meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Toàn cảnh bức tranh khởi nghiệp tại Việt Nam trong một thập kỷ qua: Tất cả đều quay trở về những điều căn bản sau đại dịch COVID-19

Thứ hai, 29/08/2022-00:08
Có thể thấy, sau đại dịch chúng ta đều trở về những điều căn bản và việc kinh doanh cũng thế đó là phải tập trung cải thiện lại môi trường, văn hóa công ty để từ đó đong đếm các chỉ tiêu cơ bản ví dụ như doanh thu, lợi nhuận.

Vào năm 2021, Việt Nam đã chính thức lọt vào TOP 3 Đông Nam Á chỉ đứng sau Singapore và Indonesia về cả số lượng đầu tư và giá trị vốn đầu tư vào khởi nghiệp. Trong báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, tổng vốn đầu tư mạo hiểm của các startup tại Việt Nam trong năm 2021 vẫn ghi nhận mức kỷ lục vượt 1,5 tỷ USD. Con số này cao gấp 3 lần so với năm 2020 (451 triệu USD) và gấp 1,5 lần so với con số 874 triệu USD vào hồi năm 2019. Như thế, Việt Nam đã bước sang năm thứ 7 kể từ thời điểm Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025"đã được Thủ tướng ban hành. Theo đó, số lượng quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh khoảng 60% và phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Trong số đó, quốc gia có số lượng nhà đầu tư tích cực nhất trong năm 2021 chính là Singapore, tiếp đến là Việt Nam và Mỹ. Dự báo, vốn đầu tư vào startup Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt mức 2 tỷ USD. 



Vào năm 2021, Việt Nam đã chính thức lọt vào TOP 3 Đông Nam Á chỉ đứng sau Singapore và Indonesia về cả số lượng đầu tư và giá trị vốn đầu tư vào khởi nghiệp
Vào năm 2021, Việt Nam đã chính thức lọt vào TOP 3 Đông Nam Á chỉ đứng sau Singapore và Indonesia về cả số lượng đầu tư và giá trị vốn đầu tư vào khởi nghiệp

Thực trạng hiện nay của việc kinh doanh khởi nghiệp ở Việt Nam: Phát triển cả chất và lượng

Bổ sung về sự tăng trưởng này, dưới góc nhìn của Vietnam Startup Day 2022, sau thời gian 10 năm ban tổ chức nhận thấy khởi nghiệp đã không còn chỉ dừng lại ở khái niệm mà đang trở thành làn sóng mạnh mẽ. 

Bà Trương Lý Hoàng Phi cho hay: "Nếu như trước đó, nhà đầu tư đồng ý rót vốn vào các công ty khởi nghiệp với tư duy là dự án cộng đồng và đóng góp cho xã hội. Thì hiện nay, việc đầu tư được các doanh nghiệp cùng các quỹ hay các cá nhân, cộng đồng nhà đầu tư cũng chú trọng hơn. Bởi vì mục tiêu lúc này của họ chính là tìm kiếm những công cụ, động lực mới để mở rộng thêm việc kinh doanh hiện hữu. Bên cạnh đó, sự kết nối giữa các cộng đồng nhà đầu tư, hiệp hội và doanh nghiệp với các startup hiện nay cũng được mở ra rất nhiều. Đơn cử như sự kiện năm nay dự đạt hơn 1.400 nhà đầu tư, quỹ đầu tư, doanh nhân và chuyên gia từ các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam và quốc tế tham gia. Tổng dự án đâu đó đạt 20.000 dự án cũng đã cho thấy không chỉ thay đổi về chất mà cả về lượng". 

Và theo vị này, đây cũng chính là cơ hội tìm kiếm nhân tài thực sự dành cho các chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp ngày nay cũng đã ý thức hơn việc tìm kiếm cơ hội mới gắn vào trong hoạt động của chính mình. Bởi vì trong xu hướng hội nhập sâu rộng như hiện nay thì nếu như chỉ bó gọn trong mô hình của mình thì không thể nào đi xa được và các bạn trẻ khởi nghiệp thì lại nắm bắt được những xu hướng mới là rất tốt. 

Điển hình như những năm 2019 - 2020, cũng có những giai đoạn Việt Nam rất nóng về thương mại điện tử cùng các bạn startup cũng như khởi nghiệp ở trong lĩnh vực này là rất nhiều. Đến hiện tại, khi sự phát triển đòi hỏi nền tảng vững chắc hơn thì các bạn đã nhanh chóng tập trung vào cốt lõi điển hình như phát triển các giải pháp B2B, ứng dụng công nghệ lõi (AI và IoT,...) nhiều hơn hay mới nhất hiện nay là công nghệ năng lượng theo xu hướng thế giới.


Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Dale Carnegie Việt Nam - Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh
Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Dale Carnegie Việt Nam - Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh

THAM KHẢO THÊM:

Tất cả đã quay về với những điều căn bản sau đại dịch COVID-19

Mặc dù tăng tốc mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều bất cập mà bản thân của doanh nghiệp và đặc biệt là công ty khởi nghiệp phải cải thiện. Cũng theo lời bà Phi, sau đại dịch tất cả chúng ta đều trở về với lại môi trường, văn hóa công ty để từ đó đong đếm các chỉ tiêu cơ bản ví dụ như doanh thu lợi nhuận. 

Bà Phi nhấn mạnh: “Nếu trước đó, câu chuyện nào là khai miếng bánh lớn về thị trường ngoại, sứ mệnh kinh doanh… thì sau Covid-19 việc trở về với cốt lõi của mình mới là điều quan trọng. Tôi chắc chắn rằng thời gian vừa qua, các bạn startup đã lao động miệt mài, tạo ra sự thay đổi bằng chính nỗ lực của mình". 

Và một trong những yếu tố cốt lõi nổi bật đó chính là văn hóa doanh nghiệp, quyết định sự đi và đến của nhân sự cũng là một bài toán lớn của các công ty sau đại dịch COVID-19. Không riêng công ty khởi nghiệp mà văn hóa doanh nghiệp cũng đã và đang trở thành tâm điểm quan tâm của cộng đồng doanh nhân Việt Nam cũng như thế giới bởi vì nội dung bao trùm nhiều khía cạnh trong doanh nghiệp từ con người đến môi trường làm việc, thương hiệu đến quản trị và chiến lược. 

Dưới góc nhìn của đơn vị tư vấn văn hóa doanh nghiệp cho các thương hiệu lớn ở thị trường Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc Dale Carnegie Việt Nam - bà Nguyễn Bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh cho hay, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp chính là tạo nên sự gắn kết lâu dài và đây cũng là yếu tố quyết định sự vững mạnh của một đội ngũ và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Điều này cũng đã tác động đến chiến lược định hướng đi cũng như cách đu của công ty trong tương lai cũng như khả năng quyết định và thái độ hướng đến khách hàng, khả năng làm chủ của nhân viên để từ đó đưa ra quyết định trong chính công việc mà họ đang làm. 


Mặc dù tăng tốc mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều bất cập mà bản thân của doanh nghiệp và đặc biệt là công ty khởi nghiệp phải cải thiện
Mặc dù tăng tốc mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều bất cập mà bản thân của doanh nghiệp và đặc biệt là công ty khởi nghiệp phải cải thiện

Còn một khác biệt đặc thù của văn hóa doanh nghiệp trước và trong đại dịch đó chính là tính linh hoạt, thích ứng của các chuẩn mực văn hóa với mục đích giúp cho công ty có thể trụ vững qua đại dịch. Đáng chú ý, đại dịch COVID-19 và sự thay đổi chóng mặt của công nghệ số trong thời gian 3 năm trở lại đây đã tạo nên đòn bẩy mạnh mẽ cho những chuyển hướng tập trung trong văn hóa của doanh nghiệp. Chi tiết, doanh nghiệp lúc này cần phải xây dựng cho mình hướng được văn hóa đến khả năng thích ứng một cách linh hoạt, bản lĩnh thay đổi nhanh chóng trong những kế hoạch ngoài dự định của doanh nghiệp. Và nền tảng văn hóa còn phải tạo điều kiện cho người lao động và nhân sự gắn kết chặt chẽ với công ty, đồng nghiệp, phát triển dài hạn cũng như sự trưởng thành trong nghiệp, tố chất của mình. 

Ví dụ điển hình trong giai đoạn 2020 - 2022, phần lớn các giải pháp tư vấn và triển khai về phát triển năng lực tổ chức của Dale Carnegie đều ghi nhận xoay quanh 3 chủ đề lớn đó là hoạch định chiến lược và phát triển đội ngũ kế thừa; năng lực thích ứng linh hoạt của tổ chức, lãnh đạo thích ứng linh hoạt; sáng tạo và đổi mới.

Bởi vì trong xã hội luôn có sự thay đổi này, những thương hiệu mạnh mẽ và lâu bền nhất đều được xây dựng nên từ tâm huyết và có thực thì mới bền vững. Và nền tảng của họ cũng vững chắc hơn bởi vì chúng ta được xây dựng bằng sức mạnh tinh thần của con người, không phải là một chiến dịch quảng cáo. Đối với những công ty tồn tại lâu dài thì đó là những công ty nguyên mẫu và thực chất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước