Vốn ngoại trở thành “điểm tựa” mới của thị trường bất động sản khi kênh huy động vốn trong nước “bế tắc”
BÀI LIÊN QUAN
6 tháng đầu năm, bất động sản hút hơn 3 tỷ USD vốn FDIĐà Nẵng chào đón cơ hội thu hút nguồn vốn FDI chất lượngĐề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào khu công nghiệpTrong 6 tháng đầu năm 2022, việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả cùng các gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế, đẩy mạnh việc đầu tư các dự án hạ tầng cơ sở, các biện pháp kích cầu du lịch của Chính phủ đang tạo nên những ảnh hưởng tương đối tích cực đến nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Thị trường bất động sản hút gần 3,2 tỷ USD vốn FDI
Các kết quả thống kê cho thấy, trong bối cảnh các nhà đầu tư trong nước đang chịu nhiều sức ép lớn trước các lệnh siết chặt, dòng vốn khối ngoại vẫn đang đổ rất mạnh về thị trường bất động sản Việt Nam.
Cụ thể, theo báo cáo mới đây của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), trong thời gian 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị đầu tư nước ngoài đã đổ tiền vào 18/21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang đứng thứ hai trong số các ngành kinh tế với tổng số vốn đầu tư đạt trên 3,15 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 22,5% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký.
Bất động sản Việt Nam thu hút thêm dòng vốn FDI “khủng” từ Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nguồn vốn FDI lớn nhất đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tầm ngắm của các doanh nghiệp từ quốc gia này là lĩnh vực chế tạo - sản xuất khi liên tục duy trì được mức tăng trưởng cao. Gần đây, các chủ đầu tư Hàn đã bổ sung thêm danh mục đầu tư là bất động sản với nhiều dự án quy mô, chất lượng sắp được triển khai tại Việt Nam.Long An đón nhận dòng vốn FDI "khủng" với 1.144 dự án
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 24 dự án FDI, với vốn đầu tư cấp mới 243,6 triệu USD. Như vậy đến nay địa phương này đã có 1.144 dự án FDI, tổng vốn 9.803,55 triệu USD.6 tháng đầu năm, bất động sản hút hơn 3 tỷ USD vốn FDI
Theo Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 14,03 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực chế biến, chế tạo chiếm hơn 8 tỷ USD. Đặc biệt, lĩnh vực bất động sản thu hút được 3,15 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ hai.Thị trường BĐS Thái Bình thu hút dòng vốn FDI, cơ hội cho nhà đầu tư đón đầu làn sóng mới
Với chỉ số kinh tế trong năm 2022 đang khởi sắc, nguồn vốn FDI đổ về địa phương cùng với cơ sở hạ tầng được quy hoạch đồng bộ, Thái Bình hiện đã dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khu vực phía Bắc.Tài sản của các tỷ phú vẫn tăng mạnh trong năm 2021, dân số giàu Việt Nam dự tăng 40,8% nhờ nguồn vốn FDI
Theo ghi nhận, TP. Hồ Chí Minh vẫn sẽ chứng kiến sự tập trung của người giàu bởi vì 1/3 dân số siêu giàu sống ở các thành phố, trong khi đó 2/3 còn lại rải rác toàn Việt Nam. Đáng chú ý, trong bối cảnh đại dịch, tổng tài sản của các tỷ phú vẫn tăng đáng kể. Những luận điểm trên cho thấy được tiềm năng của kênh đầu tư giá trị lớn và bất động sản tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều.Bất động sản Việt Nam thu hút dòng vốn FDI “khủng” từ Hàn Quốc
Theo báo cáo mới công bố của Công ty Savills Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản.Những con số đầy tích cực cho thấy, dù nền kinh tế toàn cầu đã bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid - 19, thị trường Việt Nam vẫn tồn tại những điểm sáng và tiếp tục để lại ấn tượng trong mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Điểm đáng chú ý nhất là ngành kinh doanh bất động sản vẫn được tiếp tục đánh giá là điểm đến an toàn, có sức hấp dẫn và tiềm năng sinh lời đối với các đại gia ngoại. Những chính sách nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng chuyển dần từ “may sẵn” sang “may đo”, loại bỏ bớt các dự án có quy mô nhỏ, ít giá trị gia tăng… đang bắt đầu phát huy được tác dụng.
Thực tế, việc thu hút dòng vốn ngoại FDI vào lĩnh vực bất động sản cũng đã và đang được rất nhiều các đơn vị doanh nghiệp hàng đầu trong nước đặc biệt chú trọng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thu hút vốn để tập trung phát triển các loại hình nhà ở giá rẻ, bình dân, đáp ứng được tối đa nhu cầu ở thực của đa số người dân.
Đơn cử, vào thời điểm trung tuần tháng 6/2022, Tập đoàn Vạn An Phát đã có một buổi trao đổi, làm việc với Tập đoàn Asian Green Group, một trong các tập đoàn bất động sản uy tín, quy mô lớn của Malaysia, hướng đến việc hợp tác xây dựng, triển khai hàng loạt những dự án nhà ở xã hội tại địa bàn TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An.
Ông Lê Phạm Khoa, Tổng giám đốc của Vạn An Phát, chia sẻ thông tin công ty đã trực tiếp làm việc và mời được tập đoàn này về Việt Nam để thực hiện đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội, một phân khúc bất động sản mà rất ít doanh nghiệp trong nước quan tâm triển khai khi lợi nhuận thu về quá thấp, thủ tục hành chính kéo dài.
Bước đầu đơn vị đối tác nước ngoài sẽ “rót” ngân sách khoảng 200 triệu USD để xây loại hình nhà ở xã hội, nhà ở bình dân dành cho đối tượng người thu nhập thấp tại Việt Nam mà không đặt nặng về mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, cuộc hợp tác này cũng kỳ vọng sẽ đem về nguồn vốn giá rẻ với mức lãi suất hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người mua nhà.
Hy vọng dành cho các thành phần trên thị trường rất mong manh
Theo đánh giá từ chuyên gia của Savills, một số doanh nghiệp lớn của Mỹ và các nước châu Âu đang đẩy mạnh việc tìm kiếm cơ hội gia nhập vào thị trường Việt Nam, riêng trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hiện nay đang có khá nhiều dự án trung tâm dữ liệu và kho vận với nguồn vốn đầu tư dồi dào, chất lượng cao đang liên tục đổ về.
Ông Đoàn Duy Hưng, Tổng giám đốc Cổng thông tin bất động sản Việt Nam, cũng đã xác nhận rằng từ thời điểm đầu năm đến nay, vốn đầu tư FDI đã tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2021.
Vốn đầu tư nước ngoài FDI luôn là một dòng tiền có vai trò quan trọng, có thể trở thành một phương án hỗ trợ tài chính kịp thời và đắt giá đối với bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó có ngành bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh tín dụng bị siết chặt như hiện nay thì vốn FDI càng có giá trị. Tuy nhiên, theo đánh giá từ các chuyên gia, nguồn vốn này rất khó có thể “gồng gánh” được cho cả thị trường.
Đặc biệt, về dài hạn, vốn đầu tư FDI rất khó có thể trở thành dòng vốn quan trọng, làm nhiệm vụ dẫn dắt thị trường bất động sản bởi lẽ vẫn có một số yếu tố đang là rào cản. Có một thực tế là số lượng dự án đầu tư FDI có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn đến từ Mỹ và châu Âu chỉ chiếm tỷ lệ 5%, còn lại chủ yếu là tập trung ở một số ngành nghề có trình độ công nghệ thấp để từ đó tận dụng tối đa chi phí lao động rẻ, hưởng những chính sách về ưu đãi đầu tư.
Chưa kể, hiện nay khung pháp lý cho việc đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản vẫn còn tồn tại rất nhiều điều bất cập, cần phải sớm được hoàn thiện. Điển hình như trong công tác giải phóng mặt bằng ở các dự án bất động sản vẫn chậm chạp và trình độ kỹ năng, tay nghề của lực lượng lao động trong nước đang còn thấp làm cản trở đến dòng vốn dồi dào từ nước ngoài này.
Đáng chú ý là theo các chuyên gia, có nhiều điều khoản trong Luật Nhà ở, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh Bất động sản hiện nay vẫn chưa được thống nhất, gây ra những vấn đề ách tắc chưa thể tìm được hướng giải quyết triệt để cũng là yếu tố cản trở đến sự phát triển của các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản.
Chính vì vậy, để thị trường địa ốc có thể thực sự phát triển ổn định, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đón sóng FDI, cần có những giải pháp căn cơ, hợp lý hơn trong việc khơi thông dòng vốn tín dụng từ phát hành trái phiếu, thị trường chứng khoán, ngân hàng để các nhà đầu tư có thể chủ động trong nguồn vốn.
Cụ thể, các chuyên gia nhận định rằng, đối với các kênh như tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu có thể thực hiện các biện pháp siết chặt song không nên “bóp nghẹt” theo kiểu đánh đồng tất cả, mà cần tùy từng chủ thể phát hành cho vay, tùy từng phân khúc của thị trường để có sự điều tiết hiệu quả, tránh gây nên sự hoảng loạn.
(Nguồn: Vnbusiness)