meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Toàn cảnh bức tranh khởi nghiệp tại Đông Nam Á trong một thập niên vừa qua

Chủ nhật, 28/08/2022-20:08
Trong thập niên qua, bức tranh công nghệ và khởi nghiệp tại Đông Nam Á đã trải qua những thay đổi lớn.

Theo ghi nhận, từ đầu những năm 2010, khi các startup hứa hẹn bắt đầu xuất hiện đến thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ giữa thập niên cũng như sự chững lại do COVID-19, Đông Nam Á đã có 10 năm đầu sự kiện. Hơn thế, có nhiều công nghệ mới đã góp phần thay đổi cuộc sống của người tiêu dùng và nhiều dịch vụ mới từng "khó tưởng tượng được" đã dần trở nên quen thuộc. Các chuyên gia cho rằng, thập niên 2020 sẽ là "thời kỳ vàng" của Đông Nam Á bởi vì những kinh nghiệm tích lũy được trong thập niên 2010 và trở thành nền tảng vững chắc để cho các startup có thể thành công. 

Mặc dù vậy, thập niên 2020 cũng có nhiều thách thức để cho các startup vượt qua được bối cảnh hậu đại dịch, nguy cơ suy thoái toàn cầu hay tình trạng lạm phát. Các startup Đông Nam Á sẽ làm gì để có thể đánh bại các thách thức trước mắt? 


Từ đầu những năm 2010, khi các startup hứa hẹn bắt đầu xuất hiện đến thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ giữa thập niên cũng như sự chững lại do COVID-19, Đông Nam Á đã có 10 năm đầu sự kiện. Các chuyên gia cho rằng, thập niên 2020 sẽ là "thời kỳ vàng" của Đông Nam Á bởi vì những kinh nghiệm tích lũy được trong thập niên 2010 và trở thành nền tảng vững chắc để cho các startup có thể thành công
Từ đầu những năm 2010, khi các startup hứa hẹn bắt đầu xuất hiện đến thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ giữa thập niên cũng như sự chững lại do COVID-19, Đông Nam Á đã có 10 năm đầu sự kiện. Các chuyên gia cho rằng, thập niên 2020 sẽ là "thời kỳ vàng" của Đông Nam Á bởi vì những kinh nghiệm tích lũy được trong thập niên 2010 và trở thành nền tảng vững chắc để cho các startup có thể thành công

Những tiềm năng của Đông Nam Á

Vào năm 2021, Đông Nam Á có thêm 40  triệu người dùng internet, nâng tỷ lệ thâm nhập sử dụng internet trong khu vực này lên đến 75%. Và trong số người dùng mới, 8/10 người được xếp vào nhóm người tiêu dùng số, đồng nghĩa với việc họ đã thực hiện được ít nhất một khoản mua sắm trực tuyến trong năm 2021. Xu hướng này không có dấu hiệu đảo ngược và người dùng internet mới sẽ vẫn online cũng như tham gia vào nền kinh tế số. Bên cạnh đó, thu nhập khả dụng của người dân Đông Nam Á cũng đã tăng lên và người dùng internet cũng cởi mở hơn với việc thử các dịch vụ mới từ đó mở ra cơ hội dành cho các công ty công nghệ. Đông Nam Á cũng được kỳ vọng sẽ có bức tranh khởi sắc hơn so với nền kinh tế toàn cầu nói chung. World Bank cho biết, tăng trưởng trên toàn cầu có thể giảm từ mức 5,7% vào năm 2021 xuống còn 2,9% vào năm 2022, so với mức 4,1% dự đoán vào tháng 1 thấp hơn. Dù vậy, tại Đông Nam Á, tăng trưởng được World Bank dự đoán là ở mức 5%. 

Giám đốc quỹ Openspace Ventures - ông Ian Sikora nhận định: "Tầng lớp trung lưu mới nổi của Đông Nam Á mang đến một trong những cơ hội hấp dẫn nhất cho các công ty và nhà đầu tư trên thế giới”. 


Tỷ lệ người dùng internet thực hiện việc mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần
Tỷ lệ người dùng internet thực hiện việc mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần

Tình hình gọi vốn tại Đông Nam Á tiếp tục khởi sắc

Ghi nhận cho thấy, tình hình gọi vốn của các startup trong khu vực tăng đều từ năm 2017 và đã bật tăng mạnh mẽ trở lại trong năm 2021 sau một năm 2020 đi xuống bởi đại dịch COVID-19. Còn trong năm 2021, có 37 tỷ USD đã được đổi vào các startup Đông Nam Á. Theo đó, logistics và vận tải chính là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn nhất với sự đóng góp lớn của Grab và Gojek. Thương mại điện tử và fintech cũng đã tiếp tục là các ngành chủ chốt. Mặc dù vậy, Tech in Asia dự đoán tình hình gọi vốn sẽ chậm lại trong bối cảnh điều kiện kinh tế vĩ mô khiến cho các nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn. Nhưng một số người cho rằng đây là một tín hiệu tích cực đối với hệ sinh thái. Ông Sikora cho biết: "Sự chững lại của hoạt động đầu tư gần đây tạo ra một sức ép để các nhà sáng lập tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận”. 


Vốn đầu tư công khai của các startup Đông Nam Á. Đơn vị tính: Tỷ USD
Vốn đầu tư công khai của các startup Đông Nam Á. Đơn vị tính: Tỷ USD

Tình trạng exit tăng mạnh

Quay trở lại với thời điểm năm 2020, có nhiều nhà đầu tư cho rằng các startup Đông Nam Á thiếu các đợt exit (rút lui) đáng chú ý. Vào thời điểm đó, Sea và Razer được xem là hai startup duy nhất có chiến lược rút lui được đánh giá cao. Hai công ty này đã thực hiện hoạt động IPO vào năm 2017. Mặc dù vậy, trong thời gian 2 năm qua, có hàng loạt các startup Đông Nam Á đã bắt đầu IPO. Còn Bukalapak và Grab thực hiện việc IPO vào năm 2021 trong khi đó GôT Group và PropertyGuru đã tiến hành lên sàn vào năm 2022.

Được biết, màn niêm yết trị giá 1,5 tỷ USD của Bukalapak là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử Sàn giao dịch Chứng khoán Indonesia. Trong khi đó, Grab cũng có đợt niêm yết thông qua việc thâu tóm (M&A), sáp nhập với công ty SPAC lớn nhất trên thế giới (giá trị 39,6 tỷ USD). Còn GoTo Group cũng đã tiến hành kêu gọi được 952 triệu USD sau khi tiến hành niêm yết còn PropertyGuru lại chào sàn với định giá là 1,3 tỷ USD. 



Được biết, màn niêm yết trị giá 1,5 tỷ USD của Bukalapak là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử Sàn giao dịch Chứng khoán Indonesia
Được biết, màn niêm yết trị giá 1,5 tỷ USD của Bukalapak là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử Sàn giao dịch Chứng khoán Indonesia

Đối tác tại Vertex Ventures - ông Gary Khoeng nói rằng: "Đây đều là những tín hiệu tích cực từ thị trường và sẽ làm tăng sự quan tâm vào startup trong khu vực từ đó chúng có thể thu hút vốn nhiều hơn. Những đợt IPO trên là các cột mốc lịch sử và là sự khuyến khích lớn cho các công ty và nhà đầu tư khác trong khu vực”.

Đông Nam Á là khu vực được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều công ty khác exit thành công trong tương lai gần nhưng điều kiện kinh tế vĩ mô lại không thuận lợi có thể sẽ khiến cho hoạt động này chậm lại. 


Số lượng thương vụ exit tại Đông Nam Á
Số lượng thương vụ exit tại Đông Nam Á

Có hội nào ở phía trước dành cho Đông Nam Á?

Có thể thấy, Đông Nam Á vẫn có nhiều cơ hội trước mắt, đặc biệt là trong các ngành chủ chốt như thương mại điện tử hay fintech. Và Thương mại điện tử vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư và doanh nhân ở trong khu vực. Và doanh thu của mảng này được kỳ vọng sẽ chạm mốc 142,7 tỷ USD trong năm 2022. Và với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 15,1% thì con  số này sẽ tăng lên mức 217,5 tỷ USD trong năm 2025. Trong đó, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam có thể sẽ là những thị trường lớn nhất. 

Giám đốc VVSEAI - bà Jessia Koh nói rằng: "Tăng trưởng Thương mại điện tử ở Đông Nam Á mới chỉ bắt đầu và sẽ tiếp tục là một trong số ít các “hương vị của thập niên” mang lại sự quan tâm bền bỉ của các nhà đầu tư”. 

Và trong lĩnh vực này, thương mại nhanh và thương mại xã hội được xem là 2 mảng ngách được đặc biệt quan tâm. Cũng theo quan điểm của bà Koh, thương mại xã hội bởi các nhà bán lẻ dẫn dắt có thể sẽ là một cách để cho thương mại điện tử tiếp cận với thị trường nhóm 2 và nhóm 3. Trong khi đó thì thương mại nhanh cũng như thương mại livestream sẽ phát triển mạnh mẽ ở các thị trường nhóm 1.



Có thể thấy, mặc dù bức tranh khởi nghiệp Đông Nam Á có nhiều hứa hẹn và nó cũng đang phải đối mặt với một số thách thức. Có nhiều thương vụ IPO đình đám của Đông Nam Á chưa đi theo đúng với kỳ vọng của giới đầu tư. Giá cổ phiếu của Grab, Bukalapak và PropertyGuru đã giảm mạnh từ thời điểm chào sàn
Có thể thấy, mặc dù bức tranh khởi nghiệp Đông Nam Á có nhiều hứa hẹn và nó cũng đang phải đối mặt với một số thách thức. Có nhiều thương vụ IPO đình đám của Đông Nam Á chưa đi theo đúng với kỳ vọng của giới đầu tư. Giá cổ phiếu của Grab, Bukalapak và PropertyGuru đã giảm mạnh từ thời điểm chào sàn

Còn fintech cũng đang là ngôi sao đang lên trong khu vực khi thanh toán tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế internet tăng trưởng mạnh của Đông Nam Á. Và thanh toán số vẫn được xem là lĩnh vực lớn nhất trong mảng fintech với tổng giá trị giao dịch có thể đạt mức 195,8 tỷ USD trong năm 2022.

Có thể thấy, sự tăng trưởng của các công ty web3 và blockchain tại Đông Nam Á cũng rất đáng chú ý. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, các startup blockchain Đông Nam Á dã kêu gọi thành công 525 triệu USD trong 24 thương vụ, so với tổng vốn kêu gọi được ở lĩnh vực này từ năm 2018 - 2020 cao hơn nhiều. Dù cho ngành công nghiệp này vẫn ngành công nghiệp này vẫn còn non trẻ nhưng vẫn còn rất non trẻ nhưng việc gọi vốn tăng mạnh chính là một dấu hiệu tích cực.



Quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2021, dự phóng đến năm 2025. Đơn vị tính: Tỷ USD
Quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam từ năm 2019 đến năm 2021, dự phóng đến năm 2025. Đơn vị tính: Tỷ USD

Những rào cản cần được vượt qua

Có thể thấy, mặc dù bức tranh khởi nghiệp Đông Nam Á có nhiều hứa hẹn và nó cũng đang phải đối mặt với một số thách thức. Có nhiều thương vụ IPO đình đám của Đông Nam Á chưa đi theo đúng với kỳ vọng của giới đầu tư. Giá cổ phiếu của Grab, Bukalapak và PropertyGuru đã giảm mạnh từ thời điểm chào sàn. Trong khi đó giá cổ phiếu của GoTo đã gần như dậm chân tại chỗ. Dù cho nhiều mảng kinh doanh của các startup đã có lãi hoặc lỗ giảm mạnh nhưng phần lớn các startup chưa có lãi ở mức độ tập đoàn. Tất cả những điều này khiến cho nhiều người cảm thấy lo ngại về sự bền vững trong dài hạn của các mô hình kinh doanh. 


Giá trị giao dịch fintech tại Đông Nam Á ở một số mảng. Đơn vị tính: Tỷ USD
Giá trị giao dịch fintech tại Đông Nam Á ở một số mảng. Đơn vị tính: Tỷ USD

Mặc dù vậy, những sụt giảm này không phải đều là các tín hiệu tích cực. Ông Lim từ quỹ Monk’s Hill Ventures cũng cho rằng việc giá cổ phiếu giảm đôi khi cũng đến từ các vấn đề vĩ mô mà các công ty không thể kiểm soát được. Và một thách thức khác của startup Đông Nam Á chính là thiếu hụt nhân tài. Tech in Asia cũng nhận định vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định các khó khăn nói trên có thể để lại ảnh hưởng lâu dài ở trên bức tranh khởi nghiệp Đông Nam Á hay không. Vậy nên, nhiều người vẫn giữ được những quan điểm tích cực. Đại diện của quỹ Golden Gate Ventures cho hay, triển vọng nói chung của Đông Nam Á vẫn đang rất tích cực. Người này nói rằng: "Đông Nam Á vẫn có tăng trưởng GDP bền vững ngay cả với tình hình thị trường hiện tại và chúng tôi đang thấu sự đa dạng hoá trong hệ sinh thái”. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước