng 6,2%; sản lượng củi khai thác đạt 13,9 triệu ste, tăng 0,5%"

Đối với sản xuất lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung trên cả nước trong quý 3/2022 ước đạt 71,3 nghìn ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 5% và số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 23,5 triệu cây, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,1%.

Tổng cục Thống kê cho biết: “Lũy kế 9 tháng, sản lượng gỗ khai thác đạt 13,7 triệu m3, tăng 6,2%; sản lượng củi khai thác đạt 13,9 triệu ste, tăng 0,5%".

Như vậy, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt mức 191,2 nghìn ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,1% còn số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 70,4 triệu cây, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,4%.

So với cùng kỳ năm trước, sản lượng gỗ khai thác cũng tăng cao do rừng đến tuổi khai thác, giá gỗ tăng cũng như nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến được khôi phục trở lại. Chi tiết, sản lượng gỗ khai thác trong quý 3/2022 ghi nhận đạt 5.216,6 nghìn m3, so với quý III năm 2021 tăng 6,6%. Bên cạnh đó, sản lượng củi khai thác cũng đạt 4,4 triệu ste, so với quý III năm 2021 tăng 0,2%, 

Đưa ra thông tin về ngành thủy sản, Tổng cục Thống kê cho biết, sản lượng thủy sản trong quý 3 ước đạt mức 2.406 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,8%.


Nuôi trồng cá tra phát triển khá là do giá cá tra nguyên liệu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tăng trong những tháng trở lại đây và nhu cầu của thị trường thế giới cũng tăng khá cao
Nuôi trồng cá tra phát triển khá là do giá cá tra nguyên liệu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tăng trong những tháng trở lại đây và nhu cầu của thị trường thế giới cũng tăng khá cao

Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản nuôi trồng trong quý 3 ước tính đạt mức 1.343,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,9%. Và tính chung trong 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt mức 3.611,2 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,2% đã bao gồm cá đạt 2.415,6 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,5%; tôm đạt 777,6 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,4%; thủy sản khác đạt 418 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,5%.

Được biết, nuôi trồng cá tra phát triển khá là do giá cá tra nguyên liệu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tăng trong những tháng trở lại đây và nhu cầu của thị trường thế giới cũng tăng khá cao. Trong quý 3/2022, sản lượng cá tra ước đạt 367 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,1% và tính chung 9 tháng đạt 1.139,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,9%.


Sản lượng tôm sú trong quý 3 cũng đạt 84,2 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,3%
Sản lượng tôm sú trong quý 3 cũng đạt 84,2 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,3%

Và giá tôm nuôi cũng cao, duy trì được mức ổn định, người nuôi có lãi cùng việc ứng dụng công nghệ cao trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn mang đến hiệu quả kinh tế cao. Hơn thế, sản lượng tôm sú trong quý 3 cũng đạt 84,2 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,3% và sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 233,3 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,9%.

Như thế, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2022, sản lương tôm sú đạt mức 202,1 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,4% còn sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 533 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 14,3%.

Đối với sản lượng thủy sản khai thác trong quý 3/2022 cũng ước đạt mức 1.062,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 1,9%. Và tính chung trong 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản khai thác cũng ước đạt mức 2.991,6 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 2,4%.


Sản lượng thủy sản khai thác trong quý 3/2022 cũng ước đạt mức 1.062,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 1,9%
Sản lượng thủy sản khai thác trong quý 3/2022 cũng ước đạt mức 1.062,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 1,9%

Cũng do giá nhiên liệu tăng cao cùng với tình hình thời tiết của ngư trường không được thuận lợi bởi ảnh hưởng của bão cũng như áp thấp nhiệt đới nên ngư dân cũng hạn chế ra khởi hoặc sẽ cho tàu nằm bờ, vậy nên sản lượng thủy sản khai thác biển trong 9 tháng đầu năm 2022 ghi nhận đạt mức 2.850,1 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 2,5%.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

23 phút trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

24 phút trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

26 phút trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

27 phút trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

28 phút trước