meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam là điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư BĐS chăm sóc sức khỏe

Thứ ba, 01/11/2022-10:11
Việt Nam ta - nơi có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, được giới chuyên gia dự đoán sẽ trở thành “điểm sáng” phát triển bất động sản (BĐS) chăm sóc sức khỏe nhờ vẻ đẹp tự nhiên, nguồn suối khoáng dồi dào và nhiều bài thuốc thảo dược dân gian cổ truyền.

Theo đánh giá từ Viện Sức khỏe Toàn cầu (GWI), nền kinh tế thế giới đã “chi trả” khoảng 4,4 nghìn tỷ đô la vào năm 2020 cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và ước tính con số này sẽ đạt 7 nghìn tỷ đô la vào năm 2025.

Chỉ riêng giá trị từ xu hướng du lịch sức khỏe (Wellness tourism) toàn cầu đã đạt 617 tỷ USD và 720 tỷ USD lần lượt trong năm 2017 và 2019. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 816,5 tỷ USD trong năm nay và vượt mức 1,127 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng trung bình là 20,9% mỗi năm.

Tiềm năng đến từ thiên nhiên ưu ái

Nhận định về sự hòa nhập của Việt Nam trong xu hướng toàn cầu, tại Hội thảo về BĐS sức khoẻ do The Investor tổ chức vừa qua, chuyên gia tư vấn BĐS Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D của DKRA Việt Nam khẳng định, nước ta được dự đoán sẽ trở thành điểm đến hàng đầu cho mô hình BĐS chăm sóc sức khỏe.

Đánh giá cao những thế mạnh của Việt Nam, ông Hoàng nhận định, “Việt Nam sở hữu bờ biển dài 3.200 km, một trong những bãi biển được coi là đẹp nhất thế giới, khí hậu cận nhiệt đới, nhiều suối khoáng nóng. Trong đó, ngành y học cổ truyền với nguồn thảo dược dồi dào rất thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe, vừa được coi là di sản thế giới, di tích lịch sử vừa mang trong mình tín ngưỡng, văn hóa đa dạng”.

"Ngoài tiềm năng tự nhiên, sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu tại Việt Nam đồng nghĩa với việc chi tiêu nhiều hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe", ông Hoàng chia sẻ thêm.

Du lịch chăm sóc sức khỏe ngày càng được coi là một xu thế phát triển rộng rãi tại nước ta, mở rộng cả về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu. Đồng tình về điều này, ông Hoàng nhìn nhận, “Thời gian qua Việt Nam thường xuyên chào đón nhiều kiều bào về nước làm việc trong các ngành điều trị nha khoa, thẩm mỹ và trị liệu y học cổ truyền kết hợp với ứng dụng công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế."


Tiềm năng đến từ thiên nhiên ưu ái
Tiềm năng đến từ thiên nhiên ưu ái

Đồng tình với quan điểm của ông Hoàng, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch, Việt Nam là nơi có những bãi biển đẹp phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng từ Bắc vào Nam như: Trà Cổ, Hạ Long, Đồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc,...

Ông Tuấn nhấn mạnh thêm: “Ngoài ra, khu vực ven biển có 2.773 hòn đảo lớn nhỏ, với nhiều bãi biển hoang sơ, yên tĩnh và thanh bình, rất thích hợp cho việc chăm sóc sức khỏe và du lịch nghỉ dưỡng”

Ở diễn biến khác, ngành địa chất cả nước cũng đã phát hiện khoảng 400 nguồn nước khoáng nóng trên cả nước, trong đó 287 nguồn đã được nghiên cứu, phân tích và phân thành 11 loại khác nhau. “Việt Nam có nguồn tài nguyên nước khoáng phong phú và đa dạng, có giá trị sử dụng trong y tế, điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe; vừa có tác dụng chữa bệnh và vừa có thể được khai thác để làm nước uống đóng chai”, ông Tuấn cho biết thêm.

Điểm sáng cho mô hình BĐS chăm sóc sức khỏe

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam, BĐS chăm sóc sức khỏe đã có nhiều bước phát triển mới trên cả nước với sự đa dạng, hấp dẫn của nhiều loại hình sản phẩm.

Nổi bật trong số đó là du lịch sức khỏe trên cơ sở khai thác nguồn nước khoáng, nước nóng, bùn khoáng tự nhiên. Nhiều suối nước nóng ở Việt Nam đã được các nhà đầu tư lớn đầu tư và khai thác, có thể kể đến như: khu suối khoáng nóng Quang Hanh, tỉnh Quảng Ninh - nơi có Vịnh Hạ Long do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư; Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ do Tập đoàn YoKo của Nhật Bản đầu tư theo mô hình Onsen của Nhật Bản; và khu du lịch suối khoáng nóng Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang đang được xây dựng.

Một số khu du lịch có dịch vụ tắm bùn, spa, xông hơi, massage như khu du lịch Trăm Trứng (Trạm Trung) tỉnh Khánh Hòa, khu du lịch chữ V tỉnh Hòa Bình, khu du lịch khoáng nóng Sài Gòn - Bình Châu ở tỉnh Vũng Tàu cũng được nhiều du khách tìm đến như một giải pháp “chữa lành” sức khỏe.

Mới đây, loại hình spa với quy trình trị liệu tích hợp giáo dục chăm sóc sức khỏe, tập thể dục, ăn uống và trị liệu xuất hiện tại Việt Nam đã nhận được sự đón nhận tích cực từ du khách và đóng góp một thị phần lớn vào sự phát triển của toàn ngành BĐS nói chung và BĐS nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ nói riêng.


Điểm sáng cho mô hình BĐS chăm sóc sức khỏe
Điểm sáng cho mô hình BĐS chăm sóc sức khỏe

Hiệu quả đạt được, Việt Nam hiện có 38.000 cơ sở lưu trú du lịch với trên 780.000 phòng, trong đó 90% đã hoạt động trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19. Trong tổng số 561 cơ sở lưu trú du lịch 4 năm sao, có 180 khách sạn nghỉ dưỡng đã triển khai các hoạt động spa và các chương trình chăm sóc sức khỏe cho khách của họ, theo thống kê từ cơ quan quản lý du lịch.

Bên cạnh đó, việc khai thác y học cổ truyền vào chăm sóc sức khoẻ cũng dần nhận được sự quan tâm. Sản phẩm đầu tiên là chương trình du lịch châm cứu nâng cao sức khỏe và chữa bệnh của GS Nguyễn Tài Thu, ra mắt từ năm 2006.

Tại khu du lịch chữa bệnh Bảo Long thuộc Tập đoàn Y khoa Bảo Long tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội cũng nhận được phản hồi tích cực khi kết hợp giữa du lịch và khám chữa bệnh, mang đến cho khách hàng tham quan vườn cây thuốc quý hiếm, cơ sở điều chế thuốc với hàng nghìn vị thuốc Đông y cổ truyền.

Ở đây còn cung cấp các dịch vụ “du lịch giảm cân”, phù hợp với địa hình tự nhiên vừa có núi vừa có biển. Khách tham gia sẽ được lên chế độ ăn kiêng bài bản tại resort, được huấn luyện viên hướng dẫn các bài tập thể dục, chạy bộ trên bãi biển, bơi lội, leo núi, massage, ngâm bùn khoáng, tắm thuốc nam hoặc cắm trại,...

Nhận diện những rào cản pháp lý

Hấp dẫn là vậy, song tại hội thảo về BĐS chăm sóc sức khoẻ của The Investor, các chuyên gia cũng chỉ ra một số lý do chính khiến Việt Nam chưa thể thúc đẩy sự phát triển ngành như mong đợi. Cho đến nay, lĩnh vực này vẫn còn là một khái niệm mới và còn “mơ hồ” với nhiều người do thiếu định nghĩa cũng như các tiêu chí, tiêu chuẩn và định hướng phát triển chưa thực sự rõ ràng.

Hạn chế lớn nhất nằm ở các vướng mắc trong chính sách tổng thể về quy hoạch đất đai, ưu đãi đầu tư, thủ tục pháp lý, đăng ký giấy tờ,... Sự phối hợp giữa các ngành du lịch, y tế và thể thao cũng được coi là thách thức lớn nhằm phát triển toàn diện loại hình BĐS chăm sóc sức khỏe.

Vấn đề “khan” vốn cũng khiến nhiều dự án trong lĩnh vực này phải “dậm chân tại chỗ” hoặc hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra, thiếu lực lượng lao động chuyên nghiệp, chuyên môn hoá cao cũng là trở ngại không hề nhỏ. Song song với đó, các chiến dịch tiếp thị và quảng bá cả trong và ngoài nước về loại hình hướng đến lối sống vì sức khoẻ này còn ít và chưa thực sự nổi bật. Điều này đã dẫn đến việc một bộ phận công chúng Việt Nam vẫn còn xa lạ với khái niệm này.

Bàn luận về giải pháp trong hội thảo, chuyên gia tư vấn BĐS Nguyễn Hoàng đã đặt ra 6 giải pháp. Đầu tiên là xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch phù hợp với chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2025 và 2030. 

Thứ hai, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam hay quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bao gồm việc sử dụng đất gắn với du lịch và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đề xuất thứ ba của ông là xây dựng một mạng lưới quốc gia kết nối các lĩnh vực chuyên môn như chăm sóc sức khỏe, thể thao và trải nghiệm văn hóa trong nước với du lịch tổng thể.

Tiếp đến là xây dựng cơ chế giúp nhà đầu tư tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn. Ông Hoàng nói: “Ví dụ, việc cho phép người nước ngoài mua các sản phẩm condotel không chỉ có nghĩa là dòng vốn chảy vào nhiều hơn mà còn thu hút nhiều khách du lịch chăm sóc sức khỏe đến Việt Nam hơn”.

Đề xuất thứ năm và thứ sáu của ông là tăng cường năng lực quản lý quốc gia trong lĩnh vực này và cải thiện các nỗ lực tiếp thị và quảng bá sản phẩm BĐS hướng đến chăm sóc sức khỏe hiệu quả.


Nhận diện những rào cản pháp lý
Nhận diện những rào cản pháp lý

Đối với giải pháp về nguồn vốn, theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV, luật pháp Việt Nam không cho phép người nước ngoài có quyền sử dụng đất, điều này cũng là trở ngại trong tiếp cận nguồn vốn. "Quan điểm của tôi là cân nhắc việc cho phép người nước ngoài mua, sở hữu nhà đất và các loại hình BĐS khác tại Việt Nam như nghỉ dưỡng để có thêm nguồn vốn cho nền kinh tế. Nhưng việc này phải đảm bảo an toàn cũng như lợi ích chung của tất cả mọi người”, ông Lực nhận định.

Ông Lực cũng khuyến cáo các nhà đầu tư vào BĐS, bao gồm cả các dự án dựa trên sức khỏe, không nên dựa nhiều vào các khoản vay ngân hàng, có thể đến từ trái phiếu doanh nghiệp, công ty cổ phần tư nhân và các quỹ đầu tư. Ông cũng khuyến cáo các nhà đầu tư nên quan tâm đến kế hoạch phát triển đồng bộ tại các địa phương và học hỏi kinh nghiệm của các nước đã đạt được thành công trong ứng dụng mô hình này. Đồng thời, chuyên gia đề xuất chính phủ cho phép người nước ngoài sử dụng BĐS nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe làm tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư.

Thanh Thảo
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

22 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

22 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

22 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

22 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước