meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu rau củ Việt Nam gặp khó vì “Zero Covid” của Trung Quốc

Thứ sáu, 14/10/2022-07:10
Kể từ đầu năm cho đến nay, Trung Quốc liên tục áp dụng chính sách Zero Covid khiến cho việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, điều này khiến cho kim ngạch của toàn ngành trong 9 tháng vừa qua đã giảm xuống đáng kể.  

Xuất khẩu rau quả trong 9 tháng đầu năm đã giảm 12%

Mới đây, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam đã tham gia tọa đàm “Ngành rau, hoa, quả Việt Nam - cơ hội và thách thức sau đại dịch” diễn ra vào ngày 11/10 vừa qua. Tại tọa đàm này, ông Nguyên cho biết, xuất khẩu rau quả Việt trong 9 tháng đầu năm đã đạt hơn 2,4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm khoảng 12%. 

Cụ thể, ông Nguyên dự báo rằng: “Trung bình mỗi tháng ngành hàng xuất khẩu được 200 đến 250 triệu USD. Trong 3 tháng còn lại của năm, nhiều khả năng xuất khẩu chỉ mang về thêm khoảng 700 triệu USD, vì thế cả năm sẽ đạt khoảng 3,1 đến 3,2 tỷ USD”. Dự báo về doanh thu xuất khẩu sụt giảm trong thời gian tới, ông Nguyên cho biết nguyên nhân chủ yếu đến từ Trung Quốc. Đây vốn được biết đến là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với các mặt hàng rau quả của Việt Nam và chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên đến 9 tháng đầu năm nay, lượng nhập khẩu của nước này đã giảm đến 35% khi so sánh với cùng kỳ năm trước, đồng thời kéo kim ngạch toàn ngành cũng đã sụt giảm theo. 


Ông Nguyên cho biết, xuất khẩu rau quả Việt trong 9 tháng đầu năm đã đạt hơn 2,4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm khoảng 12%
Ông Nguyên cho biết, xuất khẩu rau quả Việt trong 9 tháng đầu năm đã đạt hơn 2,4 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm khoảng 12%

Liên quan đến vấn đề này, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam bổ sung: “Kể từ đầu năm cho đến nay, Trung Quốc đã áp dụng chính sách Zero Covid một cách vô cùng nghiêm ngặt. Điển hình như việc kiểm tra Covid-19 trên từng thùng hàng hóa, bao bì và sản phẩm nào có dấu hiệu có virus sẽ tiêu hủy hoặc đóng cửa khẩu. Đồng thời, Trung Quốc còn duy trì các “hàng rào kỹ thuật” nhập khẩu thông qua áp dụng lệnh 248, 249 với nhiều quy định chặt chẽ”.

Đáng chú ý, ông Đỗ Quốc Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) nhận định, rau quả của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 60 quốc gia trên thế giới, thế nhưng chủ yếu tập trung tại một số thị trường lớn như Trung Quốc, EU, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Mỗi năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên mức 3,5 tỷ USD và chiếm chưa đến 1,4% tổng giá trị thị trường nhập khẩu rau quả của cả thế giới. 

Đặc biệt, một trong những hạn chế lớn nhất của việc xuất khẩu rau quả đó là chưa thể đa dạng hóa được thị trường và vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào những thị trường lớn. Một khi thị trường lớn gặp khó khăn, việc xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngay lập tức phải chịu rất nhiều ảnh hưởng.   

Rau quả Việt được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu tại thị trường lớn như Trung Quốc đang sụt giảm mạnh, những doanh nghiệp nông sản trong nước 9 tháng qua đã vô cùng linh hoạt và năng động, thực hiện được đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm. 


Việc có nhiều những sản phẩm nông sản được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU… đã mang đến giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm
Việc có nhiều những sản phẩm nông sản được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU… đã mang đến giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm

Cụ thể, ông Đặng Phúc Nguyên cho biết: “Điểm sáng của ngành rau quả năm nay chính là các doanh nghiệp đã tận dụng tốt được những Hiệp định thương mại tự do như EVFTA nhằm đưa rau quả xuất khẩu tới những thị trường ở trong khối EU. Nhờ đó, hầu hết các thị trường xuất khẩu khác trong cùng thời gian trên đều ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái, điển hình như EU tăng hơn 50%, Mỹ tăng hơn 160%”.

Đồng thời, ông Nguyên cũng khẳng định, việc có nhiều những sản phẩm nông sản được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU… đã mang đến giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm. Đồng thời, điều này cũng giúp khẳng định rằng, các mặt hàng nông sản, rau quả Việt Nam luôn đạt chất lượng cao nên mới có thể xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Xét ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T cũng đưa ra lưu ý rằng, để có thể xuất khẩu rau củ quả sang các thị trường khác, các doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng được nhiều tiêu chí khắt khe. Đồng thời, mỗi thị trường cũng sẽ có những quy định riêng. Cụ thể, ông Tùng lấy dẫn chứng rằng: “Hàng đi được Mỹ chưa chắc đã có thể vào châu Âu, bởi luật chơi của mỗi nơi là khác nhau. Nếu như muốn xuất khẩu nông sản vào bất cứ thị trường nào thì cũng phải hiểu rõ luật chơi của nước sở tại”.

Đồng thời, dẫn chứng cho điều này, đại diện Vina T&T cũng cho biết, nếu như các doanh nghiệp muốn vào Mỹ thì tuyệt đối không được vướng vào 7 hoạt chất cấm về dư lượng. Bên cạnh đó, các nhà máy cũng phải đạt chuẩn ISO HACCP và có mã số nhà máy để được đóng gói cho Mỹ và có cả mã vùng trồng cùng với các tiêu chí khác. Sau khi đáp ứng được những tiêu chí này, trước khi xuất khẩu đối với sản phẩm trái cây tươi phải được chiếu xạ và được cán bộ kiểm dịch của Mỹ tiến hành kiểm tra tại chỗ. Nếu như muốn xuất khẩu đi xa hơn nữa, công nghệ bảo quản cũng phải ở mức cực tốt thì mới có thể bán được hàng…


Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, nhiều loại nông sản Việt Nam thời gian qua cũng đã và đang được mở rộng cửa xuất khẩu chính ngạch sang nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời đây cũng là một điểm tích cực của ngành hàng này. Ảnh minh họa
Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, nhiều loại nông sản Việt Nam thời gian qua cũng đã và đang được mở rộng cửa xuất khẩu chính ngạch sang nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời đây cũng là một điểm tích cực của ngành hàng này. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, nhiều loại nông sản Việt Nam thời gian qua cũng đã và đang được mở rộng cửa xuất khẩu chính ngạch sang nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời đây cũng là một điểm tích cực của ngành hàng này. 

Mới đây nhất, Việt Nam cùng với Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch. Kể từ trung tuần tháng 9 cho đến nay, Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết lượng sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng lên tính theo từng ngày, bên cạnh đó thị trường trong nước cũng trở nên khá sôi động. Giá sầu riêng thời điểm hiện tại đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Giá sầu riêng đang được mua vào mới mức giá 70.000 - 80.000 đồng/kg. Liên quan đến vấn đề này, các doanh nghiệp khẳng định, để có được mức giá trên chủ yếu là nhờ hiệu ứng tích cực từ việc sầu riêng Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, chanh dây cũng là sản phẩm được lựa chọn xuất khẩu thử nghiệm sang Trung Quốc. Trong thời gian qua, Mỹ cũng đã chấp nhận trái bưởi Việt Nam được xuất sang thị trường này.

“Sầu riêng chính ngạch của Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc được vài trăm tấn, được người tiêu dùng nước này đón nhận rất tốt. Trung Quốc mỗi năm chi khoảng 4 tỷ USD để nhập sầu riêng, trong đó có đến  90% nhập từ thị trường Thái Lan, 10% từ Việt Nam và Malaysia. Trái sầu riêng vào được thị trường này kỳ vọng đạt kim ngạch 2 tỷ USD/năm, vượt kim ngạch của thanh long hiện nay đạt 1 tỷ USD/năm”, ông Nguyên cho biết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước