Thị trường BĐS Thái Bình thu hút dòng vốn FDI, cơ hội cho nhà đầu tư đón đầu làn sóng mới
Bứt tốc phát triển nền kinh tế địa phương
Nền kinh tế Thái Bình đã có một pha bứt tốc trong năm 2021. Cụ thể, năm 2021 ghi nhận tổng sản phẩm (GRDP) tăng lên 6,68%, đưa Thái Bình lên đứng thứ 14 trên 63 tỉnh, thành cả nước; Tới quý I/2022 tiếp tục tăng lên 7,44%. Tổng doanh thu ngân sách Nhà nước trong năm 2021 đạt mức 22.020 tỷ đồng. Trong đó có 10.534,3 tỷ đồng đến từ nguồn thu nội địa, con số này đã phá kỷ lục 10.000 tỷ đồng.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu ngân sách ước đạt 10.580,3 tỷ đồng, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Thái Bình năm ngoái đạt hơn 95%, xếp thứ 2 cả nước. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022, tỉnh đã đạt 35% kế hoạch đặt ra.
Quy hoạch khu kinh tế Thái Bình trở thành đòn bẩy đưa bất động sản Tiền Hải “cất cánh”
Huyện Tiền Hải sở hữu nhiều điều kiện phát triển thành trung tâm công nghiệp và kinh tế biển của khu kinh tế Thái Bình, trở thành là điểm nóng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư bất động sản.Thái Bình sẽ có thêm 3 khu công nghiệp tổng quy mô hơn 1.300 ha
Mới đây, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình đã ký quyết định thông qua đồ án quy hoạch phân khu hàng loạt dự án khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những khu công nghiệp này sẽ góp phần phần thúc đẩy phát triển của Khu kinh tế Thái Bình trở thành khu kinh tế trọng điểm của cả nước.Đưa bất động sản Thái Bình lên tầm cao mới nhờ đầu tư công
Đón sóng cùng các tỉnh công nghiệp đang rất phát triển như Bắc Ninh, Hải Phòng,... tỉnh Thái Bình đã nỗ lực bứt tốc mạnh mẽ về kinh tế để hướng tới trở thành một thị trường vừa thu hút giới đầu tư địa ốc và cả nguồn vốn FDI lớn.Đáng chú ý, dòng vốn đầu tư ngày càng dồn về thị trường Thái Bình khiến kinh tế địa phương có những bước nhảy vượt bậc. Trong năm 2021, Thái Bình thu hút tổng 89 dự án với tổng số vốn 20.041 tỷ đồng, tăng hơn 4 - 5 lần so với năm 2020.
7 dự án trong số đó có nguồn vốn FDI với tổng vốn đầu tư gần 540 triệu USD, con số này lớn hơn tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả giai đoạn 2016 - 2020 cộng lại. Điều này đã đưa Thái Bình xếp thứ 15/63 tỉnh, thành phố về thu hút nguồn vốn FDI. Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm, đã xuất hiện 33 dự án mới được chấp thuận/điều chỉnh chủ trương đầu tư với tổng số vốn tăng lên 13.822,8 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng gấp 2,6 lần.
Dòng tiền nước ngoài khổng lồ liên tục đổ vào tỉnh đã mang đến triển vọng tăng trưởng tích cực cho nền kinh tế Thái Bình trong dài hạn. Hiện thị trường bất động sản Thái Bình đang tiếp nối đà phát triển của những thủ phủ công nghiệp như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng…
Hạ tầng giao thông là nền tảng phát triển
Cùng với việc phát triển hạ tầng kinh tế thì hạ tầng giao thông của Thái Bình là vấn đề luôn được Nhà nước chú trọng. Tại buổi làm việc với tỉnh Thái Bình vào hồi đầu tháng 5/2022, đại diện Chính phủ nhấn mạnh, tỉnh phải dồn mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, nhất là với những tuyến đường ven biển để xây dựng một không gian phát triển mới, thúc đẩy Khu kinh tế Thái Bình và thu hút đầu tư.
Thực tế bấy lâu nay cho thấy, "đường thông tới đâu, kinh tế sẽ phát triển tới đó". Mỗi tuyến đường có thể đầu tư với vài trăm nghìn tỷ nhưng ngay khi đi vào hoạt động sẽ mang về hàng trăm nghìn tỷ và nhiều giá trị khác nhờ thị trường bất động sản thiết lập mặt bằng giá mới, các nhà đầu tư đưa dòng tiền vào khu vực đó.
Hiện tại, nhiều dự án quy mô lớn được đầu tư tới hàng nghìn tỷ đồng trên địa bàn đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện. Nổi bật phải kể đến là dự án đường bộ ven biển Thái Bình, trong dự án, các công nhân đang tất bật thi công, theo dự kiến sẽ hoàn thiện và đưa vào sử dụng trong quý III/2023. Tuyến đường được đầu tư gần 4.000 tỷ đồng với chiều dài hơn 35,5km, vận tốc 80km/h, bắt đầu từ nút giao Quốc lộ 37 tới huyện Tiền Hải.
Dự án khi hoàn thiện sẽ đóng góp vào hệ thống kết nối từ Khu Kinh tế Thái Bình - cảng Diêm Điền - các cụm công nghiệp huyện Tiền Hải tới các tuyến giao thông trọng điểm thuộc vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Điều này sẽ tạo động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Thái Bình phát triển mạnh mẽ hơn.
Vừa qua, tỉnh đã chi thêm 2.500 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường nối từ trung tâm thành phố Thái Bình tới khu du lịch Cồn Vành. Dự án có chiều dài 16km đi qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải với định hướng thúc đẩy ngành du lịch, nghỉ dưỡng. Như vậy, khi tuyến đường được đưa vào hoạt động, thời gian di chuyển từ thành phố tới Cồn Vành rút ngắn từ 1 tiếng xuống còn 20 phút.
Thị trường bất động sản hưởng lợi lớn
Khi nền kinh tế bứt tốc đã tạo ra bệ đỡ, giao thông hoàn thiện mở đường đưa thị trường bất động sản tỉnh Thái Bình tăng tốc phát triển, sẵn sàng đón nguồn vốn đầu tư đổ về tìm cơ hội mới.
Một trong những điểm đến nổi bật nhất, Tiền Hải được định hướng phát triển để thành trung tâm công nghiệp và du lịch Thái Bình. Tuy nhiên, ghi nhận về giá đất tại Tiền Hải vẫn còn ở mức khá thấp so với những thị trường công nghiệp khác đã phát triển như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…
Qua tác động của hạ tầng, kết hợp với những tiềm lực sẵn có, Tiền Hải trong thời gian này bắt đầu trở thành điểm sáng của khu vực, nhận rất nhiều sự quan tâm và tìm kiếm của giới đầu tư bất động sản. Thị trường BĐS nơi đây bỗng sôi động, náo nhiệt hơn đã khiến mức giá đất cũng tăng đáng kể. Trong khoảng thời gian cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, giá đất tăng giao động từ 15 - 20%.