meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Châu Á có thể phải đối mặt với cú sốc mới trên thị trường năng lượng

Thứ bảy, 20/08/2022-22:08
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, các quốc gia châu Á có thể sẽ chịu tác động lớn khi chính phủ Australia có động thái cân nhắc việc hạn chế xuất khẩu khí hóa lỏng với mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng trong nước. Canberra đang nhắm tới những lô hàng giao ngay.

Theo CNBC đưa tin, sau khi Australia truyền đi thông tin hạn chế xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) thì thị trường khí đốt Châu Á - Thái Bình Dương có thể sẽ phải gánh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Không chỉ phải đối mặt với nguồn cung năng lượng khan hiếm, châu Á sẽ còn phải chịu mức chi phí năng lượng đắt đỏ, cùng với sự cạnh tranh hàng hóa từ các nước châu Âu.

Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) trong tuần trước đã phải lên tiếng kêu gọi thủ đô Canberra hạn chế xuất khẩu LNG để đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước. Theo dự báo, sang năm 2023, nước này sẽ thiếu khoảng 56 petajoules (1,47 tỷ mét khối) sản lượng khí đốt tại khu vực bờ đông.


Năm 2020, Australia góp gần 4% sản lượng khí đốt toàn cầu
Năm 2020, Australia góp gần 4% sản lượng khí đốt toàn cầu

Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine gây ra, các nước châu Âu đã ra sức tìm nguồn năng lượng thay cho khí đốt của Nga. Điều này khiến cho các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phải chịu sức ép, khi nhiều tháng gần đây liên tục phải cạnh tranh năng lượng với những người mua từ lục địa già.

Thậm chí, những lô hàng LNG còn được người mua đến từ châu Âu trả giá cao hơn so với những người mua từ các quốc gia đang phát triển của châu Á.

Bà Gina Cass-Gottlieb - chủ tịch ACCC tuyên bố: “Chúng tôi đề nghị Bộ Tài nguyên thực hiện Cơ chế An ninh khí đốt Nội địa Australia (ADGSM), nhằm đảm bảo an ninh năng lượng tại khu vực bờ đông”. Bà cũng cho biết: “Các nhà xuất khẩu LNG được khuyến khích nhanh chóng đẩy mạnh nguồn cung cho thị trường trong nước”.

Trong khi đó, hầu hết những doanh nghiệp xuất khẩu LNG sang các nước Châu Á-Thái Bình Dương và các quốc gia khác sử dụng khí đốt tại bờ đông Australia. Tuy nhiên, ADGSM đưa ra chỉ thị rằng nếu như nguồn cung khí đốt trong nước giảm xuống thì các nhà xuất khẩu này phải dừng ngay việc bán LNG.

Đa số LNG thường thông qua hợp đồng dài hạn để bán cho người mua nước ngoài, cũng có khi các nhà sản xuất của Australia sẽ bán trên thị trường giao ngay. Khi các quốc gia nước ngoài nếu như không đủ khả năng để ký kết hợp đồng dài hạn thì họ sẽ phải mua khí đốt trên thị trường giao ngay.

Thị trường giao ngay là nơi mà người bán và người mua thực hiện giao dịch trực tiếp hàng hóa vật chất, giá có thể được thay đổi liên tục.

Châu Á có thể phải đối mặt với cú sốc mới trên thị trường năng lượng - ảnh 2

Theo Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) cảnh báo, các nhà sản xuất khí đốt thay vì bán ra nước ngoài, hãy giữ lại khí đốt cho các khách hàng ở trong nước.

Tuy vậy, Hiệp hội Khai thác & Sản xuất Dầu mỏ Australia (APPEA), nhóm vận động hành lang khí đốt đã trấn an thị trường rằng, trong quá khứ Australia chưa từng bị thiếu nguồn cung khí đốt trong nước. Bất chấp những cảnh báo của ACCC, Australia vẫn dư sức đáp ứng đầy đủ lượng khí đốt cho năm sau.

Giám đốc của APPEA, ông Damian Dwyer cho biết: “Australia từ trước tới nay luôn luôn có lượng khí đốt dư thừa trong nước. Nguồn cung luôn được cung cấp đầy đủ cho dù là thị trường trong nước hay xuất khẩu ra nước ngoài”.

“Hai thị trường trong nước và xuất khẩu nước ngoài luôn song song và hỗ trợ lẫn nhau. Ngành xuất khẩu khí đốt đã nhận được khoản đầu tư không nhỏ. Nhờ đó mà sản lượng khí đốt nội địa cũng được nâng cao”, ông Dwyer nhận định.

Các quốc gia lớn như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn khi cơ chế an ninh năng lượng được kích hoạt, khiến cho nguồn cung và giá cả sẽ bị thay đổi. Ngay cả những nước mới như Philippines cũng không tránh khỏi áp lực về năng lượng.

Dự theo chỉ số giá Platts JKM, so với trước khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra, thì giá của LNG đã tăng lên khoảng 80%.

Giám đốc định giá khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của S&P Global Market Intelligence, ông Kenneth Foo cho biết: “Không hề có một cuộc giao ngay nào kể từ tháng 4 ở trên bờ đông Australia của 3 cơ sở xuất khẩu khí đốt chính. Chúng ta thấy rằng các hoạt động xuất khẩu dường như đã chững lại”.

Ông Foo chia sẻ: “Nhất là trong tình hình hiện nay, mùa đông sắp tới là thời điểm lượng tiêu thụ khí đốt tăng cao, mất đi các lô hàng giao ngay ở bờ đông Australia sẽ khiến cho tình trạng thiếu hụt nguồn cung LNG trở lên trầm trọng hơn”.

Châu Á có thể phải đối mặt với cú sốc mới trên thị trường năng lượng - ảnh 3

Trên thị trường giao ngay, các nước đang phát triển như Bangladesh hay Pakistan hầu như đã không thể mua nổi LNG, theo ông Sam Reynolds, nhà phân tích Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính.

Mặc dù, đã có nhiều hợp đồng dài hạn được ký với Pakistan, nhưng các nhà sản xuất LNG lại sẵn sàng bồi thường việc hủy hợp đồng và bán năng lượng với giá cao hơn cho các nước châu Âu. “Các quốc gia không được cung cấp đầy đủ Lượng LNG sẽ chịu thiệt hại vì bị mất điện và thiếu hụt nguồn nhiên liệu, khiến cho nền kinh tế trở nên tồi tệ”.

Ông Reynolds cho biết, đối với quốc gia vừa tham gia thị trường nhập khẩu LNG như Philippines, để có thể mua được lô hàng LNG đầu tiên, nước này phải đối mặt với không ít khó khăn. “Nếu như không thể mua được LNG với mức giá cạnh tranh thì các thiết bị đầu cuối và các nhà máy điện sẽ phải đóng cửa”, ông chia sẻ thêm.

Philippines là quốc gia đã phải trải qua nhiều năm khó khăn, sự nỗ phát triển lĩnh vực LNG có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi thất bại lần này, ông  Reynolds chia sẻ.

Tuy nhiên, ngay cả khi các nước như Philippines có thể chịu thiệt thòi vì không có hợp đồng dài hạn, thì nguồn cung LNG hầu như vẫn được đảm bảo khu vực.

Lượng cắt giảm không đáng kể

Ông Reynolds cho biết, tháng 7 đã có 100 lô hàng trong số 300 lô hàng LNG được Canberra xuất khẩu cho thị trường châu Á. Mức mà Australia đề xuất cắt giảm mỗi tháng chỉ khoảng 14 lô hàng LNG.

“Đối với các quốc gia có hợp đồng dài hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc mua từ  70% đến 80% LNG sẽ không bị ảnh hưởng. Và việc cắt giảm trên chỉ thực hiện trên thị trường giao ngay”, ông Reynolds nói.

Tuy vậy, hạn chế của Australia không phải là vấn đề khi thị trường LNG còn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bức thiết hơn. Sự tranh chấp những lô hàng LNG giữa các nước châu Âu và Châu Á-Thái Bình Dương đang là mối nguy lớn cho thị trường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước